Download miễn phí Tiểu luận Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường châu âu (EU)
Mục Lục
Lời mở đầu
Nội Dung
I Khái Quát Về Xuất Khẩu
1. Khái niệm về xuất khẩu
2. Vai trò của xuất khẩu đối nền kinh tế
II Đặc Điểm Thị Trường XK Hàng TCMN Việt Nam sang EU
1. Khái quát tiềm năng thị trường xuất khẩu vào EU.
2. Những thế mạnh của hàng TCMN Việt Nam khi XK vào thị trường EU.
III Những Vấn Đề Và Giải Pháp Phát Triển XK hàng TCMN của Việt Nam sang EU.
1. Những vấn đề cần đặt ra cần khắc phục.
2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả
Kết Luận
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-30-tieu_luan_thi_truong_xuat_khau_hang_thu_cong_my_ng.HWx6BvOxUL.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-47939/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Lời Mở ĐầuTrong những thập kỷ gần đây, mọi hoạt động ngoại thương ở Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, từng bước hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế trên thế giới. Nhờ đường lối đứng đắn của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã có những chính sách mở cưả hợp lý, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho lĩnh vực xuất khẩu ngày càng trở lên sôi động và giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển của đất nước.
Trong quá trình tăng trưởng khối lượng hàng hoá xuất khẩu thì chúng ta không thể không nhắc đến hoạt động hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) - một ngành nghề truyền thống của dân tộc, hiện đang được thị trường thế giới đánh giá rất cao cả về kỹ thuật và mỹ nghệ. Gần đây EU dang nổi lên như một thị trường giàu tiềm năng của hàng (TCMN) Việt Nam.
Sau một quá trình học tập và tìm hiểu, em đã quyết định chọn đề tài tiểu luận: “Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Việt Nam Sang Thị Trường Châu Âu (EU)".
Do bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn nên nội dung bài viết của em còn nhiều thiếu xót, rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô!
Em xin chân thành cảm ơn!
Nội Dung
I Khái Quát Về Xuất Khẩu(XK)
1. Khái niệm xuất khẩu.
Xuất khẩu là cả hệ thống các quan hệ mua bán trong nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài thu ngoại tệ. Qua đó có thể đẩy mạnh hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định nâng cao đời sống nhân dân.
Xuất khẩu là cách thâm nhập thị trường phổ biến nhất mà các doanh nghiệp (DN) trên thế giới áp dụng. Nó có rất nhiều lợi thế với DN và đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế.
Hoạt động xuất khẩu là mũi nhọn quyết định sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nhất là trong xu thế toàn cầu hoá thương mại. Các nước có kim ngạch XK lớn đều là những nước XK vượt trội so với các nước khác thể hiện qua:
-Xuất khẩu làm cho DN giảm bớt sự trì trệ, tăng chức năng động và phản ứng nhạy bén hơn với sự thay đối chiến lược để vượt xa các đối thủ cạnh tranh làm cho nền kinh tế năng động hơn.
-Xuất khẩu làm cho các DN khai thác được các lợi thế và biện pháp khuyến khích xuất khẩu. Điều này làm góp phần tăng thêm cơ cấu kinh tế và công nghệ thúc đẩy sản xuất phát triển.
-Xuất khẩu là cách mở rộng và thúc đẩy kinh tế giữa các quốc gia trên cơ sở các bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, xuất khẩu có tác động tích cực
đến việc giải quyết công ăn việc làm tạo thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân và đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
-Thông qua XK các DN có cơ hội tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng tạo cơ hội cho các DN mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài đồng thời là thách thức của DN. Các DN muốn tồn tại thì phải đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN, DN trong cuộc cạnh tranh này phải tổ chức lại sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.
-Xuất khẩu tăng thu nhập ngoại tệ để tăng nhập khẩu (NK) tạo nguồn vốn chủ yếu cho NK phục vụ công nghiệp hoá đất nước. XK quyết định quy mô và tốc độ phát triển của NK, góp phần phát triển đều và tăng GDP của đất nước.
II Đặc Điểm Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Việt Nam Sang EU.
Khái quát tiềm năng thị trường xuất khẩu vào EU.
Trước năm 1990, hàng TCMN là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược và chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm đầu thập niên 90 tình hình chính trị và kinh tế trên thế giới có nhiều biến động lớn. Tình hình bất ổn định này ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch XK hàng TCMN. Bởi hàng TCMN của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu là xuất khẩu sang các nước XHCN. Chính vì vậy trong giai đoạn 1990-2000 tình hình xuất khẩu hàng TCMN có nhiều thay đổi lớn từ kim ngạch XK cho đến cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường. Cơ cấu thị trường trong giai đoạn này có sự thay đổi hoàn toàn so với trước. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, EU là thị trường có tiềm năng lớn đối với hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam, trong đó tập trung vào một số loại sản phẩm chính là đồ gốm mỹ nghệ, đồ gốm sứ, các mặt hàng may tre đan. Thế mạnh của TCMN Việt Nam là những nét độc đáo của nền kinh tế văn hoá dân tộc nên nhiều khách hàng từ thị trường Châu Âu biết đến và ưa chuộng sản phẩm của chúng ta. Kim ngạch XK mặt hàng TCMN Việt Nam sang EU nhiều năm qua đạt trên 100 triệu USD chiếm tỷ trọng xấp xỉ 50% kim ngạch XK hàng năm về hàng TCMN của cả nứơc. Tuy nhiên, thực tế rất ít cơ sở làm hàng TCMN của nước ta có được những đơn đặt hàng lớn và thường xuyên.
Hiện nay, hàng TCMN sang EU có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là hàng TCMN Trung Quốc đang cạnh tranh gây khó khăn cho việc XK hàng TCMN của ta, nhưng cạnh tranh cũng khiến cho ta trở nên năng động hơn, buộc chúng ta cải tiến mẫu mã, chất lượng và giá cả. Hy vọng rằng những hỗ trợ gần đây từ phía chính phủ sẽ thúc đẩy kim ngạch trong những năm tới, qua đó sẽ đạt được chỉ tiêu cho đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ từ 450 đến 500 triệu USD.
Những thế mạnh của hàng TCMN Việt Nam khi Xuất khẩu vào thị trường EU.
Hàng TCMN hiện nay đang thâm nhập rất tốt ở thị trường EU và có tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Theo một nghiên cứu của Phòng thương mại và công nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham)_riêng sản phẩm gỗ gia dụng của Việt Nam đã đạt được kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm là 50,72%. Nếu trong năm 1996 chỉ đạt 60,5 triệu USD, thì đến năm 2000 đã tăng lên219,3 triệu USD. Tuy nhiên, mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng kim ngạch XK của Vịêt Nam vào EU. Mặc dù, khả năng sản xuất của các DN trong nước còn khá lớn.
Các sản phẩm TCMN chủ yếu của ta xuất sang EU là sản phẩm gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ và các sản phẩm mây tre đan. Kim ngạch XK hàng này tăng lên khá nhanh (21,28%/năm). Thị trường XK hàng TCMN lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức ( 26,4%), tiếp đến là Pháp (14,7%), Hà Lan ( 11,6%), Anh ( 11%), Bỉ ( 10,7%), Italia ( 7,4%) Tây Ban Nha( 6,3%), Thụy Điển (5%), Đan Mạch ( 4.1%), Phần Lan ( 0.8%), Hy Lạp (0,5%) và Bồ Đào Nha (6,4%). Riêng thị trường Lucxembourg, đồ gỗ của Việt Nam vẫn chưa thập nhập vào được.
Các mặt hàng TCMN của ta được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu trong nứơc nên tỷ lệ ngoại tệ thu được từ sản xuất đạt cao, vào khoảng 95-97%. Loại hàng này được sản xuất thủ công là chính khiến cho sản phẩm của ta có sự khác biệt và mang tính đặc thù, không giống so với các sản phẩm của nước khác. Mặt khác, đây là ngành sản xuất tận dụng được nhiều lao động nhàn rỗi mà yêu cầu trình độ không cao lắm. Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công nói chung không lớn. Một số câu trong sản xuất có thể sử dụng thiết bị máy móc giản đơn, thay thế cho lao động thủ công để tăng thêm...