Download Tiểu luận Tìm hiểu thái độ học tập môn giáo dục học của sinh viên năm thứ hai khoa Hoá Trường Đại học sư phạm Huế

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu thái độ học tập môn giáo dục học của sinh viên năm thứ hai khoa Hoá Trường Đại học sư phạm Huế





Trường ĐHSP Huế được thành lập năm 1957, tiền thân Trường CĐSP Huế. ĐHSP Huế bắt đầu đào tạo sinh viên hệ Đại học từ năm 1958 – 1959. Bước vào cuối thế kỷ XX – theo nghị quyết 30/CP của chính phủ quyết định sáp nhập Trường ĐHSP Huế với 5 trường Đại học khác là: ĐH Khoa học Huế, ĐH Kinh tế Huế, ĐH Nông Lâm Huế, ĐH Ngoại ngữ và ĐH Nghệ thuật Huế (nay là Học viện âm nhạc) thành Đại học Huế. Từ đó ĐHSP Huế hoạt động và phát triển dưới sự chỉ đạo của Đại học Huế.
Khoa Hoá là một trong những khoa của trường đại học sư phạm Huế, với đội ngũ giảng viên đông đảo, mỗi người phụ trách về một học phần, nội dung cụ thể theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo khoa.
Năm hai khoa Hoá có hai lớp: Hoá 2A và Hoá 2B. Lớp Hoá 2A có 57 sinh viên, 13 nam và 44 nữ, lớp Hoá 2B có 56 sinh viên trong đó 14 nam và 42 nữ. Tổng cộng số sinh viên năm hai của khoa Hoá là 113, tuy nhiên phạm vi đề tài chỉ giới hạn 100 sinh viên.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

nh, GS Hoàng Đức Nhuận và GS Lê Đức Phúc đã nêu ra các chỉ số:
Chú ý
Hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập
Hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
Đọc thêm và làm các bài tập khác
Vận dụng hay chuyển tải những gì đã học vào thực tế
Hình thành và phát triển các quan hệ với thầy, cô, bạn bè nhằm mục đích giúp đỡ bản thân học tập tốt hơn
Chất lượng sản phẩm, kết quả học tập
Theo các nhà tâm lý học đã đưa ra dấu hiệu thái độ độc lập trong học tập:
Tự đặt vấn đề
Tự giải quyết vấn đề theo nhiều chiều, nhiều phương khác nhau
Có ý chí theo đuổi mục đích đến cùng
Tự đánh giá kết quả tìm được
Cần có thái độ đúng với việc sử dụng các phương tiện; thư viện, phòng thí nghiệm bộ môn
1.4. Đặc điểm của môn Giáo dục học
1.4.1. Vị trí, vai trò của môn GDH trong quá trình đào tạo ở nhà trường sư phạm
Giáo dục học là bộ môn khoa học có tầm quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt đối với việc đào tạo nghề nghiệp cho người giáo viên tương lai - những nhà sư phạm sẽ góp phần đào tạo nên những con người có ích cho xã hội.
Cùng với tâm lý học (TLH), GDH giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ trang bị cho sinh viên một hệ thống tri thức khoa học mà còn trang bị cho những tri thức nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề. GDH chuẩn bị hành trang trực tiếp cho các giáo sinh sau này làm công tác giáo dục. Sở dĩ như vậy vì nó không chỉ đảm bảo trau dồi về mặt tri thức lý luận mà còn đảm bảo trang bị các năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Có ý kiến cho rằng nếu không có môn GDH thì nhà trường sư phạm không thể xem là nơi đào tạo nghề sư phạm được.
Giáo dục học có chức năng trội là hình thành những phẩm chất cho sinh viên, có lợi thế là giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ, giáo dục tình cảm yêu nghề nghiệp, hình thành và củng cố lòng tin vào nghề. Nếu ai đó đã vào trường sư phạm mà không yêu thích nghề dạy học thì GDH chính là phương tiện để củng cố niềm tin nghề nghiệp ở họ, để cho họ an tâm với nghề mà mình lựa chọn. Cũng chính vì vậy mà môn GDH còn được xem là môn học dạy nghề, là môn học đặc trưng của nhà trường sư phạm.
Ngoài ra GDH còn là môn học phục vụ chính trị, nó quán triệt được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đào tạo, chính vì vậy mà ngoài việc trang bị cho sinh viên những tri thức nghiệp vụ thì nó còn trang bị cho họ những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, giáo dục thể hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước để kế thừa và xây dựng thành công CNXH.
Thông qua môn học này sinh viên không những nắm được nguyên lý giáo dục của Đảng ta mà còn nắm được những tri thức về khoa học giáo dục, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo cho việc học tập hiện tại và giảng dạy trong tương lai, bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp, trau dồi đạo đức, có tình cảm đối với học sinh và đối với nghề giáo. Phát huy tư duy sáng tạo, có động lực đúng đắn để tự hoàn thiện mình, chủ động đáp ứng được sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội mới cũng như đối với người giáo viên tương lai.
Chính vì những lý do đó mà môn GDH nó có vị trí hết sức đặc biệt trong nhà trường sư phạm, là môn học không thể thiếu được để nhà trường sư phạm sản xuất ra “những kỹ sư tâm hồn” phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta, đưa nền giáo dục nước ta phát triển nhịp nhàng với các nước trên thế giới.
1.4.2. Vai trò của thái độ học tập đối với chất lượng học tập nói riêng và đối với sự phát triển nhân cách sinh viên nói chung
Quá trình học của sinh viên là một quá trình vận động dưới chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên .I.F.Kharlamôp đã chỉ rõ : “Chỉ có sự phối hợp hữu cơ và sự liên hệ qua lại chặt chẽ giữa tác động bên ngoài của giáo viên, bộc lộ trong việc trình bày tài liệu, chương trình và tổ chức công tác học tập của sinh viên và sự căng thẳng trí tuệ bên trong của các em mới tạo nên cơ sở học có hiệu quả”. Vì vậy, dù được đặt trong một môi trường, điều kiện hoàn cảnh thuận lợi, thầy cô giáo tâm huyết với nghề trang thiết bị học tập đầy đủ khang trang đến đâu đi chăng nữa nếu bản thân học sinh không có thái độ học tập đúng đắn thì không thể chủ động, tích cực, tự giác và chẳng có được kết quả học tập cao. Bản thân sinh viên phải là một chủ thể tích cực tự khám phá chiếm lĩnh tri thức, tự đặt kế hoạch học tập, tự lựa chọn nội dung, mục đích, cách thức học tập dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Nếu sinh viên có thái độ học tập tích cực khi tham gia vào quá trình lĩnh hội tri thức thì sẽ biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục và như vậy sinh viên sẽ thu được hiệu quả học tập cao nhất, như vậy thái độ học tập của sinh viên sẽ quyết định tính tích cực nỗ lực và ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng học tập của chính họ .
Thái độ là yếu tố cần được hình thành và phát triển ở sinh viên . Nó có mối liên hệ chặt chẽ với sự hình thánh và phát triển nhân cách của sinh viên. Chỉ có học tập với thái độ tích cực, niềm say mê, khát vọng, sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao mới giúp sinh viên nắm được những tri thức cần thiết từ đó thúc đẩy sự phát triển trí tuệ. Trên cơ sở đó phát triển các phẩm chất trí tuệ, thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, dần dần hoàn thiện nhân cách theo yêu cầu của xã hội.
1.4.3. Sự cần thiết nâng cao thái độ học tập môn GDH cho sinh viên sư phạm
Trong nhà trường sư phạm thì việc nâng cao được thái độ trong hoạt động nhận thức cho sinh viên là việc làm hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với bộ môn GDH thì đó là một yêu cầu không thể thiếu để có thể giúp sinh viên có được kết quả học tập, nhận thức một cách cao nhất.
Như chúng ta đã biết trong nhà trường sư phạm bộ môn GDH có vai trò và vị trí hết sức quan trọng, nó không chỉ trang bị cho sinh viên một hệ thống tri thức khoa học mà còn có khả năng rèn luyện những tri thức về nghiệp vụ, các kỹ năng sư phạm cần thiết, chuẩn bị hành trang trực tiếp cho sinh viên có thể làm tốt công tác dạy học – giáo dục sau này. Tuy nhiên trong quá trình học tập không phải bất cứ sinh viên nào cũng nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của bộ môn GDH, do vậy nhìn chung trong những năm qua theo kết quả điều tra thì phần lớn cho thấy các kết quả học tập bộ môn GDH chưa cao, các kỹ năng sư phạm trước khi sinh viên ra trường cũng phần nào chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế của việc tham gia vào quá trình dạy học.
Thực trạng học tập bộ môn GDH kém là do phần lớn sinh viên chưa có được sự cố gắng trong học tập, nhận thức còn hời hợt, thái độ trong hoạt động nhận thức chưa cao, đồng thời do chính phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng chưa đạt hiệu quả. Từ những vấn đề trên cho thấy việc cần thiết phải nâng cao thái độ trong hoạt động nhận thức cho sinh viên là một trong những việc làm cần thiết và ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu thơ các vua thời thịnh Trần (Từ Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông) Văn học 1
M Tìm hiểu phép toán hình thái và ứng dụng Luận văn Kinh tế 2
I Tìm hiểu về thái độ và tâm lý của khách hàng truyền thống tại công ty CP xuất nhập khẩu giày dép Nam A Khoa học Tự nhiên 0
H Tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) Văn hóa, Xã hội 0
T Tìm hiểu sử thi Chương Han của người Thái ở Việt Nam Văn học dân gian 0
M Tìm hiểu thái độ đối với nghề giúp việc gia đình tại Đài Loan của người lao động ( nữ ) Việt Nam Tâm lý học đại cương 0
M Tìm hiểu thái độ của người dân Hà Nội với loại hình bảo hiểm nhân thọ Tâm lý học đại cương 0
H Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay Kinh tế chính trị 0
A Tìm hiểu khó khăn trong việc học nói tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Thái Nguyên Ngoại ngữ 0
I Tìm hiểu khó khăn trong việc đọc hiểu tiếng Anh thương mại của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên và giải pháp Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top