Download Tiểu luận Quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt

Download miễn phí Tiểu luận Quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt





Tài chính là một trong những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư. Vì vậy, một trong những hình thức ưu đãi đầu tư hiệu quả chính là ưu đãi về tài chính, cụ thể là các ưu đãi về thuế, ưu đãi về hỗ trợ tín dụng
Điều 33 Luật Đầu tư đã quy định khá nhiều về các ưu đãi về thuế, theo đó hoạt động đầu tư tại các khu kinh tế đặc biệt được hưởng các mức thuế suất ưu đãi đối với cổ tức, thuế nhập khẩu hàng hóa trong những trường hợp nhất định, được miễn thuế thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ
Bên cạnh đó, điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 còn quy định các khu kinh tế đặc biệt, tùy từng đối tượng cụ thể, được ưu đãi áp dụng thuế suất 10% trong mười lăm năm và 20% trong thời gian mười năm và được kéo dài thời gian ưu đãi thuế trong từng trường hợp nhất định.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU
Đầu tư có tầm quan trọng chiến lược trong sự tăng trưởng kinh tế và mang lại những tác động tích cực đến kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Do đó, Việt Nam luôn đặt ra những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nhất là đối với các khu kinh tế đặc biệt.
NỘI DUNG
I. Các khái niệm chung
1. Khái niệm đầu tư
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005 thì: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn vào các loại tài sản hữu hình hay vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
2. Khái niệm ưu đãi đầu tư
Có thể hiêu ưu đãi đầu tư là “Tất cả những quy định do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hay tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào nền kinhh tế, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, của nền kinh tế - xã hội và các nhà đầu tư”.
Đây thực chất là những chính sách ưu đãi đặc biệt mà Nhà nước dành cho các nhà đầu tư nhằm khuyến khích họ bỏ vốn vào những lĩnh vực, địa bàn mà khả năng thu hút đầu tư còn hạn chế qua đó nhằm mục đích phát triển kinh tế và cân bằng sự phát triển kinh tế - xã hội trong những lĩnh vực, địa bàn khác nhau.
3. Khái niệm khu kinh tế đặc biệt
Mặc dù không có một định nghĩa cụ thể nào về khu kinh tế đặc biệt song ta có thể hiểu đó là các khu kinh tế được Nhà nước hỗ trợ đặc biệt về tài chính, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản để tạo môi trường thu hút đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư, đặc biệt là đầu tư lớn của nước ngoài và ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, các địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Khái niệm cụ thể về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được quy định tại khoản 20, 21, 22, 23 Điều 3 Luật đầu tư 2005.
II, Quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt
1, Ưu đãi về thủ tục hành chính
Nguyên tắc áp dụng đối với các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt là nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”, nhằm giải quyết nhanh chóng, giảm thiểu tối đa thời gian và tiền bạc cho các nhà đầu tư.
- Đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định 29/2008/NĐ-CP đã quy định rõ: Ban quản lý khu công nghiệp, khi chế xuất, khu kinh tế “…thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông…”
- Đối với khu công nghệ cao, Điều 6 Quy chế khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP cũng đã quy định rõ: thời gian xem xét, quyết định cho phép hay từ chối đầu tư trong 15 ngày, “đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền, Ban Quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm làm đầu mối giúp các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư theo nguyên tắc một cửa, tại chỗ”.
Những quy định rõ ràng nêu trên góp phần rất lớn trong việc thu hút đầu tư, tránh tình trạng nhà đầu tư không muốn đầu tư vì thủ tục hành chính rườm rà.
2, Ưu đãi về tài chính trong đầu tư tại các khu kinh tế đặc biệt
Tài chính là một trong những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư. Vì vậy, một trong những hình thức ưu đãi đầu tư hiệu quả chính là ưu đãi về tài chính, cụ thể là các ưu đãi về thuế, ưu đãi về hỗ trợ tín dụng…
Điều 33 Luật Đầu tư đã quy định khá nhiều về các ưu đãi về thuế, theo đó hoạt động đầu tư tại các khu kinh tế đặc biệt được hưởng các mức thuế suất ưu đãi đối với cổ tức, thuế nhập khẩu hàng hóa trong những trường hợp nhất định, được miễn thuế thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ…
Bên cạnh đó, điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 còn quy định các khu kinh tế đặc biệt, tùy từng đối tượng cụ thể, được ưu đãi áp dụng thuế suất 10% trong mười lăm năm và 20% trong thời gian mười năm và được kéo dài thời gian ưu đãi thuế trong từng trường hợp nhất định.
Pháp luật còn có quy định ưu đãi đầu tư về các lĩnh vực khác như hỗ trợ vốn đầu tư tín dụng, ưu đãi về chi phí đào tạo nhân lực, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, hỗ trợ tín dụng phát triển hạ tầng (Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg)…
Các ưu đãi về tài chính là biện pháp hữu hiệu trong việc thu hút đầu tư tại các khu kinh tế đặc biệt, tăng cường hoạt động đầu tư, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế tại các khu vực này.
3, Ưu đãi về việc sử dụng đất
Điều 36 Luật đầu tư năm 2005 quy định : “Thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư không quá năm mươi năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, thuê đất không quá bảy mươi năm”. Khoảng thời gian trên là một khoảng thời gian đủ để cho các nhà đầu tư thu hồi vốn và đạt được lợi nhuận. Do đó, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư cũng như tăng tính hấp dẫn, thu hút đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt ở Việt Nam.
Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà đầu tư chấp hành đúng pháp luật về đất đai và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét gia hạn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Nhà đầu tư đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế. (khoản 2 Điều 36 Luật đầu tư 2005 ). Điều 26 Nghị định 108/2006/NĐ- CP đã hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về vấn đề này. Theo đó: “Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hay cho thuê đất có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định này được miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế”.
Điều 13, 14, 15, 16 Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và Nghị định số 121/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 142/2005/NĐ-CP đã quy định khá cụ thể về nguyên tắc miễn, giảm tiền thuê đất; các trường hợp miễn tiền thuê đất; các trường hợp giảm tiền thuê đất và thẩm quyền quyết định miễn giảm tiền thuê đất.
4, Ưu đãi khác
Bên cạnh các ưu đãi về tài chính, chính sách sử dụng đất và thủ tục hành chính thì Nhà nước ta thông qua các quy định của pháp luật còn có nhiều những ưu đãi đầu tư khác mà chúng ta phải kể đến như: ưu đãi về chính sách tiền tệ (khoản 1 Đi...
 
Top