blogbuon_thiu

New Member
Download Tiểu luận Sản xuất và chế biến gạo ở Việt Nam

Download Tiểu luận Sản xuất và chế biến gạo ở Việt Nam miễn phí





 
MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Khái niệm về sản xuất
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất hiện đại
1.1.3. Khái niệm về quản trị sản xuất
1.2. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ SẢN
XUẤT
1.2.1. Cách mạng công nghiệp
1.2.2. Quản trị khoa học
1.2.3. Cách mạng dịch vụ
1.3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.3.1. Sản xuất như là một hệ thống
CHƯƠNG II: SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GẠO VIỆT NAM
2.1. Sản xuất chế biến gạo Vĩnh Long
2.1.1. Đẩy mạnh công nghệ.
2.1.2. Thích ứng linh hoạt
2.1.3. Chiến lược ngành hàng
2.2. Sản xuất và chế biến gạo Việt Nam.
2.2.1. Thực trạng thời kỳ 2005 - 2010
 
2.2.2. Dự báo và giải pháp đến năm 2015
CHƯƠNG III: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
3.1. Nhận thức về “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”
3.2. Những điểm cần lưu ý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam
Kết luận

 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

huấn luyện cẩn thận. Taylor thường xuyên chỉ ra rằng quản trị không quan tâm đến việc đổi mới chức năng của nó. Ông tin rằng quản trị phải chấp nhận việc hoạch định, tổ chức, quản lý và những phương pháp xác định trách nhiệm hơn là để những chức năng quan trọng này cho chính công nhân.
Hệ thống trả thưởng khuyến khích được sử dụng để gia tăng hiệu quả và làm giảm đi trách nhiệm truyền thống của những người quản lý là đôn đốc công nhân.
Henry L.Gantt đã làm việc cùng với Taylor ở nhà máy Midvale, nói chung ông có cùngquan điểm với Taylor, ngoại trừ việc chú ý đến người thực hiện công việc hơn là bản thâncông việc. Ông tỏ ra hiểu biết tâm lý công nhân hơn Taylor và thừa nhận tầm quan trọng của tinh thần và lợi ích của phần thưởng tinh thần đối với việc động viên công nhân.
Frank và Lillian Gilbreth, là nhà thầu thành đạt, người đã quan tâm đến phương pháp làm việc khi mới bắt đầu làm thợ phụ. Sau này ông có nhiều cải tiến trong phương pháp xây và các nghề khác của ngành xây dựng. Ông quan niệm việc lập kế hoạch công tác và huấn luyện cho công nhân những phương pháp làm việc đúng đắn không chỉ nâng cao năng suất, mà còn đảm bảo sức khỏe và an toàn cho công nhân.
Nghiên cứu tác nghiệp: Việc sử dụng một lượng lớn các khí tài quân sự và nhân sựtrong thế chiến thứ II, khiến các nhà cầm quân phải đối phó với những quyết định phức tạp mà trước đây chưa bao giờ họ gặp phải. Các khái niệm về phương pháp tiếp cận toàn hệ thống, các nhóm làm việc đa ngành và việc sử dụng các kỹ thuật toán học phức tạp đã được phát triển để thích nghi với điều kiện phức tạp đó.
Sau chiến tranh, các giáo trình về quản trị tác nghiệp đã được giới thiệu trong cáctrường đại học, các tổ chức tư vấn và nghiên cứu tác nghiệp...mà ngày nay chúng ta được biết như là kỹ thuật định lượng, qui hoạch tuyến tính, PERT/CPhần mềm và các môhình dự báo.
Nghiên cứu tác nghiệp tìm kiếm việc thay thế các quyết định phức tạp bằng một phươngpháp chỉ rõ những khả năng tối ưu thông qua việc phân tích.
1.2.3. Cách mạng dịch vụ
Một trong những sự phát triển khởi đầu trong thời đại của chúng ta là sự nở rộ của dịch vụ trong nền kinh tế Hoa kỳ. Việc thiết lập các tổ chức dịch vụ đã phát triển nhanh chóng sau thế chiến thứ II và vẫn còn tiếp tục mở rộng cho đến nay.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sản xuất và dịch vụ ngày nay:
− Chất lượng, dịch vụ khách hàng và các thách thức về chi phí.
− Sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
− Sự tăng trưởng liên tục của khu vực dịch vụ.
− Sự hiếm hoi của các tài nguyên cho sản xuất.
− Các vấn đề trách nhiệm xã hội.
Ảnh hưởng quan trọng của nhân tố này lên các nhà quản trị tác nghiệp là biên giới mộtquốc gia đã không còn khả năng bảo vệ khỏi việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Cuộc cạnh tranh đang gia tăng và ngày càng trở nên gay gắt hơn. Để thành công trong việc cạnh tranh, các công ty phải hiểu rõ các phản ứng của khách hàng và cải tiến liên tục mục tiêu pháttriển nhanh chóng sản phẩm với sự kết hợp tối ưu chất lượng ngoại hạng, thời gian cung ứngnhanh chóng và đúng lúc, với chi phí và giá cả thấp. Cuộc cạnh tranh này đã chỉ ra rằng, cácnhà quản trị tác nghiệp sử dụng phương pháp sản xuất phức tạp hơn thông qua việc mở rộngmột cách nhanh chóng kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
1.3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.3.1. Sản xuất như là một hệ thống
Russel Ackoff nhà tiên phong trong lý thuyết hệ thống, mô tả hệ thống như sau: Hệ thống là một tổng thể không thể chia nhỏ được mà không làm cho nó mất đi những nét đặc trưng, và vì thế nó phải được nghiên cứu như là một tổng thể.
Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu, nhân sự, tiền vốn,các thiết bị, các thông tin... Những yếu tố đầu vào này được chuyển đổi hình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hay dịch vụ theo mong muốn, mà chúng ta gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả quản lý bởi hệ thống quản lý để nhằm xác định xem nó có thể được chấp nhận hay không về mặt số lượng, chi phí và chất lượng. Nếu kết quả là chấp nhận được, thì không có sự thay đổi nào được yêu cầu trong hệ thống; nếu như kết quả không chấp nhận được, các hoạt động điều chỉnh về mặt quản lý cần thực hiện. Mô hình hệ thống sản xuất:
CHƯƠNG II: SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GẠO VIỆT NAM
2.1. Sản xuất chế biến gạo Vĩnh Long.
2.1.1. Đẩy mạnh công nghệ.
Ngành công nghiệp xay xát chế biến gạo ngành công nghiệp này là một trong những thế mạnh của Vĩnh Long với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15 -18%/năm. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có trên 600 dây chuyền chế biến lúa gạo có khả năng xay xát từ 1,2 - 1,3 triệu tấn/năm, trong đó nhiều dây chuyền được tự động hóa hoàn toàn góp phần nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Long.
Bên cạnh thúc đẩy xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp Vĩnh Long cũng đầu tư, đa dạng sản phẩm gạo chế biến hướng đến thị trường nội địa, tăng năng lực cạnh tranh trên các thị trường.
Đi đầu trong đầu tư đổi mới công nghệ là Công ty cổ phần lương thực - thực phẩm Vĩnh Long. Đến nay, Công ty đã đầu tư 107 tỷ đồng lắp đặt hoàn chỉnh 38 dây chuyền đồng bộ có khả năng sản xuất từ 300.000 - 350.000 tấn/năm, phát triển mạng lưới 8 xí nghiệp trong đó có 3 xí nghiệp lớn có sức kho chứa từ 10.000 tấn trở lên, tổng sức kho chứa trên 80.000 tấn. Năm 2010, Công ty đầu tư thêm 1 xí nghiệp sản xuất chế biến lương thực số 8 công suất từ 70.000 - 80.000 tấn/năm với tổng trị giá 28 tỷ đồng tại tỉnh An Giang. Nhờ mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, Công ty đã từng bước đưa mặt hàng gạo xuất khẩu thâm nhập các thị trường lớn, tỷ lệ gạo cao cấp chiếm tỷ trọng 65-68% trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu.
Theo Sở Công nghiệp Vĩnh Long, trên địa bàn hiện có gần 650 nhà máy, cơ sở xay xát, lau bóng gạo tập trung ở 3 huyện Long Hồ, Trà Ôn và Tam Bình. Trước đây hầu hết các doanh nghi ệp tư nhân chỉ trang bị hệ máy loại từ 8-15 tấn/ca xay xát gạo chủ yếu phục vụ thị trường nội địa nhưng hiện nay, các doanh nghiệp đ ã đầu tư các loại máy 15 tấn/ca, trang bị thêm vào công đoạn cuối dây chuyền các thiết bị tách tấm, đánh bóng và phân loại phục vụ cho việc xuất khẩu gạo.
Bình quân nguồn vốn đầu tư một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ 1,5-1,9 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Cty TNHH Phước Thành 4 tại xã Lộc Hòa (huyện Long Hồ), năm nay DN tiếp tục cải tiến công nghệ, trang bị dây chuyền lau bóng gạo với công suất 8 tấn/giờ nâng cao chất lượng cạnh tranh với gạo ngoại.
Tại chợ gạo Cầu Đôi, một trong những chợ đầu mối thu mua, xay xát gạo trọng điểm của Vĩnh Long và khu vực, các cơ sở xay xát ở đây còn là vệ tinh của các DN cung ứng kịp thời nhu cầu mua, chế biến gạo xuất khẩu.
Sơ đồ về quy trình chế biến gào do Công ty cổ p...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top