Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam Giai Đoạn 2006 – 2010

MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………....5
B. NỘI DUNG…………………………………......................………………………...7
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến xuất khẩu gạo............................……………...7 I/ Khái niệm và vai trò của xuất khẩu……………………………………………........7 II/ Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam……………………...........9 III/ Các công cụ chủ yếu được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo……………..11 VI/ Sự cần thiết của chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo…………………..........12
Chương 2: Thực trạng và chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam…...13
I/ Thực trạng sản xuất và kinh doanh lúa gạo…………………………………………13
1.1.Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay ……………………………..13
1.2.Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay…………………………………………..14
II/ Những chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Chính phủ…………………..15
2.1.Nhóm chính sách vĩ mô ………………………………………………………….15
2.2. Nhóm chính sách vi mô ……………………………...……………………….….17
III/ Đánh giá chung về chính sách của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo….24
3.1. Thành tựu……………………………………………………………………. ....24 3.2. Hạn chế………………………………………………………………………….26
Chương III: Đánh giá chung và những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam…………………………………………………29
3.1.Đánh giá chung………………………………………………………………….29
3.2.Kiến nghị giải pháp ……………………………………………………………..32

C. KẾT LUẬN ………………………………………………………………………34
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………...…34

LỜI MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, Việt nam chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt nam giữ vị trí quan trọng với 80% dân số và 73% lực lượng lao động xã hội làm nông nghiệp và “. . . chúng ta không thể có con đường nào khác là phải xây dựng một nền nông nghiệp mạnh và phát triển bền vững (cả về kinh tế, xã hội và sinh thái), dựa vào công nghệ cao từng bước Hiện đại hoá vươn lên trong cạnh tranh ngay cả trên thị trường trong nước và nước ngoài ” và “nông nghiệp Việt nam trong thế kỷ XXI phải phấn đấu trở thành nền nông nghiệp có tỷ trọng hàng hoá cao mức xuất khẩu cao".
Hoạt động ngoại thương có vai trò rất lớn trong sự phát triển thần kỳ của một số nước như Nhật bản, các nước NICs . . . và là các vấn đề tốt để hội nhập vào xu thế phát triển nền kinh tế thế giới .
Việt nam đang trong giai đoạn xây dựng nên kinh tế thị trường, thực hiện chính sách “mở của" giao lưu làm ăn kinh tế với các nước trên thế giới, tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa . Vì vậy hoạt động ngoại thương có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong nền kinh tế . Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đang thực hiện việc chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xuất khẩu .
Hơn nữa để góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nước thì Hiện đại hoá nông nghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sông nhân dân . Sản xuât lúa gạo hàng hoá cũng đang là một vấn đề nóng bỏng đặt ra trong nông nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt nam còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc như giá gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu, lợi ích của những người làm ra hạt gạo . . . . Như vậy việc xuất khẩu phải chịu tác động của rất nhiều các nhân tố cả tầm vi mô và vĩ mô .
Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu, cũng như những hiểu biết vốn có và việc tìm hiểu thực tế khi làm bài nghiên cứu này. Chúng tui mạnh dạn xem xét và nghiên cứu về các chính sách ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt nam và đề tài được chọn là : “CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010"
Hy vọng với đề tài này sẽ góp phần nhìn nhận và tháo gỡ khó khăn trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt nam trong thời gian tới .
Với đề tài thì đây là một vấn đề không phải là mới nhưng phức tạp vì liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội . Vì vậy, trong quá trình thực hiện nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót trong nội dung cũng như cách trình bầy rất mong các thầy cô và bạn đọc góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ: [email protected]


Xin trân thành Thank !









NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam.
I/ Khái niệm và vai trò của xuất khẩu.
1- Khái niệm.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận.Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
2- Vai trò .
2.1. Đối với nền kinh tế toàn cầu.
Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hoá xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt động buôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau (quốc tế). Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ buôn bán trong tổ chức thương mại toàn cầu. Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói riêng cả quốc gia nói chung.
Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một trong bốn khâu của quá trình sản xuất mở rộng.Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác.Có thể nói sự phát triển của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất.
Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuần lớn hơn.
2.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia.
Xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển (như Việt Nam ) đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ. Do vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để có vốn và công nghệ? Như vậy:
• Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
• Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.
• Tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
• Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau.
2.3. Đối với các doanh nghiệp.
Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.
Xuất khẩu phát huy cao độ chức năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm.
Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.
II/ Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam là một nước đông dân, trong đó gạo là lương thực chính và khó có thể thay thế. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của sản xuất gạo đối với nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, khi đất nước đã có thể đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu gạo trong điều kiện kinh tế hiện nay có ý nghĩa quyết định đối với quá trình hội nhập của nước ta và được thể hiện trên nhiều khía cạnh, mà chủ yếu là:
2.1 Xuất khẩu gạo tăng thu ngoại tệ, tích luỹ vốn cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta những năm gần đây, kim ngạch từ xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng khá lớn. Gạo đã trở thành một mặt hàng chủ lực của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế cho thấy xuất khẩu gạo từ lâu đã mang lại một nguồn vốn không nhỏ cho nước ta. Theo số liệu mới nhất của Bộ Thương mại, trong suốt 11 năm từ 1989 đến 2000, tổng kim ngạch mà xuất khẩu gạo mang lại đạt gần 7 tỷ USD, chưa kể đến xuất khẩu tiểu ngạch sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
2.2 Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo đồng nghĩa với việc tăng cường sản xuất theo quy mô vùng. Hiện nay, ở nước ta đã và đang hình thành những vùng lúa tập trung chuyên sản xuất gạo xuất khẩu bao gồm cả hai khu vực chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Mỗi vùng phù hợp với những loại giống lúa khác nhau. Như vậy, cơ cấu nông nghiệp sẽ thay đổi phát huy theo lợi thế của từng vùng.
Khi đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cơ cấu ngành nghề cũng sẽ thay đổi. Hàng loạt các nghề phụ liên quan đến sản xuất và chế biến gạo như xay sát, bảo quản, đánh bóng... cũng phát triển theo
Trong những năm gần đây, sản lượng lúa thu hoạch tăng cao. Xuất khẩu gạo tạo điều kiện mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tránh ứ đọng, tồn kho và khi khâu tiêu thu được giải quyết sẽ tạo tâm lý an tâm khuyến khích nông dân tăng cường, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Như vậy, xuất khẩu đã tác động ngược trở lại đối với sản xuất, là một tiền đề cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp và khả năng tiêu dùng của một quốc gia như Việt Nam.
Khi tham gia xuất khẩu gạo, Việt Nam có điều kiện cạnh tranh, cọ xát với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Đây vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn đối với mặt hàng gạo của Việt Nam vì chất lượng của ta còn kém hơn so với các nước xuất khẩu khác, đặc biệt là Thái Lan
2.3 Xuất khẩu gạo tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Như trên đã phân tích, khi xuất khẩu gạo được đẩy mạnh sẽ kéo theo sự phát triển của những ngành nghề khác hỗ trợ cho sản xuất như các hoạt động thương mại, dịch vụ bao gồm các công đoạn tổ chức thu mua thóc từ nông dân, tạo đầu vào cho xuất khẩu. Các hoạt động này nếu được tiến hành tốt, có sự chỉ đạo đúng đắn sẽ tạo ra sự khai thông đầu ra cho sản phẩm thóc của nhân dân ở thời vụ thu hoạch, kích thích nông dân canh tác, nâng cao năng suất. Từ đó tác động trở lại đối với sản xuất và xuất khẩu. Như vậy, không chỉ sản xuất gạo xuất khẩu có thể giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nhiều lao động mà những ngành nghề khác có liên quan cũng góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp của nước ta.
Xuất khẩu gạo tạo một thị trường trong nước ít biến động, cân bằng được cung cầu, không còn lượng hàng dư thừa và tồn kho trong nước, giá gạo nội địa sẽ ổn định và cao hơn tạo thêm thu nhập cho người nông dân. Khi xuất khẩu gạo thu được thêm ngoại tệ một phần để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được. Điều đó góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, khuyến khích họ tăng cường sản xuất gạo xuất khẩu nhiều hơn nữa.
Xuất khẩu gạo tạo sự phân công lao động hợp lý trên phạm vi toàn thế giới. Dựa vào lợi thế so sánh tương đối đối với các loại gạo Việt Nam, chúng ta cần biết sản xuất loại gạo nào đạt hiệu quả cao nhất và có khả năng bán với số lượng lớn, giá cao. Tham gia vào thị trường bên ngoài rộng lớn,chúng ta hiểu rõ hơn về nhu cầu người tiêu dùng và khả năng cung cấp của các nước xuất khẩu khác để điều chỉnh định hướng xuất khẩu cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nước ta.
III. Các công cụ chủ yếu được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo
Công cụ được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo của nhà nước:
Về các công cụ thúc đẩy hoạt động sản xuất lúa gạo như: giống, phân bón và thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó còn có những chính sách về ruộng đất và công nghệ khoa
gây ô nhiễm môi trường cũng như mở rộng diện tích làm thu hẹp diện tích đất sản xuất và gây tác động xấu đến việc trồng lúa.
• Xây dựng hệ thống kho dự trữ quốc gia hiện đại ở ngay vùng ĐBSCL, vừa làm chức năng dự trữ, vừa tham gia vào quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh doanh gạo theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.
• Tổ chức nghiên cứu giúp nông dân giảm chi phí sản xuất lúa, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng thu nhập.
• Hỗ trợ đầu tư cho công cuộc cơ giới hóa khâu cày cấy, đặc biệt là khâu thu hoạch lúa sẽ giảm tổn thất. Theo các chuyên gia nếu giảm tổn thất lúa ở khâu thu hoạch xuống ½ so với hiện nay thì Việt Nam sẽ có thêm cả triệu tấn gạo xuất khẩu.
Trên đây là một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo diễn ra mạnh mẽ hơn. Để thực hiện được những kiến nghị này cái quan trọng là phải hiểu hiện nay chúng ta đang ở đâu? Đang ở vị trí nào trên thương trường ? Từ đó mới đưa ra được chính sách phù hợp với từng giai đoạn, từng thị trường, từng doanh nghiệp.



C. KẾT LUẬN
Có thể thấy các chính sách trên trong thời gian qua đã được triển khai. Nó đã mang lại một số lợi ích đáng kể cho người nông dân cũng như các doanh nghiệp thu mua. Tạo cho họ được lòng tin vào sản xuất và kinh doanh, mang lại giá trị cao hơn. Xong việc thực hiện những chính sách này sẽ chỉ mang lại được tính hiệu quả cao hơn rộng lớn hơn thì đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, các khâu, các thành phần tham gia vào sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Vì thực tế các chính sách đó vẫn chưa được triển khai một cách đồng bộ, mà mới chỉ triển khai ở những nơi thuận lợi hay vùng sản xuất lớn. Đảng và chính phủ cũng đang tìm mọi cách để chính sách đến được với tận tay người dân có vậy thì lợi ích mới thực sự mang lại cho người dân. Một lần nữa chúng ta có thể khẳng định được là những chính sách này đã đang và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới, khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam cho bạn bè năm châu biết đến. Đó là cách mà chúng ta đang hội nhập sâu hơn, lớn hơn. Qua đề án này, chúng tui với tư cách là những sinh viên sắp năm 3, chúng tui có thể hiểu biết hơn về chính sách mà chính phủ đưa ra trong từng giai đoạn và hiểu mình phải làm gì, cần gì trong thời đại hội nhập quốc tế. Đó là hàng trang để chuẩn bị cho bản thân chúng tui khi ra trường.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

nnkhoa

New Member
tui cần 1 bài tiểu luận: thực trạng sản xuất lúa gạo việt nam 2010-2020
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top