Wegland

New Member
Download Tiểu luận Tài nguyên đối với sự phát triển

Download Tiểu luận Tài nguyên đối với sự phát triển miễn phí





Theo thống kê hiện nay tình trạng tàu biển mang cờ Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài đang trong tình trạng báo động đỏ. Cơ quan chuyên môn đánh giá chất lượng tàu biển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - Tổ chức hợp tác kiểm tra Nhà nước tại các cảng biển khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Tokyo MOU) xếp tàu biển Việt Nam vào danh sách TOP 10 cụ thể đứng thứ 9 trong số các quốc gia có tỉ lệ tàu bị lưu giữ cao nhất thế giới. Nguyên nhân chủ yếu khiến tàu Việt Nam bị lưu giữ tại các cảng nước ngoài là do mất an toàn chống cháy, thiếu trang bị phao cứu sinh, an toàn hàng hải hay thậm chí vệ sinh tàu không sạch, để trang thiết bị không đúng nơi quy định
Nhưng không thể không nhắc tới việc trao đổi hàng hóa cũng ngày càng phong phú và nhộn nhịp hơn và tiếp nhận ngày càng nhiều tàu biển của các nước. Ví dụ như : Tổng số lượt tàu các loại đã vào sông Hậu qua luồng Định An tăng khá nhanh, từ 888 lượt năm 2006 lên 7.873 lượt năm 2009. Có được sự tăng trưởng này là do số lượng lượt tàu kéo sà-lan, bắt đầu từ cuối năm 2007, đã tăng lên rất nhanh (0, 542, 2.952, 6.824 lượt). Tuy nhiên trọng tải DWT bình quân mỗi lượt tàu kéo sà-lan sau khi tăng (6.756, 8.288 tấn) đến năm 2008, đã quay trở về mức 4.450 tấn.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nước biển xanh trong và là một dung dịch muối tổng hợp rất tốt cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng, nhiều eo vụng sóng biển yên lặng thuận lợi cho du ngoạn. Vì vậy, các thiên đường nghỉ dưỡng, công viên đại dương… mọc lên khắp các bờ biển của các nước theo nhu cầu nghỉ ngơi ngày tăng của con người. Ví dụ như Montego là 1 trong những thành phố hiện đại nhất vùng Caribbean. Nơi đây, có dãy đá ngầm trải dài bao quanh vùng vịnh, nước trong xanh, quanh cảnh tuyệt diệu.
Hình ảnh: Bờ biển Montego, Jamaica.
2.2. Thực trạng tài nguyên biển tại Việt Nam:
2.2.1. Thực trạng tài nguyên sinh học biển Việt Nam:
Trong vùng biển nước ta, đến nay đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Các loài sinh vật đó thuộc về 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có 3 vùng biển: Móng Cái- Đồ Sơn, Hải Vân- Đại Lãnh và Đại Lãnh- Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng khác. Trong tổng số loài được phát hiện có khoảng 6.000 loài động vật đáy; 2.038 loài cá (trong đó có hơn 100 loài cá kinh tế); 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước.
Được biết, trên diện tích gần 1.200 km2 rạn san hô, có tới hơn 300 loài san hô đá phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam. Sống gắn bó với các hệ sinh thái này là trên 4.000 loài sinh vật sống dưới đáy và cá, trong đó có trên 400 loài cá, rạn san hô cùng nhiều đặc hải sản. 
a) Rừng ngập mặn:
Trước đây rừng ngập mặn nước ta có diện tích khá lớn 400.000 ha, tập trung ở Nam bộ 250.000 ha, nhất là bán đảo Cà Mau, nay diện tích bị thu hẹp chỉ còn khoàng 252.500 ha chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng trồng, rừng cây bụi.
Rừng ngập mặn ở phía Bắc thường cùng kiệt nàn nhưng ở Nam bộ được thừa hưởng nền nhiệt độ cao và những điều kiện thuận lợi khác “đe, hè” chắn sóng, chống lại sự bào mòn của biển đối với lục địa, đồng thời còng là công cụ của đất liền tiến chiếm đại dương.
b, Hải sản:
Theo sự phân bố của các vật thể hữu cơ trong biển thì biển Việt Nam có mật độ cá vào loại trug bình trên thế giới và có đủ các loại hải sản chủ yếu của các biển nhiệt đới khác. Trữ lượng đánh bắt khoảng 3 – 3,5 triệu tấn, có giá trị kinh tế cao nhưng chưa được khai thác đúng mức, chỉ mới đạt 60% mức có thể khai thác được hàng năm.
* Cá biển:
Theo đánh giá sơ bộ có khoảng trên 2000 loài cá trong đó có khoảng trên 100 loài có giá trị kinh tế cao (cá thu, cá trích, ngừ, bạc má,…). Có đủ các loại cá nổi, cá tầng giữa và cá tầng đáy. Nhưng nhiều hơn cả là cá nổi chiếm 63% tổng trữ lượng cá biển. Trữ lượng cá biển nước ta đạt khoảng 3 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm từ 1,2 - 1,4 triệu tấn, trong đó gần 50% sản lượng phân bố ở vùng biển Nam Bộ.
Khả năng khai thác tốt nhất là ở độ sâu : 21 - 50 mét chiếm 58% khả năng khai thác toàn vùng biển. Khu vực có độ sâu từ 51 - 100 mét chiếm 24%. Khu vực ven bờ từ 20 mét nước trở vào chiếm 18%. Mức khai thác hiện nay đối với hải sản biển đã đến giới hạn cho phép, cần có biện pháp hạn chế.
* Giáp xác, nhuyễn thể:
Biển nước ta có 1647 loại giáp xác trong đó có 70 loài tôm, có những loài có giá trị xuất khẩu cao, như tôm he, tôm hùm, tôm sú. Nhuyễn thể có hơn 2.500 loài. Ngoài ra còn nhiều đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp,…
+ Tôm: Tôm là loại đặc sản có tiềm năng khai thác lớn và có giá trị kinh tế cao, là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta hiện nay. Tôm phân bố rộng khắp ở khu vực gần bờ từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Khả năng khai thác tôm biển khá lớn, trong đó trên 70% ở viên biển Nam Bộ.
+ Mực: Khả năng khai thác mực là 30 - 40 ngàn tấn/năm và tập trung nhiều ở vùng biển Trung bộ (45 - 50%). Đây là nguồn tài nguyên có giá trị, mở ra triển vọng lớn cho việc khai thác và chế biến xuất khẩu trong tương lai.
* Rong, tảo biển:
Dọc bở biển nước ta, từ vùng trên triều đến vùng dưới triều đều có những thuận lợi cho đời sống của nhiều loài tảo bám. Đến nay, theo số liệu thống kê (1994 - Nguyễn Văn Tiến) trong vùng nước ven bờ đã phát hiện được 653 loài rong biển, 24 biến loài, 20 dạng, trong đó ở miền Bắc có trên 300 loài, ở miền Nam trên 500 loài. Trong chúng, 90 loài (14%) là những đối tượng kinh tế quan trọng cho các ngành công nghiệp hoá chất dược liệu, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón. Các loài rong câu thường có giá trị bậc nhất. Hiện nay, rong biển được trồng khá nhiều trong các đầm nước lợ.
c, Ngư trường và thực trạng khai thác hải sản:
Các nguồn lợi cá, tôm, mực… tập trung ở những vùng biển nhất định gọi là ngư trường. Nước ta có 15 ngư trường trong đó 12 ngư trường ở ven biển và 2 ngư trường ngoài khơi. Có 4 ngư trường trọng điểm được xác định là : Ngư trường Minh Hải - Kiên Giang; ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận , Bà Rịa - Vũng Tàu; ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa.
Hình ảnh: Ngư trường quần đảo Hoàng Sa.
Việc khai thác hải sản hiện nay tập trung ở các ngư trường lớn, đặc biệt là ngư trường Đông Nam Bộ, thể hiện ở bảng sau:
Vùng
Khả năng khai thác cho phép (nghìn tấn/năm)
Thực trạng khai thác (nghìn tấn/năm)
Vịnh Bắc Bộ
325
114
Ven biển Trung Bộ
240
200
Đông Nam Bộ
490
401
Tây Nam Bộ
250
213
2.2.2. Thực trạng tài nguyên khoáng sản biển Việt Nam:
Trong các vùng biển Việt Nam đã biết khoảng 35 loại hình khoáng sản có quy mô trữ lượng khác nhau từ nhỏ đến lớn.
a, Dầu mỏ và khí đốt.
Nhiều nhà địa chất nước ngoài dựa vào những tài liệu mới mẻ đã mạnh dạn đoán rằng, dầu mỏ của thềm lục địa Đông Nam Á có thể có “tầm cỡ Trung Đông”.
- Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác 4 – 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí đồng hành 250 – 300 tỷ m3. Dầu khí đang có triển vọng lớn với điều kiện khai thác thuận lợi.
- Dầu mỏ ở đây được xác định trong các trầm tích trẻ, chủ yếu thuộc tuổi Miôxen (khoảng 28 triệu năm về trước) và thường nằm ở độ sâu 1000 - 2000m.
- Hiện nay sản lượng dầu khai thác mỗi năm gia tăng từ 0,4 triệu (1986) lên trên 7,0 triệu tấn (1995). Xuất khẩu thô đạt khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
- Theo những tài liệu thống kê hiện nay gần đây (1989) trữ lượng dầu mỏ trên một số vùng được đánh giá vào khoảng 1.500 triệu tấn.
Vùng
Trữ lượng dầu mỏ (triệu tấn)
Vịnh Bắc Bộ
500
Cửu Long
300
Biển Tây Nam Bộ (Vịnh Thái Lan)
300
Các vùng biển khác
400
b, Hoá chất và khoáng sản.
Bờ biển nước ta rất giàu có các chất : thạch anh, cát, sét, cao lanh, đá vôi,… cùng nhiều các hợp chất khác của các nguyên tố hoá học. Đây là nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp quan trọng.
Các vùng bãi biển còn chứa lượng nguyên tố đất hiếm lớn lao. Nguyên tố đất hiếm không giống như một nguyên tố hoá học thông thường như vàng, sắt, ôxy,… mà nó gồm 15 nguyên t
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top