Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp là một ngành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thiên nhiên như đất đai điều kiện khí hậu, môi trường … Đây cũng là lĩnh vực bị bóp méo thương mại nhiều nhất trong thương mại toàn cầu. Do đó, ngày nay, xu thế bảo hộ và trợ cấp nông nghiệp tăng theo trình độ phát triển kinh tế. Điều này đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực như khuyến khích sản xuất trong nước quá mức, tác động tới giá thế giới, làm mất tính cạnh tranh dẫn tới thị trường nông sản thế giới bị bóp méo… Các chuyên gia ước tính trung bình thuế quan về nông sản cao gấp 3 lần những mặt hàng khác. Do yêu cầu cấp thiết cần có một quy định chung cho thị trường nông sản, hiệp định Nông nghiệp của WTO ra đời.
Hiệp định Nông nghiệp WTO (AoA) là một văn bản quan trọng đầy đủ các họat động liên quan tới thương mại nông sản.
Nhiều người đều biết sản xuất và thương mại nông sản tại nhiều nước thành viên của WTO, nhất là các nước phát triển không chi mang tính kinh tế mà còn mang tính chính trị và xã hội. Do đó, các nước này có xu hướng bảo hộ cao cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Hiệp định Nông nghiệp WTO ràng buộc các nước từng bước cam kết cắt giảm bảo hộ và làm cho thương mại nông sản công bằng hơn. Việt Nam là một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới và có tới 70% lực lượng lao động sống bằng nghề nông, vì vậy việc tìm hiểu thấu đáo các nguyên tắc và quy định trong hiệp định Nông nghiệp WTO là hết sức cần thiết để một mặc xúc tiến tốt thương mại nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới và quan trọng hơn là để tránh bị áp đặt những biện pháp hạn chế khả năng tiệp cận thị trường đối với hàng nông sản của ta.



NỘI DUNG
I. Hiệp định Nông nghiệp của GATT/WTO
1. Giới thiệu chung
Hiệp định về Nông nghiệp (Agreement on Agriculture, viết tắt là AoA) là một trong các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995, cũng là ngày mà WTO chính thức đi vào hoạt động. AoA tượng trưng cho sự chấm dứt một thời kỳ mà các chính sách nông nghiệp được xây dựng độc lập với GATT.
Mục tiêu của Hiệp định về Nông nghiệp là tiến hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường sâu rộng. Hiệp định cũng nhằm nâng cao khả năng đoán trước các thay đổi và đảm bảo an ninh lương thực cho các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Mục tiêu trên xuất phát từ việc Nông sản là mặt hàng “nhạy cảm” trong thương mại do thương mại Nông sản đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận đông đảo dân cư vốn có thu nhập thấp ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong hoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy cơ nạn đói rình rập.
Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu trên, Hiệp định có đề cập đến 2 công cụ chủ yếu nhằm cho phép các quốc gia hạn chế thỏa thuận mở cửa thị trường và cắt giảm các hình thức trợ cấp cho hàng Nông sản mà các nước là thành viên WTO đã ký kết, bao gồm:
- Các biện pháp tại cửa khẩu để kiểm soát nhập khẩu nông sản.
- Trợ cấp nông nghiệp (trợ cấp xuất khẩu và các loại trợ cấp trong nước đối với nông nghiệp nhằm ổn định thu nhập và đời sống của người làm nông nghiệp).
Ngoài ra, khi nhắc đến mở cửa thị trường nông sản tức là việc giảm bớt các “rào cản” về vật chất và thủ tục để hàng hóa nước ngoài có thể tiếp cận thị trường nước nhập khẩu một cách thuận lợi. Theo Hiệp định Nông nghiệp, việc mở cửa thị trường nông sản đồng nghĩa với việc: Giảm thuế nhập khẩu (và không được tăng trở lại), giảm và loại bỏ các rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu (như hạn ngạch, quy định giá nhập khẩu tối thiểu, các loại thuế-phí liên quan đến việc nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, các biện pháp mang tính hạn chế khác,…)
Hiệp định cho phép các chính phủ khuyến khích khu vực kinh tế nông thôn, nhưng nên thông qua các chính sách ít làm biến dạng thương mại. Hiệp định còn cho phép có sự linh động trong việc thực thi các cam kết của Hiệp định. Các nước đang phát triển không cần giảm bớt trợ cấp hay cắt giảm thuế quan nhiều như các nước phát triển. Họ cũng có thời gian chuyển tiếp dài hơn để thực hiện các cam kết của mình. Các nước kém phát triển hoàn toàn không phải thực hiện những cam kết giống như của các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định cũng có những điều khoản đặc biệt giải quyết mối quan tâm của các nước phải nhập khẩu lương thực và các nước kém phát triển.
2. Nội dung chính của AoA
2.1 Các khoản mục trong AoA
Hiệp định AoA gồm 13 phần, 21 điều khoản và 5 phụ lục
Phần I: Điều 1: Định nghĩa các thuật ngữ
Điều 2: Diện sản phẩm
Phần II: Điều 3: Xây dựng những nhượng bộ và cam kết
Phần III: Điều 4: Tiếp cận thị trường
Điều 5: Tự vệ đặc biệt
Phần IV: Điều 6: Cam kết về hỗ trợ trong nước
Điều 7: Các nguyên tắc chung về hỗ trợ trong nước
Phần V: Điều 8: Cam kết về cạnh tranh xuất khẩu
Điều 9: Cam kết về trợ cấp xuất khẩu
Điều 10: Ngăn chặn việc trốn tránh các cam kết về trợ cấp xuất khẩu
Điều 11: Các sản phầm cấu thành
Phần VI: Điều 12: Các quy tắc về hạn chế và cấm xuất khẩu
Phần VII: Điều 13: Kiềm chế cần thiết
Phần VIII: Điều 14: Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật
Phần IX: Điều 15: Đối xử đặc biệt và khác biệt
Phần X: Điều 16: Các nước kém phát triển và đang phát triển nhập lương thực chủ yếu
Phần XI: Điều 17: Ủy ban về Nông nghiệp
Điều 18: Rà soát việc thực hiện các cam kết
Điều 19: Tham vấn và giải quyết tranh chấp
Phần XII: Điều 20: Tiếp tục quá trình cải cách
Phần XIII: Điều 21: Điều khoản cuối cùng
Phụ lục
Phụ lục 1: Diện sản phẩm
Phụ lục 2: Hỗ trợ trong nước: cơ sở để miễn trừ cam kết cắt giảm
Phụ lục 3: Hỗ trợ trong nước: cách tình lượng hỗ trợ tính gộp
Phụ lục 4: Hỗ trợ trong nước: tính toán lượng hỗ trợ tương đương
Phụ lục 5: Đối xử đặc biệt theo khoản 2, điều 4
2.2. Nội dung chính
Các quy định và cam kết trong Hiệp định Nông nghiệp được xây dựng xoay quanh ba nhóm vấn đề chính được gọi là ba trụ cột (pillars). Đó là:
- Tiếp cận thị trường: giảm bớt các rào cản thương mại đối với hàn nông sản nhập khẩu
- Trợ cấp nội địa: đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp cho sản xuất trong nước cũng như các chương trình tương tự khác, bao gồm cả các chương trình kích thích tăng giá nông sản do các trang trại bán ra hay các chương trình đảm bảo thu nhập cho người nông dân.
- Trợ cấp xuất khẩu: đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp đối với hàng nông sản xuất khẩu hay những biện pháp tương tự khác khiến cho hàng nông sản xuất khẩu có tính cạnh tranh giả tạo trên thị trường quốc tế.

II. Hiệp định Nông nghiệp về trợ cấp nông sản
1. Đối tượng trợ cấp của Hiệp định Nông nghiệp
Trong WTO, hàng hoá được chia làm hai (02) nhóm chính: nông sản và phi nông sản. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế).
Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;
- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…
Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS gọi là sản phẩm phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp).
Khác biệt trong khái niệm về hàng nông sản giữa WTO và Việt Nam
Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản lại được gộp vào lĩnh vực công nghiệp.
Theo WTO thì nông sản lại bao gồm toàn bộ sản phẩm thuộc Chương 1 đến 24 (trừ cá và sản phẩm từ cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS của Việt Nam và không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp.
2. Tại sao WTO lại phải có một hiệp định riêng về hàng hóa nông sản?
Hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế. Vì vậy, không dễ đạt được thoả thuận về mở cửa thị trường và cắt giảm các hình thức trợ cấp cho loại hàng hoá này.
Vậy tại sao nông sản lại được coi là loại hàng hoá “nhạy cảm” trong thương mại quốc tế?
Có rất nhiều lý do về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khiến chính sách đối với thương mại hàng nông sản trở nên đặc biệt “bảo thủ” so với đối với các loại hàng hoá công nghiệp, trong đó lý do chủ yếu được nêu ra là:
Thứ nhất: Thương mại hàng nông sản đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận dân cư vốn có thu nhập không cao ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển;
Thứ hai: Mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong hoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy cơ nạn đói rình rập.
Thứ ba: Là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, đặc biệt ở các nước đang phát triển, và là lực lượng đáng kể tác động đến sự ổn định chính trị, xã hội của từng quốc gia.
Thứ tư: Các nước muốn thông qua nông nghiệp để bảo vệ những giá trị không đếm được, ví dụ như: bảo vệ môi trường, bảo tồn cộng đồng và cảnh quan nông thôn.
Do vậy, hầu hết các nước dều có khuynh hướng bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp của nước mình bằng cách dựng các hàng rào thuế quan thật cao, đề ra những tiêu chuẩn khắt khe, đồng thời tăng cường trợ cấp cho nông dân trong nước. Vì lẽ đó mà nông sản trở thành loại hàng hóa gặp nhiều trở ngại trong nhất trong thương mại quốc tế và là chủ đề của những cuộc tranh cãi quyết liệt tại các diễn đàn thương mại.
Hiệp định AoA ra đời để cải cách thương mại nông sản và làm cho các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường hơn. Về dài hạn, Hiệp định nhằm nâng cao khả năng dự báo và an ninh cho các quốc gia nhập khẩu cũng như xuất khẩu.
3. Các điều khoản về trợ cấp nông sản trong Hiệp định Nông nghiệp
a. Hỗ trợ trong nước
Hỗ trợ trong nước bao gồm các khoản hỗ trợ và trợ cấp chính phủ cho nông dân. Biện pháp hỗ trợ trong nước bóp méo thương mại do các nước giàu áp dụng tác động tiêu cực đến lợi ích xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển do chúng khuyến khích sản xuất quá mức và làm mất giá nông sản trên thị trường thế giới.
Nhóm trợ cấp trong nước bao gồm:
• Trợ cấp hộp màu xanh lá cây: (trợ cấp được phép) gồm các biện pháp hỗ trợ không hay hầu như không gây bóp méo thương mại nên các nước được phép duy trì không giới hạn. Đặc điểm của các biện pháp hỗ trợ thuộc Hộp Xanh lá cây là do ngân sách chính phủ chi trả và không mang tính chất hỗ trợ giá.
Trợ cấp “Hộp xanh lá cây” bao gồm các biện pháp trợ cấp thuộc một trong 05 nhóm xác định và phải đáp ứng đủ 03 điều kiện cụ thể như dưới đây:
Nhóm 1 - Trợ cấp cho các Dịch vụ chung Ví dụ: Trợ cấp cho nghiên cứu khoa học; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo; khuyến nông, tư vấn; kiểm tra sản phẩm vì mục đích sức khoẻ con người; tiếp thị, thông tin thị trường, tư vấn; kết cấu hạ tầng nông nghiệp (điện, đường, thuỷ lợi…)
Nhóm 2 - Trợ cấp nhằm mục tiêu dự trữ an ninh lương thực quốc gia Khối lượng lương thực dự trữ phải phù hợp với các tiêu chí định trước, việc thu mua để dự trữ và thanh lý khi hết hạn dự trữ phải thực hiện theo giá thị trường.
Nhóm 3 - Trợ cấp lương thực trong nước Tiêu chí để cho hưởng trợ cấp lương thực phải rõ ràng, có liên quan đến mục tiêu dinh dưỡng.
Nhóm 4 - Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai Các khoản chi phí hỗ trợ nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho những vùng bị thiên tai như giống, thuốc BVTV, thuốc thú y, san ủi lại đồng ruộng…
Nhóm 5 - Hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất. Hỗ trợ thu nhập (không được gắn với yêu cầu về sản xuất):
 Hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho nông dân (khi mất mùa hay mất giá);
 Hỗ trợ bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra;
 Hỗ trợ hưu trí cho người sản xuất nông nghiệp;
 Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình chuyển các nguồn lực (đất đai, vật nuôi…) khỏi mục đích sản xuất thương mại;
 Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình trợ cấp đầu tư (đầu tư nhằm khắc phục các bất lợi về cơ cấu);
 Hỗ trợ theo các chương trình môi trường (bù đắp chi phí sản xuất phải tăng thêm hay sản lượng giảm đi do thực hiện các yêu cầu về môi trường);
 Hỗ trợ theo các chương trình trợ giúp vùng (vùng có vị trí hay điều kiện bất lợi).
Các điều kiện sau:
Là các biện pháp không hay rất ít tác động bóp méo thương mại;
Thông qua chương trình do Chính phủ tài trợ (kể cả các khoản đáng ra phải thu nhưng được để lại);
Không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất.
• Trợ cấp hộp màu xanh da trời: gồm các khoản chi trả trực tiếp từ ngân sách nhà nước mà gắn với sản xuất và thuộc các chương trình thu hẹp sản xuất nông nghiệp. Các nước không phải cam kết cắt giảm các biện pháp này.
Những hình thức trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất trong chương trình hạn chế sản xuất nông nghiệp cũng được miễn trừ cam kết cắt giảm với các điều kiện:
 Những trợ cấp dựa trên diện tích hay năng suất cố định.
 Trợ cấp tối đa bằng 85% hay ít hơn mức sản xuất cơ sở
 Trợ cấp trong chăn nuôi dựa trên số đầu con cố định.
Đây là hình thức trợ cấp mà nhiều nước phát triển áp dụng trong chương trình hạn chế bớt sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó tất cả các nước đang phát triển đều không có hình thức trợ cấp này. Vì vậy, mặc nhiên, loại trợ cấp này được xem là dành cho các nước phát triển. Tại vòng đàm phán Doha, các nước cũng đang yêu cầu phải giảm nhiều và tiến đến loại bỏ hình thức trợ cấp này.
• Trợ cấp hộp màu hổ phách: gồm các biện pháp hỗ trợ bị coi là gây bóp méo sản xuất và thương mại, vì thế các nước phải cam kết cắt giảm theo một lộ trình nhất định. Các biện pháp được xếp vào Hộp Hổ phách có thể là hỗ trợ giá, trợ cấp gắn với sản xuất, tức là tất cả biện pháp hỗ trợ trong nước mà không nằm trong Hộp Xanh lá cây và Xanh da trời. Theo qui định của hiệp định nông nghiệp, tổng mức hỗ trợ gộp AMS cho phép đối với nước đang phát triển là 10% giá trị sản lượng của sản phẩm nếu là hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể, và là 10% giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước nếu là hỗ trợ không theo sản phẩm cụ thể.
Trên thực tế, hình thức trợ cấp “hộp hổ phách” thông dụng nhất ở các nước là các chương trình thu mua nông sản của Chính phủ để can thiệp vào thị trường.
Theo quy định tại Hiệp định Nông nghiệp, thành viên WTO vẫn có thể thực hiện các trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” nhưng mức trợ cấp phải đảm bảo 1 trong 2 điều kiện dưới đây:
 Trong mức tối thiểu (mức tối thiểu được tính bằng 5% trị giá sản phẩm hay 5% tổng trị giá sản lượng ngành nông nghiệp đối với nước phát triển và bằng 10% đối với nước đang phát triển);
 Không vượt mức trần cam kết (cam kết giảm tổng trị giá trợ cấp tính gộp – AMS ).
Với những loại trợ cấp “hộp hổ phách”, mặc dù điều kiện áp dụng khó khăn nhưng là những trợ cấp trực tiếp và mang lại nhiều lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp liên quan, vì thế doanh nghiệp cũng cần chú ý để đề xuất các cơ quan liên quan trong điều kiện có thể.
b. Trợ cấp về xuất khẩu

trang trại. Bên cạnh đó với những khoản nợ xấu chính phủ có thể thực hiện khoanh nợ hay xóa nợ. (2) Trợ cấp đầu vào cho người sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp. Chính phủ VN thành lập hệ thống ngân hàng người cùng kiệt nhằm cung cấp vốn ưu đãi cho người cùng kiệt để họ có khả năng phát triển sản xuất. Khi người cùng kiệt gặp khó khăn trong việc thanh toán vốn vay thì Chính phủ có thể cấp bù chênh lệch lãi suất, khoanh nợ, xóa nợ. Hiện nay người cùng kiệt vay từ Ngân hàng phục vụ người cùng kiệt lãi suất là 5,4%/năm cho khu vực vùng núi cao, hải đảo và 6,0%/năm cho các vùng còn lại thấp rất nhiều so với lãi suất vay vốn tại các ngân hàng thương mại. (3) Trợ cấp dành cho sản xuất nhằm khuyến khích các hộ nông dân từ bỏ cây thuốc phiện chuyển sang sản phẩm nông nghiệp khác với các hình thức hỗ trợ giống cây trồng và gia súc.
Ngày 7.11.2006 VN chính thức là thành viên thứ 150 của đại gia đình WTO với xuất phát điểm GDP năm 2005 đạt 52,4 tỷ USD (1% GDP thế giới) và kim ngạch xuất khẩu là 32,4 tỷ USD (0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới). Việc tham gia WTO tạo những cơ hội cho VN thâm nhập thị trường nông sản thế giới với kim ngạch 548 tỷ USD/năm. Song chúng ta cũng sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa 82 triệu dân trong điều kiện cạnh tranh công bằng. Trong lĩnh vực nông nghiệp các cam kết của chính phủ VN khi gia nhập WTO là: Bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản, hỗ trợ nông sản nội địa sẽ chỉ được duy trì ở mức tối đa 10% giá trị sản lượng như các nước đang phát triển khác trong WTO và mức cam kết cắt giảm bình quân đối với sản phẩm nông nghiệp là từ 25,2% xuống còn 21%. Một số sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu được chính phủ VN cam kết cắt giảm thuế biểu hiện trong bảng sau:



Bảng 4: Cam kết cắt giảm thuế một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam
TT Mặt hàng Cam kết với WTO
Thuế suất khi gia nhập (%) Thuế suất cuối cùng(%) Thời hạn thực hiện (năm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19 Thịt bò
Thịt heo
Sữa nguyên liệu
Sữa thành phẩm
Thịt chế biến
Bánh kẹo (thuế suất BQ)
Bia
Rượu
Thuốc lá điếu
Xì gà
Thức ăn gia súc
Bột mì
Cam
Chuối
Đậu các loại
Đường tinh luyện
Hạt điều
Khoai tây
Thịt cừu, dê 20
30
20
30
40
34,4
65
65
150
150
10
20
40
40
30
100
40
20
10 14
15
18
25
22
25,3
35
45-50
135
100
7
15
20
25
20
85
25
10
7 5
-
2
5
5
3-5
5
5-6
3
5
2
3
5
5
3
5
5
5
3
Nguồn:
Những cam kết trên đây thể hiện rõ quyết tâm hội nhập của chính phủ VN song cũng là thách thức, khó khăn rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong nước - nơi là nguồn sống của trên 75% dân số và cũng là nơi tạo việc làm cho khoảng 70% lao động.

KẾT LUẬN
Sự ra đời của Hiệp định Nông nghiệp của WTO - một văn bản quan trọng đầy đủ các họat động liên quan tới thương mại nông sản - đã đưa tới sự cạnh tranh công bằng hơn giữa các quốc gia về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các nước đã có những động thái tích cực trong cam kết về cắt giảm thuế, các hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Nỗ lực của các quốc gia để đi tới việc thực hiện đúng những điều khoản trong Hiệp định đang mở ra những hướng đi lạc quan hơn cho một thị trường nông sản công bằng, minh bạch.
Qua quá trình thực hiện bài tiểu luận về “Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT/WTO về trợ cấp nông sản”, chúng em đã có thêm nhiều những kiến thức, những hiểu biết hữu ích về Hiệp định Nông nghiệp của GATT/WTO. Tuy nhiên, bài tiểu luận này cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để chúng em hoàn thiện hơn nữa bài tiểu luận này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Top