chip_model08
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Thuế giá trị gia tăng khuyến khích đối với việc sản xuất kinh doanh
MỤC LỤC
Lời mở đầu
I. Lý luận chung 1
1. Khái niệm thuế GTGT 1
2. Vai trò của thuế GTGT trong hệ thống thuế nước ta. 1
3. Phạm vi áp dụng thuế GTGT 1
4. Thuế suất thuế GTGT 2
II. Nội dung 3
1. Những ưu điểm chung của thuế GTGT trong việc sản xuấ kinh doanh. 3
2. Khấu trừ thuế- linh hồn của thuế GTGT 4
3. Cơ chế hoàn thuế GTGT góp phần tạo nên hiệu quả sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu. 5
4. Những nhược điểm còn tồn tại của GTGT và những biện pháp khắc phục. 9
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-27-tieu_luan_thue_gia_tri_gia_tang_khuyen_khich_doi_v.G13ssUedu3.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-47508/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ián thu tính trên phần giá trị tăng thêm phát sinh trong mỗi khâu, mỗi công đoạn của quá trình sản xuất, lưu thông, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ.2. Vai trò của thuế GTGT trong hệ thống thuế nước ta
Thuế GTGT là một thứ thuế vừa dễ thu vừa có năng suất thu cao nhất so với các sắc thuế gián thu khác. Chính vì vậy mà hiện nay đã có hơn 120 nước trên khắp các châu lục áp dụng như toàn bộ các nước công nghiệp phát triển Tây Âu, các nước Đông Âu, các nước đang phát triển tại châu Mỹ La tinh, châu Phi, những nước công nghiệp mới châu Á. Đặc biệt thuế GTGT đã được áp dụng ở tất cả các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc, Nga, Bacan, Séc, Việt Nam…
Trong hệ thống thuế tiêu dùng, thuế GTGT được coi là sắc thuế chủ đạo trong việc đảm bảo nguồn thu ổn định và thường xuyên cho ngân sách Nhà nước. Thuế này có đối tượng chịu thuế rộng (bao quát hầu hết tất cả các loại hàng hoá dịch vụ), mức thuế suất tương đối quân bình, tính trên phần giá trị tăng thêm ở tất cả các khâu luân chuyển của hàng hoá dịch vụ nên không trùng lắp, thể hiện tính trung lập kinh tế cao, không làm méo mó các mối quan hệ tổ chức của các hoạt động kinh tế.
3. Phạm vi áp dụng thuế GTGT
Xét theo tiêu thức lãnh thổ, thuế GTGT được thực hiện theo nguyên tắc “điểm đến” - hàng hoá, dịch vụ được “đem đến” tiêu dùng ở đâu thì người tiêu dùng ở đó phải chịu thuế GTGT. Nói cách khác, nếu hàng hoá dịch vụ được sản xuất ở một nơi (xét theo tiêu thức lãnh thổ) nhưng không tiêu dùng ở nơi đó thì nó sẽ không phải chịu thuế GTGT ở nơi sản xuất. Do vậy, tất cả các nước áp dụng thuế GTGT khi xuất khẩu hàng hoá dịch vụ ra nước ngoài không những không đánh thuế GTGT vào hàng xuất khẩu mà còn cho phép khấu trừ (hoàn trả) số thuế GTGT đã chứa đựng trong giá cả hàng hoá, dịch vụ ở những khâu trước đó (nếu có).
Ngược lại, hàng hoá, dịch vụ được sản xuất, cung cấp bởi nước khác nhập khẩu vào nước mình thì phải chịu thuế GTGT ngay ở khâu nhập khẩu. Thông lệ này còn được gọi là tính chất lãnh thổ của thuế GTGT.
Thuế GTGT là loại thuế tính trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình luân chuyển. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, giá tính thuế GTGT là giá cung cấp hàng hoá dịch vụ chưa có thuế GTGT. Trường hợp đối tượng chịu thuế là hàng hoá nhập khẩu thì giá tính thuế là giá dùng để tính thuế nhập khẩu (giá mua hàng hoá tại cửa khẩu) cộng với thuế nhập khẩu. Sở dĩ phải cộng yếu tố thuế nhập khẩu là vì thuế nhập khẩu của bất kì 1 loại hàng hoá nào đó đều có tác dụng như một cái “nệm” cân đối sự chênh lệch giữa giá cả của hàng nội địa cùng loại tuỳ theo quan điểm bảo hộ nặng hay nhẹ của nước nhập khẩu. Nói cách khác, thuế nhập khẩu là một trong những nhân tố tạo mặt bằng khởi điểm về giá khi một hàng hoá nào đó được nhập khẩu vào thị trường nội địa. Do vậy, tính thuế GTGT trên cả yếu tố thuế nhập khẩu không có nghĩa là tính trùng (thuế chồng lên thuế) mà là điều kiện cần và đủ để đảm bảo sự công bằng giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Từ đó sẽ triệt tiêu được hiệu ứng chuộng hàng ngoại nhập do có ưu thế về mặt giá cả tiêu dùng (giá đã có thuế GTGT).
4. Thuế suất thuế GTGT
Về mặt thuế suất, thuế GTGT là loại thuế có ít mức thuế suất so với các loại thuế tiêu dùng khác. Lịch sử áp dụng thuê GTGT trên thế giới cho thấy có thể có 4 mức thuế suất được sử dụng:
- Nhóm thuế suất điều tiết (mức thuế suất cao trên dưới 30%) áp dụng đối với những mặt hàng được coi là xa xỉ phẩm. Về sau nhóm thuế suất này bị bãi bỏ trên hầu hết các nước trên thế giới.
- Nhóm thuế suất thông thường (biến động từ 10% đến 20% tuỳ từng nước). Áp dụng đối với hàng hoá dịch vụ thông thường. Đại đa số các nước đều áp dụng mức thuế suất phổ biến trong khoảng 10% đến 20%.
- Nhóm thuế suất ưu đãi (khoảng 5% đến 7%), thường áp dụng đối với các mặt hàng lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết khác.
- Thuế suất đặc biệt 0% áp dụng với hàng hoá hay dịch vụ xuất khẩu. Mục đích của việc áp dụng thuế suất đặc biệt 0% là để cho các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng quyền khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đã phải nộp ở những khâu sản xuất, lưu thông trước đó tạo điều kiện cạnh tranh về giá của của hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Từ thập kỷ 80%, người ta nhận thấy rằng nếu thuế GTGT càng đơn giản thì càng dễ áp dụng, dễ đạt được các mục tiêu đặt ra. Vì vậy, thuế GTGT một thuế suất trở nên thịnh hành (trừ nhóm thuế suất đặc biệt 0%). Việc áp dụng thuế GTGT với 1 thuế suất thống nhất có cái lợi cơ bản là khắc phục ngay lập tức mọi nguy cơ gian lận, trốn thuế sinh ra từ việc nhập nhằng về thuế suất vì nếu chỉ còn 1 thuế xuất thì không thể còn cơ hội đánh tráo giữa thuế suất cao với thuế suất thấp để gian lận thuế được nữa.
II. Nội dung chính
1. Những ưu điểm chung của thuế GTGT trong việc khuyến khích sản xuất kinh doanh
Sau gần 5 năm thực hiện Luật thuế GTGT, chúng ta có thể khẳng định: Thuế GTGT là 1 loại thuế tiên tiến, mang tính chuyên môn hoá cao. Từ khi Luật thuế được ban hành đã kích thích mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh và đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp, thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất đến tiêu dùng nên loại bỏ triệt để hiện tượng thuế chồng lên thuế và làm cho thuế trở nên hợp lý hơn, giải toả tâm lý ức chế bấy lâu nay của các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các cán bộ hành thu thuận lợi hơn trong vấn đề tuyên truyền, giải thích luật thuế.
Thuế GTGT đánh vào hàng nhập khẩu (điều mà thuế doanh thu không thực hiện được) đã tạo ra 3 khả năng quan trọng: Một là góp phần khuyến khích và bảo hộ hợp lý sản suất nội địa; hai là mở ra cơ hội để giảm thuế nhập khẩu, thúc đẩy tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế với thế giới; ba là góp phần chuyển dịch cơ cấu thuế theo hướng nội địa hoá.
Luật Thuế GTGT được thực hiện đã khuyến khích mạnh mẽ hàng xuất khẩu: với thuế suất 0% cho hàng hoá xuất khẩu, toàn bộ thuế GTGT đầu vào được hoàn trả đơn vị xuất khẩu. Đây là một động lực mạnh mẽ đối với hoạt động xuất khẩu mà không có 1 sắc thuế nào có thể tạo ra. Vì thế năm 1999, năm đầu tiên thực hiện Luật Thuế GTGT, khoảng 1720 tỉ đồng thuế GTGT đã được hoàn trả cho các đơn vị nhập khẩu, góp phần quan trọng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng 23,8%, gấp 4 lần chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Luật Thuế GTGT khuyến khích đầu tư vào tài sản cố định và đổi mới công nghệ nhằm gia tăng chủng loại, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định, thì không thuộc diện chịu thuế GTGT.
Luật Thuế GTGT giúp tăng cường chế dộ hoạch toán tại các ...