ngocdiep160688
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
“Đại Cách mạng Văn hóa” (1966 - 1976) kết thúc, “Bè lũ bốn tên” bị tiêu diệt đã đưa văn học Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng đi vào thời kì nở rộ với sự phát triển tực rỡ, mới lạ cả về nội dung và hình thức. Làm nên diện mạo văn học Trung Quốc đương đại là những nhà văn thuộc “thế hệ thứ 5”, lớp nhà văn xuất hiện và mau chóng trưởng thành sau Đại Cách mạng Văn hóa - với các thay mặt tiêu biểu: Lưu Chấn Vân, Mã Nguyên, Mạc Ngôn, Gia Bình Ao, Trương Khiết, Thẩm Dung, Tông Phác,… Đây là những nhà văn đã phải chịu đựng nhiều đau khổ, mất mát trong những năm “đại động loạn”.
Khác với các lớp nhà văn trước đó, lớp nhà văn thứ năm là những người ưu thời mẫn thế, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và dám đối mặt với hiện thực, họ đã mạnh mẽ đứng lên vạch trần tội lỗi của “bè lũ bốn tên”, vạch trần những tàn dư xấu xa trong xã hội. Lớp nhà văn này đã làm nên nền tiểu thuyết đương đại Trung Quốc với rất nhiều trường phái.
Mở đầu là dòng tiểu thuyết “văn học vết thương” tối cao tính vô nhân đạo của Đại Cách mạng Văn hóa. “Văn học vêt thương” được đánh dấu bằng sự xuất hiện của truyện ngắn “Vết thương” của Tân Hoa. Sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt các tác phẩm viết về những vết thương thể xac s lẫn vết thương tinh thần trong mười năm “động loạn” như: Ôi (Phùng Ký Tài), tui phải làm thế nào (Trần Quốc Khải), Mãi mãi là mùa xuân (Thẩm Dung), … Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ có thể nói là tác phẩm tiêu biểu nhất của dòng “Văn học vết thương”. Tác phẩm là lời tố cáo bọn phản động trong “Đại Cách mạng Văn hóa” đã làm hư hỏng tâm hồn lớp thanh niên và kêu gọi “Hãy cứu lấy những đứa trẻ” bị hại…
Dòng “Vhoc phản tư” cũng xuất hiện gần như đồng thời hay sau một chút so với “văn học vết thương”. Hay nói chính xác hơn, “văn học phản tư” ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển “văn học vết thương”. Nếu như “Văn học vết thương” nặng về phơi bày những đau khổ trong thời động loạn, thì “văn học phản tư” hướng tới việc suy nghĩ, nhìn nhận lại những vấn đề mang tính mang tính lịch sử - xã hội của khuynh hướng “tả khuynh” từ năm 1949 trở lại. Đặc biệt, sau “Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về các vấn đề lịch sử từ ngày dựng nước đến nay” (1981), các nhà văn có thêm cơ sở lí luận để “phản tư” lại những vấn đề “tế nhị” khó nói từ ngày thành lập nước đến giờ như: 1) Nhìn nhận lại các cuộc vận động chính trị và làm gió “tả khuynh” từ 1949 đến nay đã ảnh hưởng xấu đến đời sống và số phận của nhân dân như thế nào; 2) Vạch trần tác hại của tàn dư thế lực phong kiến trong đời sống nhân dân; 3) Phản tư về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, phê phán tệ quan liêu, cửa quyền; 4) Châm biếm, giải phẫu những nhân cách bị bóp méo, những tâm lí văn hóa không lành mạnh và những nhược điểm của “quốc dân tính”… Các tác phẩm tiêu biểu cho dòng tiểu thuyết này là : Câu chuyện bị cắt xén sai ( Như Chí quyền), Cây lục hóa (Trương Hiền Lượng), Hồ Điệp (Vương Mông), Trần Hoán Sinh lên tỉnh (Cao Hiểu Thanh), Truyền kì Thiên Vân (Lễ Ngạn Chu),…
Nhìn chung, nếu so với “văn học vết thương” thì “văn học phản tư” sâu sắc hơn, diện phản ánh rộng hơn (không chỉ phản ánh Đại Cách mạng văn hóa mà các vấn đề của phong trào nhảy vọt, chống phái hữu,…). Những nhà văn thuộc trường phái này phần lớn là những nhà văn bị đấu tố vừa được minh oan, phục hồi danh dự. Họ cố gắng viết để lí giải nguyên nhân gây ra tai họa, kêu gọi mọi người cùng suy ngẫm lại, để bi kịch không tái diễn nữa.
Về mặt nghệ thuật, khác với “văn học vết thương”, “văn học phản tư” đã bắt đầu sử dụng những thủ pháp, kĩ xảo, hình thức của chủ nghĩa hiện đại phương Tây: biến hình, u mua, đặc biệt là thủ pháp “dòng ý thức” để khắc họa nội tâm nhân vật.
Theo đà phát triển của xã hội nói chung và văn học nói riêng, khi đất nước Trung Quốc đi vào khắc phục sản xuất, phát triển kinh tế, các nhà văn đã hướng ngòi bút vào đề tài cải cách, xây dựng đất nước (từ 1978). Tác phẩm đi tiên phong trong đề tài này là Xướng trưởng Kiều nhậm chức của Tưởng Tử Long (1979). Đặc điểm chủ yếu của tiểu thuyết cải cách là: 1) Nhiệt liệt ủng hộ cải cách, hô hào cải cách, cố gắng theo kịp bước chân của thời đại, phản ánh kịp thời tiến trình cải cách; 2) Phản ánh sự thay đổi của xã hội; con người trong cải cách, phản ánh những hi vọng, những thất vọng cùng những vấp váp, bàng hoàng lo ấu của mọi người trong quá trình cải cách; 3) Sáng tạo ra được một số “anh hùng thời đại” trong công cuộc mở đường, cải cách: Trịnh Tử Vân trong Đôi cánh nặng nề; Kiều Quang Phát trong Xưởng Trưởng Kiều nhậm chức,…
Nhìn chung, văn học cải cách có nhiều nhược điểm do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng văn học phục vụ cho mục đích chính trị nên nhân vật thường được lí tưởng hóa, kết cấu trùng lặp,…
Đến năm 1985, trong bối cảnh “cơn sốt văn hóa” lan rộng, văn học Trung Quốc xuất hiện một trào lưu tiểu thuyết mới là “tiểu thuyết tầm căn”. “Tầm căn” nghĩa là tìm về cội nguồn. Nguyên nhân xuất hiện dòng tiểu thuyết này là sự xuất hiện bài viết Gốc rễ của văn học của Hàn Thiếu Công, đăng trên tạp chí Nhà văn tháng 6-1985. Ông cho rằng Gốc rễ của văn học cần ăn sâu vào văn hóa truyền thống và trách nhiệm của nhà văn là phải tạo lại và đánh bóng lại “tự ngà dân tộc”.
Khác với văn học vết thương và “văn học phản tư” , văn học tầm căn chú ý nhiều đến truyền thống văn hóa, đến những trầm tích văn hóa cổ xưa. Văn học tầm căn Trung Quốc gồm hai nhánh chủ yếu: “Tầm căn nguyên thủy” và “tầm căn truyền thống”. Với các tác phẩm tiêu biểu: Ba, ba, ba ởi (Hàn Thiếu Công); Thụ giới (Uông Tăng Kỳ); Tuấn mã đen (Trương Thừa Chí),…
Nhìn chung, tiểu thuyết tầm căn Trung Quốc chịu quan hệ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của Mỹ la tinh. Đặc trưng của loại tiểu thuyết này là sự kết hợp giữa ý thức tầm căn văn hóa với ý thức lo âu dân tộc; thủ pháp nghệ thuật của nó là “biến hiện thực thành ảo giác mà không đánh mất tính chân thực”. Tiểu thuyết tầm căn tuy có khuyết điểm là lí giải nguồn gốc khá cứng nhắc, phi lịch sử, dẫn tới tình trạng có một số nhà văn quá sùng bái cái thô, cái tục, cái cổ, cái man dại; song, tiểu thuyết tầm căn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của tiểu thuyết đương đại Trung Quốc vì: nó nhìn nhận lại văn hóa truyền thống, tìm tòi cách tư duy nghệ thuật tượng trưng, dung nạp phương pháp mới của chủ nghĩa hiện đại, góp phần hình thành nên cục diện đa nguyên của tiểu thuyết Trung Quốc.
Một trong những đỉnh cao của sự phát triển tiểu thuyết đương đại Trung Quốc là sự xuất hiện của “tiểu thuyết tiên phong chủ nghĩa”.
Tiểu thuyết tiên phong có mối liên hệ chặt chẽ với trường phái hiện đại chủ nghĩa của phương Tây (“tiểu thuyết tầm căn” mới chỉ là sự mở rộng một vài thủ pháp của chủ nghĩa hiện thực).
Một trong những đỉnh cao của sự phát triển tiểu thuyết đương đại Trung Quốc là sự xuất hiện của “tiểu thuyết tiên phong chủ nghĩa”.
Tiểu thuyết tiên phong có mối liên hệ chặt chẽ với trường phái hiện đại chủ nghĩa của phương Tây (“Tiểu thuyết tầm căn” mới chỉ là sự mở rộng một vài thủ pháp của chủ nghĩa hiện thực).
Một trong những nhân tố thúc đẩy sự đổi mới và đổi mới mạnh mẽ tiểu thuyết thời kì mở cửa là sự du nhập của các yếu tố “ngoại lai”, văn hóa, triết học, tư tưởng… đã ảnh hưởng đến tư duy của người Trung Quốc. Các nhà văn Trung Quốc lúc này tiếp nhận cả cái hay lẫn cái dở của các trường phái ở phương Tây. Chủ nghĩa hiện sinh của J.Santre; chủ nghĩa sinh mệnh; lý thuyết “Libido” của Freud;…
Chính vì vậy, văn hóa Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng xuất hiện gần như bắt chước toàn diện chủ nghĩa hiện đại phương Tây. Thời kì này xuất xuất hiện rất nhiều tác phẩm của Vương Mông, Lưu Tâm Vũ, Phùng Ký Tài, Tông Phác, Thẩm Dung, Trương Khiết,…
Tiểu thuyết tiên phong có đặc điểm: thay đổi quan niệm về giá trị và cách thể nghiệm thế giới, cảm giác giữa cá nhân và xã hội có cái gì đó không hòa hợp với nhau, do đó dễ nảy sinh cảm giác hoang tưởng, cô độc.
Sự xuất hiện của tiểu thuyết tiên phong có tính hợp lí của nó. Nó thể hiện tính lôgic tất yếu của sự phát triển văn hóa. Tuy nhiên, do khó hiểu, u ám, phi lôgic, … nên đã chìm dần, một số nhà văn đi tiên phong đã chuyển hướng quay về với chủ nghĩa hiện thực.
Tiểu thuyết tân tả thực xuất hiện 1987, thoát thai từ tiểu thuyết hiện thực nhưng có những cách tân mới về cách nhận thức và phản ánh hiện thực so với chủ nghĩa hiện thực truyền thống.
Dòng tiểu thuyết tân tả thực xuất hiện trong bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Trung Quốc đang chuyển biến dữ dội; thêm vào đó là ảnh hưởng của “làn gió độc” của văn hóa phương Tây thổi vào.
Các tác giả “tân tả thực” không ưa chủ nghĩa hình thức, xa rời hiện thực, xa rời độc giả,… của phải tiểu thuyết tiên phong nên muốn “tìm tòi một phương pháp sáng thích hợp hơn với tình hình của Trung Quốc”.
Các thay mặt của tiểu thuyết tân tả thực là các nhà văn trẻ: Trì lợi, Phương Phương, Lưu Chấn Vân, Lưu Hằng,… đã tạo nên một dòng tiểu thuyết có đặc điểm: 1) Chú trọng mô tả nỗi khó khăn sinh tồn của các nhân vật nhỏ bé ở tầng lớp bình dân: Lông gà đầy đất (Lưu Chấn Vân); Nhân sinh phiềnn ão (Trì Lợi)…; 2) Thay đổi cách tự sự truyền thống tức là không tô hồng, không vì mục đích chính trị,…: Lương thực chó đẻ Phục Hy Phục Hy (Lưu Hằng), 3) lấy những con người tầm thường dưới đáy xã hội làm nhân vật trung tâm trong tác phẩm: nhân vật Ân Gia Hậu trong Nhân sinh phiền não của Trì Lợi; Dương Thiên Khoan trong Lương thực chó đẻ của Lưu Hằng;…
Nhìn chung văn học trên, tiểu thuyết đương đại Trung Quốc còn có dòng tiểu thuyết thế hệ mới sinh với các thay mặt như: Chu Văn, Lỗ Dương, Trương Mân, Hàn Đôn,…
Nói tóm lại, tiểu thuyết đương đại Trung Quốc, như chúng ta thấy, đang ngày càng nở rộ sau Đại Cách mạng văn hóa 196. Đổi mới kinh tế, chính trị là tất yếu, và đương nhiên, tất yếu sẽ đưa đến sự đổi mới về văn học, hay nói một cách chính xác hơn, như Lương Khải Siêu đã viết: “Muốn đổi mới một đất nước không thể không đổi mới tiểu thuyết nước ấy. Muốn đổi mới đạo đức phải đổi mới tiểu thuyết, muốn đổi mới tôn giáo phải đổi mới tiểu thuyết, muốn đổi mới chính trị phải đổi mới tiểu thuyết, muốn đổi mới phong tục phải đổi mới tiểu thuyết, muốn đổi mới học thuật phải đổi mới tiểu thuyết, cho đến muốn đổi mới lòng người, nhân cách cũng phải đổi mới tiểu thuyết. Quan niệm trên chứng tỏ rằng, tiểu thuyết đã thực sự đóng vai trò là hạt nhân trong nền văn học Trung Quốc đương đại. Đó cũng chính là một động lực để tiểu thuyết đương đại Trung Quốc phát triển rực rỡ và ngày càng đạt nhiều thành tựu mới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
“Đại Cách mạng Văn hóa” (1966 - 1976) kết thúc, “Bè lũ bốn tên” bị tiêu diệt đã đưa văn học Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng đi vào thời kì nở rộ với sự phát triển tực rỡ, mới lạ cả về nội dung và hình thức. Làm nên diện mạo văn học Trung Quốc đương đại là những nhà văn thuộc “thế hệ thứ 5”, lớp nhà văn xuất hiện và mau chóng trưởng thành sau Đại Cách mạng Văn hóa - với các thay mặt tiêu biểu: Lưu Chấn Vân, Mã Nguyên, Mạc Ngôn, Gia Bình Ao, Trương Khiết, Thẩm Dung, Tông Phác,… Đây là những nhà văn đã phải chịu đựng nhiều đau khổ, mất mát trong những năm “đại động loạn”.
Khác với các lớp nhà văn trước đó, lớp nhà văn thứ năm là những người ưu thời mẫn thế, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và dám đối mặt với hiện thực, họ đã mạnh mẽ đứng lên vạch trần tội lỗi của “bè lũ bốn tên”, vạch trần những tàn dư xấu xa trong xã hội. Lớp nhà văn này đã làm nên nền tiểu thuyết đương đại Trung Quốc với rất nhiều trường phái.
Mở đầu là dòng tiểu thuyết “văn học vết thương” tối cao tính vô nhân đạo của Đại Cách mạng Văn hóa. “Văn học vêt thương” được đánh dấu bằng sự xuất hiện của truyện ngắn “Vết thương” của Tân Hoa. Sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt các tác phẩm viết về những vết thương thể xac s lẫn vết thương tinh thần trong mười năm “động loạn” như: Ôi (Phùng Ký Tài), tui phải làm thế nào (Trần Quốc Khải), Mãi mãi là mùa xuân (Thẩm Dung), … Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ có thể nói là tác phẩm tiêu biểu nhất của dòng “Văn học vết thương”. Tác phẩm là lời tố cáo bọn phản động trong “Đại Cách mạng Văn hóa” đã làm hư hỏng tâm hồn lớp thanh niên và kêu gọi “Hãy cứu lấy những đứa trẻ” bị hại…
Dòng “Vhoc phản tư” cũng xuất hiện gần như đồng thời hay sau một chút so với “văn học vết thương”. Hay nói chính xác hơn, “văn học phản tư” ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển “văn học vết thương”. Nếu như “Văn học vết thương” nặng về phơi bày những đau khổ trong thời động loạn, thì “văn học phản tư” hướng tới việc suy nghĩ, nhìn nhận lại những vấn đề mang tính mang tính lịch sử - xã hội của khuynh hướng “tả khuynh” từ năm 1949 trở lại. Đặc biệt, sau “Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về các vấn đề lịch sử từ ngày dựng nước đến nay” (1981), các nhà văn có thêm cơ sở lí luận để “phản tư” lại những vấn đề “tế nhị” khó nói từ ngày thành lập nước đến giờ như: 1) Nhìn nhận lại các cuộc vận động chính trị và làm gió “tả khuynh” từ 1949 đến nay đã ảnh hưởng xấu đến đời sống và số phận của nhân dân như thế nào; 2) Vạch trần tác hại của tàn dư thế lực phong kiến trong đời sống nhân dân; 3) Phản tư về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, phê phán tệ quan liêu, cửa quyền; 4) Châm biếm, giải phẫu những nhân cách bị bóp méo, những tâm lí văn hóa không lành mạnh và những nhược điểm của “quốc dân tính”… Các tác phẩm tiêu biểu cho dòng tiểu thuyết này là : Câu chuyện bị cắt xén sai ( Như Chí quyền), Cây lục hóa (Trương Hiền Lượng), Hồ Điệp (Vương Mông), Trần Hoán Sinh lên tỉnh (Cao Hiểu Thanh), Truyền kì Thiên Vân (Lễ Ngạn Chu),…
Nhìn chung, nếu so với “văn học vết thương” thì “văn học phản tư” sâu sắc hơn, diện phản ánh rộng hơn (không chỉ phản ánh Đại Cách mạng văn hóa mà các vấn đề của phong trào nhảy vọt, chống phái hữu,…). Những nhà văn thuộc trường phái này phần lớn là những nhà văn bị đấu tố vừa được minh oan, phục hồi danh dự. Họ cố gắng viết để lí giải nguyên nhân gây ra tai họa, kêu gọi mọi người cùng suy ngẫm lại, để bi kịch không tái diễn nữa.
Về mặt nghệ thuật, khác với “văn học vết thương”, “văn học phản tư” đã bắt đầu sử dụng những thủ pháp, kĩ xảo, hình thức của chủ nghĩa hiện đại phương Tây: biến hình, u mua, đặc biệt là thủ pháp “dòng ý thức” để khắc họa nội tâm nhân vật.
Theo đà phát triển của xã hội nói chung và văn học nói riêng, khi đất nước Trung Quốc đi vào khắc phục sản xuất, phát triển kinh tế, các nhà văn đã hướng ngòi bút vào đề tài cải cách, xây dựng đất nước (từ 1978). Tác phẩm đi tiên phong trong đề tài này là Xướng trưởng Kiều nhậm chức của Tưởng Tử Long (1979). Đặc điểm chủ yếu của tiểu thuyết cải cách là: 1) Nhiệt liệt ủng hộ cải cách, hô hào cải cách, cố gắng theo kịp bước chân của thời đại, phản ánh kịp thời tiến trình cải cách; 2) Phản ánh sự thay đổi của xã hội; con người trong cải cách, phản ánh những hi vọng, những thất vọng cùng những vấp váp, bàng hoàng lo ấu của mọi người trong quá trình cải cách; 3) Sáng tạo ra được một số “anh hùng thời đại” trong công cuộc mở đường, cải cách: Trịnh Tử Vân trong Đôi cánh nặng nề; Kiều Quang Phát trong Xưởng Trưởng Kiều nhậm chức,…
Nhìn chung, văn học cải cách có nhiều nhược điểm do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng văn học phục vụ cho mục đích chính trị nên nhân vật thường được lí tưởng hóa, kết cấu trùng lặp,…
Đến năm 1985, trong bối cảnh “cơn sốt văn hóa” lan rộng, văn học Trung Quốc xuất hiện một trào lưu tiểu thuyết mới là “tiểu thuyết tầm căn”. “Tầm căn” nghĩa là tìm về cội nguồn. Nguyên nhân xuất hiện dòng tiểu thuyết này là sự xuất hiện bài viết Gốc rễ của văn học của Hàn Thiếu Công, đăng trên tạp chí Nhà văn tháng 6-1985. Ông cho rằng Gốc rễ của văn học cần ăn sâu vào văn hóa truyền thống và trách nhiệm của nhà văn là phải tạo lại và đánh bóng lại “tự ngà dân tộc”.
Khác với văn học vết thương và “văn học phản tư” , văn học tầm căn chú ý nhiều đến truyền thống văn hóa, đến những trầm tích văn hóa cổ xưa. Văn học tầm căn Trung Quốc gồm hai nhánh chủ yếu: “Tầm căn nguyên thủy” và “tầm căn truyền thống”. Với các tác phẩm tiêu biểu: Ba, ba, ba ởi (Hàn Thiếu Công); Thụ giới (Uông Tăng Kỳ); Tuấn mã đen (Trương Thừa Chí),…
Nhìn chung, tiểu thuyết tầm căn Trung Quốc chịu quan hệ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của Mỹ la tinh. Đặc trưng của loại tiểu thuyết này là sự kết hợp giữa ý thức tầm căn văn hóa với ý thức lo âu dân tộc; thủ pháp nghệ thuật của nó là “biến hiện thực thành ảo giác mà không đánh mất tính chân thực”. Tiểu thuyết tầm căn tuy có khuyết điểm là lí giải nguồn gốc khá cứng nhắc, phi lịch sử, dẫn tới tình trạng có một số nhà văn quá sùng bái cái thô, cái tục, cái cổ, cái man dại; song, tiểu thuyết tầm căn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của tiểu thuyết đương đại Trung Quốc vì: nó nhìn nhận lại văn hóa truyền thống, tìm tòi cách tư duy nghệ thuật tượng trưng, dung nạp phương pháp mới của chủ nghĩa hiện đại, góp phần hình thành nên cục diện đa nguyên của tiểu thuyết Trung Quốc.
Một trong những đỉnh cao của sự phát triển tiểu thuyết đương đại Trung Quốc là sự xuất hiện của “tiểu thuyết tiên phong chủ nghĩa”.
Tiểu thuyết tiên phong có mối liên hệ chặt chẽ với trường phái hiện đại chủ nghĩa của phương Tây (“tiểu thuyết tầm căn” mới chỉ là sự mở rộng một vài thủ pháp của chủ nghĩa hiện thực).
Một trong những đỉnh cao của sự phát triển tiểu thuyết đương đại Trung Quốc là sự xuất hiện của “tiểu thuyết tiên phong chủ nghĩa”.
Tiểu thuyết tiên phong có mối liên hệ chặt chẽ với trường phái hiện đại chủ nghĩa của phương Tây (“Tiểu thuyết tầm căn” mới chỉ là sự mở rộng một vài thủ pháp của chủ nghĩa hiện thực).
Một trong những nhân tố thúc đẩy sự đổi mới và đổi mới mạnh mẽ tiểu thuyết thời kì mở cửa là sự du nhập của các yếu tố “ngoại lai”, văn hóa, triết học, tư tưởng… đã ảnh hưởng đến tư duy của người Trung Quốc. Các nhà văn Trung Quốc lúc này tiếp nhận cả cái hay lẫn cái dở của các trường phái ở phương Tây. Chủ nghĩa hiện sinh của J.Santre; chủ nghĩa sinh mệnh; lý thuyết “Libido” của Freud;…
Chính vì vậy, văn hóa Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng xuất hiện gần như bắt chước toàn diện chủ nghĩa hiện đại phương Tây. Thời kì này xuất xuất hiện rất nhiều tác phẩm của Vương Mông, Lưu Tâm Vũ, Phùng Ký Tài, Tông Phác, Thẩm Dung, Trương Khiết,…
Tiểu thuyết tiên phong có đặc điểm: thay đổi quan niệm về giá trị và cách thể nghiệm thế giới, cảm giác giữa cá nhân và xã hội có cái gì đó không hòa hợp với nhau, do đó dễ nảy sinh cảm giác hoang tưởng, cô độc.
Sự xuất hiện của tiểu thuyết tiên phong có tính hợp lí của nó. Nó thể hiện tính lôgic tất yếu của sự phát triển văn hóa. Tuy nhiên, do khó hiểu, u ám, phi lôgic, … nên đã chìm dần, một số nhà văn đi tiên phong đã chuyển hướng quay về với chủ nghĩa hiện thực.
Tiểu thuyết tân tả thực xuất hiện 1987, thoát thai từ tiểu thuyết hiện thực nhưng có những cách tân mới về cách nhận thức và phản ánh hiện thực so với chủ nghĩa hiện thực truyền thống.
Dòng tiểu thuyết tân tả thực xuất hiện trong bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Trung Quốc đang chuyển biến dữ dội; thêm vào đó là ảnh hưởng của “làn gió độc” của văn hóa phương Tây thổi vào.
Các tác giả “tân tả thực” không ưa chủ nghĩa hình thức, xa rời hiện thực, xa rời độc giả,… của phải tiểu thuyết tiên phong nên muốn “tìm tòi một phương pháp sáng thích hợp hơn với tình hình của Trung Quốc”.
Các thay mặt của tiểu thuyết tân tả thực là các nhà văn trẻ: Trì lợi, Phương Phương, Lưu Chấn Vân, Lưu Hằng,… đã tạo nên một dòng tiểu thuyết có đặc điểm: 1) Chú trọng mô tả nỗi khó khăn sinh tồn của các nhân vật nhỏ bé ở tầng lớp bình dân: Lông gà đầy đất (Lưu Chấn Vân); Nhân sinh phiềnn ão (Trì Lợi)…; 2) Thay đổi cách tự sự truyền thống tức là không tô hồng, không vì mục đích chính trị,…: Lương thực chó đẻ Phục Hy Phục Hy (Lưu Hằng), 3) lấy những con người tầm thường dưới đáy xã hội làm nhân vật trung tâm trong tác phẩm: nhân vật Ân Gia Hậu trong Nhân sinh phiền não của Trì Lợi; Dương Thiên Khoan trong Lương thực chó đẻ của Lưu Hằng;…
Nhìn chung văn học trên, tiểu thuyết đương đại Trung Quốc còn có dòng tiểu thuyết thế hệ mới sinh với các thay mặt như: Chu Văn, Lỗ Dương, Trương Mân, Hàn Đôn,…
Nói tóm lại, tiểu thuyết đương đại Trung Quốc, như chúng ta thấy, đang ngày càng nở rộ sau Đại Cách mạng văn hóa 196. Đổi mới kinh tế, chính trị là tất yếu, và đương nhiên, tất yếu sẽ đưa đến sự đổi mới về văn học, hay nói một cách chính xác hơn, như Lương Khải Siêu đã viết: “Muốn đổi mới một đất nước không thể không đổi mới tiểu thuyết nước ấy. Muốn đổi mới đạo đức phải đổi mới tiểu thuyết, muốn đổi mới tôn giáo phải đổi mới tiểu thuyết, muốn đổi mới chính trị phải đổi mới tiểu thuyết, muốn đổi mới phong tục phải đổi mới tiểu thuyết, muốn đổi mới học thuật phải đổi mới tiểu thuyết, cho đến muốn đổi mới lòng người, nhân cách cũng phải đổi mới tiểu thuyết. Quan niệm trên chứng tỏ rằng, tiểu thuyết đã thực sự đóng vai trò là hạt nhân trong nền văn học Trung Quốc đương đại. Đó cũng chính là một động lực để tiểu thuyết đương đại Trung Quốc phát triển rực rỡ và ngày càng đạt nhiều thành tựu mới.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: