cyruskute

New Member
Download Tiểu luận Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần và một số giải pháp hoàn thiện quy chế

Download miễn phí Tiểu luận Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần và một số giải pháp hoàn thiện quy chế





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I./ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 2
1. Khái niệm 2
2. Đặc điểm 3
II./ QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 4
1. Khái niệm và đặc điểm 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Đặc điểm 5
2. Cấu trúc vốn trong CTCP 5
2.1 Vốn điều lệ 5
2.2 Vốn vay 7
3. Chủ thể góp vốn 8
4. Tài sản góp vốn 8
5. Chuyển nhượng cổ phần 9
5.1 Chuyển nhượng cổ phần cho người khác 9
5.2 Yêu cầu công ty mua lại cổ phần 10
6. Các trường hợp thay đổi vốn của CTCP 11
6.1 Các trường hợp tăng vốn của công ty 11
6.2 Các trường hợp giảm vốn của công ty 13
7. Cơ chế quản lý, sử dụng vốn 14
IV./ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này”.
Từ quy định trên, ta có thể hiểu khái niệm CTCP một cách khái quát như sau: “CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. CTCP được quyền phát hành chứng khoán và có tư cách pháp nhân”.
2. Đặc điểm
Từ khái niệm đã nêu trên, có thể nhận thấy một vài đặc điểm cơ bản của CTCP dựa vào đó để phân biệt với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh như sau:
Thành viên của công ty: tối thiểu phải có ba thành viên tham gia công ty trong suốt quá trình hoạt động, không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân (trừ trường hợp được quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp).
Vốn điều lệ: vốn điều lệ của công ty được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Pháp luật không quy định mỗi thành viên có thể mua tối đa bao nhiêu cổ phần nhưng các thành viên có thể thoả thuận trong điều lệ công ty giới hạn tối đa số cổ phần mà một thành viên có thể mua nhằm chống lại việc một thành viên nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty.
Chế độ trách nhiệm: có sự tách bạch tài sản của công ty và của cổ đông công ty, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, CTCP chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi tài sản của công ty.
Chuyển nhượng phần vốn góp (cổ phần): phần gốn góp của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cố phiếu. Đây là một loại hàng hóa và cổ đông công ty có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp luật.
Phát hành chứng khoán: CTCP có quyền phát hành chứng khoán ( cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn. Điều này thể hiện lợi thế của CTCP là có khả năng huy động vốn lớn.
Tư cách pháp lý CTCP là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, xuất hiện kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
II./ QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Khái niệm và đặc điểm
1.1 Khái niệm
Vốn:
Trong cơ chế thị trường, để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần có vốn. Vốn có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu của quá trình kinh doanh. Vì vậy, để có thể sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần thiết phải hiểu về vốn và các đặc trưng của vốn
Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế học hiện thì vốn trong kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại quĩ tiền tệ đặc biệt. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố vô cùng quan trong để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp được toàn quyền linh hoạt sử dụng vốn sao cho nó mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần nhận thức đầy đủ đặc trưng chủ yếu của vốn kinh doanh:
Quy chế pháp lý về vốn trong CTCP:
Xét về mặt khách quan, tất cả những quy phạm pháp luật liên quan đến vốn của CTCP đã hình thành một “quy chế pháp lý về vốn trong CTCP”. Do đó có thể định nghĩa: “quy chế pháp lý về vốn trong CTCP” là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình góp vốn, quản lý sử dụng vốn, chuyển nhượng vốn và những vấn đề khác liên quan đến sự thay đổi vốn của CTCP.
Xét theo nghĩa chủ quan, trên cơ sở những quy định của pháp luật, trong quá trình tổ chức, quản lý, điều hành công ty các chủ sở hữu công ty có thể cùng nhau xây dựng một hệ thống quy tắc điều chỉnh quan hệ mang tính chất nội bộ trong quá trình quản lý, sử dụng vốn của công ty. Như vậy, dưới góc độ này, “quy chế pháp lý về vốn trong CTCP” là tổng hợp những quy tắc thể hiện ý chí, quyền tự định đoạt của nhà đầu tư vốn đối với những vấn đề liên quan đến vốn và tài sản của CTCP.
1.2 Đặc điểm
Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể thấy quy chế pháp lý về vốn trong CTCP có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, nó vừa thể hiện ý chí của Nhà nước vừa thể hiện ý chí của nhà đầu tư vốn.
Thứ hai, nó quy định quyền và nghĩa vụ của công ty, của các thành viên công ty đối với vốn và tài sản của công ty.
Thứ ba, nội dung chủ yếu của quy chế pháp lý về vốn trong CTCP được thể hiện chủ yếu và cụ thể trong điều lệ công ty, bao gồm những nội dung cơ bản như: cấu trúc vốn, chủ thể góp vốn, huy động vốn, vấn đề chuyển nhượng cổ phần, các trường hợp tăng, giảm vốn của công ty ...
2. Cấu trúc vốn trong CTCP
Xét về phương diện cấu trúc, vốn của doanh nghiệp nói chung và của CTCP nói riêng được hiểu là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm các bộ phận cấu thành có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nhìn từ góc độ pháp lý, cấu trúc vốn của doanh nghiệp gồm: vốn điều lệ và vốn vay.
2.1 Vốn điều lệ
Theo Khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp, vốn điều lệ  được định nghĩa là “số vốn do các thành viên, cổ đông góp hay cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty”.
Vốn điều lệ của CTCP được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mệnh giá cổ phần do công ty quyết định và được phản ánh trong cổ phiếu. Vốn điều lệ của công ty có thể bao gồm nhiều loại cổ phần với những tính chất pháp lý khác nhau. Cụ thể đó là:
Cổ phần phổ thông: đây là loại cổ phần bắt buộc phải có của CTCP, người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. Cổ đông phổ thông chỉ được trả cổ tức khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Ngoài ra, cổ đông phổ thông có các quyền như: quyền biểu quyết, quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông, được tự do chuyển nhượng cổ phần (trừ trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập)…
Cổ phần ưu đãi: là loại cổ phần có tính chất pháp lý khác biệt so với cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi, được hưởng một số quyền lợi cao hơn quyền lợi của người sở hữu cổ phần phổ thông và phải chịu một số hạn chế khác. Cổ phần ưu đãi có thể được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông nhưng cổ phần phổ thông không thể được chuyển đổi th...
 
Top