Download Tiểu luận Tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người trong nền kinh tế tri thức, những giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay miễn phí
Mục lục:
Mở đầu
Nội Dung
I. Kinh tế tri thức.
II. Quan điểm của triết học Mac về con người và tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người .
A. Quan điểm của Mác_LêNin về bản chất con người
1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mắt sinh vật với mặt xã hội
2. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội
3. Sự phát triển xã hội loài người trong nền kinh tế tri thức.
B. Tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người.
III. Những giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay.
Kết thúc.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
tiêu tan. Nhiệm vụ gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá mỗi dân tộc trở nên rất nặng nề. Cái chính là phải giáo dục truyền thống, phát huy các giá trị truyền thống, xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, có đủ sức mạnh nội sinh.II. Quan điểm của triết học Mac về con người và tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người :
A. QUAN ĐIỂM CỦA MÁC – LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI :
1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mắt sinh vật với mặt xã hội:
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là sản phẩm của
giới tự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học,
tính loài. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn
tại của con người. Vì vậy, giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”. Con
người là một bộ phận của tự nhiên.
Là động vật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn loài, con người là sản phẩm
của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới tự nhiên. Con người phải tìm
mọi điều kiện cần thiết cho sự tồn tại trong đời sống tự nhiên như thức ăn, nước
uống, hang động để ở. Đó là quá trình con người đấu tranh với thiên nhiên, với
thú dữ để sinh tồn. Trải qua hàng chục vạn năm, con người đã thay đổi từ vượn
thành người, điều đó đã được chứng minh trong các công trình nghiên cứu của
Đácuyn. Các giai đoạn mang tính sinh học mà con người đã trải qua từ sinh
thành, phát triển đến mất đi quy định bản tính sinh học trong đời sống con
người. Như vậy con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong
những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệ
của nó với tự nhiên. Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá trình tâm sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân
con người.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải yếu tố duy nhất
quyết định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người
với thế giới loài vật là mặt xã hội. Trong lịch sử đã có những quan niệm khác
nhau phân biệt con người với loài vật, như con người là động vật sử dụng công
cụ lao động, là “một động vật có tính xã hội”, hay con người là động vật có tư
duy… Những quan niệm này đều phiến diện chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh
nào đó trong bản chất con người mà chưa nêu lên được nguồn gốc bản chất xã
hội ấy.
Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con
người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó, mà
trước hết là vấn đề lao động sản xuất ra của cải vật chất.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu lên vai trò của lao động sản xuất ở con
người: “Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói
chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng việc tự
phân biệt với súc vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy
định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như vậy, con người đã gián
tiếp sản xuất ra đời sống vật chất của mình”.
Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải
biến toàn bộ giới tự nhiên: “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con
người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”.
Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất;
hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con
người. Thông qua hoạt động sản xuất, con người tạo ra của cải vật chất và tinh
thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy;
xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản
chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng
đồng xã hội.
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển
của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau,
nhưng thống nhất với nhau. Hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự
phù hợp cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến
dị, tiến hóa…quy định phương diện sinh học của con người. Hệ thống các quy
luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người
như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã
hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người.
Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động tạo nên thể thống nhất trong đời
sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối quan hệ giữa sinh
học và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học và nhu cầu
xã hội trong đời sống con người như nhu cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu tái sản xuất xã
hội; nhu cầu tình cảm; nhu cầu thẩm mỹ và hưởng các giá trị tinh thần.
Với phương pháp duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa
mặt sinh học với mặt xã hội cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong
mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con
người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật.
Nhu cầu sinh học phải được nhân hóa để mang giá trị văn minh con người, và
đến lượt nó, nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học.
Hai mặt trên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau để tạo thành con người
viết hoa, con người tự nhiên – xã hội.
2. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
những quan hệ xã hội:
Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người
vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự
nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối
quan hệ đó, suy đén cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa
người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và
mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.
Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên
một mệnh đề nổi tiếng Luận cương về Phơbách: “Bản chất con người không
phải một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”.
Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly
mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định,
sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong
điêu kiện lịch sử đó, bằng hoạt động th