thucan20

New Member
Download Tiểu luận Tranh chấp về khả năng đi biển của tàu chuyến các án lệ và bài học

Download Tiểu luận Tranh chấp về khả năng đi biển của tàu chuyến các án lệ và bài học miễn phí





MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1 Các khái niệm 4
2.1.1 Khả năng đi biển 4
2.1.2 Ẩn tỳ 4
2.2 Điều kiện cần và đủ để tàu có đủ khả năng đi biển 4
2.2.1 Nhóm điều kiện về trang thiết bị của tàu 4
2.2.2 Nhóm điều kiện về thuyền bộ của tàu 5
2.2.3 Nhóm điều kiện về hàng hóa, hành lí 5
2.2.4 Nhóm điều kiện về cung ứng, thích hợp của tàu 5
2.2.5 Nhóm điều kiện về hành khách 6
2.3 Điều khoản miễn trách nhiệm của tàu 6
CHƯƠNG 3: CÁN ÁN LỆ VÀ BÀI HỌC 9
3.1 Án lệ 1 9
3.1.1 Tóm tắt vụ việc 9
3.1.2 Tranh luận các bên 10
3.1.3 Phán quyết 12
3.1.4 Bài học 12
Đối với chủ hàng: 12
3.2 Vụ án 2 13
3.2.1 Tóm tắt vụ việc 14
3.2.1 Tranh luận các bên 14
3.2.3 Phán quyết 14
3.2.4 Bài học 15
3.3 Vụ án 3 15
3.3.1 Tóm tắt vụ việc 15
3.3.2 Tranh luận các bên 16
3.3.3 Phán quyết 16
3.3.4 Bài học 17
3.4 Vụ án 4 17
3.4.1 Tóm tắt vụ việc 17
3.4.2 Tranh luận các bên 18
3.4.3 Phán quyết 19
3.4.4 Bài học 19
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

bị trước giúp phản ứng tốt với các tình huống có thể xảy ra trong hoạt động ngoại thương quốc tế, nhóm chúng tui đã thực hiện đề tài: “Tranh chấp về khả năng đi biển của tàu chuyến – các án lệ và bài học”
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các khái niệm
2.1.1 Khả năng đi biển
Là chức năng biểu thị chất lượng của một con tàu thích hợp về mọi mặt cho chuyến hành trình trên biển. Con tàu có chức năng hàng hải (Seaworthy ship) phải là con tàu có khả năng đối phó trong chừng mực nhất định những rủi ro, tai nạn đường biển dự kiến đồng thời bảo đảm an toàn chuyên chở hàng hóa. Con tàu ấy phải kín nước (Tight), vững chắc (Staunch), khoẻ (Strong), được trang bị tốt và đủ các công cụ hàng hải và làm hàng. Bất kỳ con tàu nào được dùng chở hàng phải có chức năng hàng hải và tuỳ theo tình hình chuyên chở loại hàng cụ thể mà có thêm những yêu cầu về chất lượng của con tàu.
2.1.2 Ẩn tỳ
Ẩn tỳ chỉ khuyết điểm hay thiếu sót của tàu mà người ta không phát hiện được mặc dù có sự kiểm tra xem xét mẫn cán, thích đáng (Due diligence). Theo quy tắc Hagues 1924 khi tàu không đủ chức năng hàng hải do khuyết tật ẩn dấu gây ra thì người chuyên chở sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường tổn thất.
Điều kiện cần và  đủ để tàu có đủ khả năng đi biển
Từ thực tiễn của ngành Vận tải biển (bao gồm cả vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý bằng đường biển), chúng ta nhận thấy rằng, để một tàu biển có đủ KNĐB thì con tàu đó phải thỏa mãn cùng lúc nhiều điều kiện khác nhau. Có thể phân nhóm các điều kiện như sau:
2.2.1 Nhóm điều kiện về trang thiết bị của tàu
Nhìn chung một con tàu đủ khả năng đi biển trong hoạt động thương mại phải đảm bảo các yếu tố sau đối với tất cả các quốc gia:
Chất lượng bên ngoài và bên trong của tôn vỏ tàu, con tàu phải bảo đảm độ kín nước, không bị lồi lõm bất thường (do tác động của ngoại lực).
Con tàu phải được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật, đặc biệt trang thiết bị về cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng, phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Tình trạng kỹ thuật của toàn bộ hệ thống máy móc, trang thiết bị trên tàu luôn ở trạng thái hoạt động tốt, đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước kiểm tra, giám định, chứng nhận và cấp giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tương ứng, các giấy chứng nhận này đang còn hiệu lực sử dụng.
Và đặc biệt, các giấy tờ, hồ sơ và tài liệu theo quy định của pháp luật phải luôn luôn được giữ gìn, bảo quản cẩn thận ở trên tàu để phục vụ cho công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng.
2.2.2 Nhóm điều kiện về thuyền bộ của tàu
Tàu biển phải được định biên đầy đủ theo quy định của pháp luật về định biên an toàn tối thiểu, đảm bảo đủ số thuyền viên để đảm nhiệm các ca trực liên quan đến việc vận hành, khai thác tàu biển.
Thuyền viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe để làm việc trên biển, có đủ các loại chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm trên tàu, phù hợp với loại tàu… theo quy định của pháp luật. Thuyền viên phải được bố trí trực ca phù hợp với quy định của pháp luật về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Thuyền viên, trước khi được bố trí làm việc chính thức trên tàu biển, phải được huấn luyện làm quen với các trang thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuật, quen với công việc trên tàu đó (Tuân theo các quy định của Bộ luật Lao động, của Công ước STCW 78/95 mà Việt Nam là thành viên).
Để tàu được đi biển một cách an toàn và hiệu quả nhất thì việc đạt được các chứng chỉ đi biển là một việc làm cần thiết. Kèm theo đó là một lịch trình làm việc hợp lý, khoa học của các thuyền viên sẽ đảm bảo tàu luôn trong tình trạng sẵn sang nhất.
2.2.3 Nhóm điều kiện về hàng hóa, hành lí
Hàng hóa, hành lý phải được sắp xếp, chèn lót, chằng buộc, bảo quản cẩn thận và thích hợp để không bị hay hạn chế tới mức thấp nhất hư hỏng, mất mát hàng hóa, hành lý.
2.2.4 Nhóm điều kiện về cung ứng, thích hợp của tàu
Tàu biển, trước khi bắt đầu chuyến đi, phải được cung ứng đầy đủ và thích hợp cho chuyến đi (Tùy thuộc vào chuyến đi dài, ngắn ngày, điều kiện thời tiết, khí tượng thủy văn biển). Đó là: cung ứng về nhiên liệu dầu, nhớt, nước ngọt cho hệ thống máy móc hoạt động bình thường và dự trữ; cung ứng về nước sinh hoạt, lương thực, thực phẩm, thuốc ytế và tiền mặt phục vụ cho chi tiêu đột xuất của thuyền bộ.
Cả công ước quốc tế về thống nhất một số quy định của pháp luật liên quan đến vận tải đơn (Hague Rules) và luật Hàng Hải Việt Nam 2005 đều quy định, khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, trước và lúc bắt đầu chuyến đi, người vận chuyển phải mẫn cán hợp lý để: Định biên, trang bị và cung ứng một cách thích hợp cho tàu. Tức là, cả định biên thuyền bộ, trang bị, cung ứng cần thiết kể từ lúc bắt đầu việc vận chuyển, trong suốt quá trình vận chuyển cho đến cảng trả hàng.
2.2.5 Nhóm điều kiện về hành khách
Hành khách của các tàu chở khách chuyên dụng hay tàu không phải là tàu khách phải được huấn luyện hay thông báo và chỉ dẫn về nội quy, quy định an toàn trên tàu biển. Chủ tàu/người vận chuyển phải mua bảo hiểm cho hành khách theo quy định của pháp luật (Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 quy định hành khách bao gồm cả những người được vận chuyển bằng tàu khách chuyên dụng hay những người được người vận chuyển/chủ tàu cho đi theo tàu, người áp tải hàng hóa theo tàu).
Điều khoản miễn trách nhiệm của tàu
2.3.1 Quy tắc Hague
Theo điều IV, Quy tắc Hague (bộ luật Hague-Visby cũng có quy định tương tự):
Khoản 1:
Cả người chuyên chở lẫn tàu đều không phải chịu trách nhiệm đối với những mất mát hay thiệt hại phát sinh hay là hệ quả của việc tàu không có đủ khả năng đi biển trừ khi tình trạng này là do người chuyên chở thiếu sự cần mẫn thích đáng trong việc làm cho tàu có đủ khả năng đi biển và đảm bảo cho tàu được biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp và làm cho các hầm tàu, phòng lạnh và phát lạnh và tất cả các bộ phận khác của tàu dùng để chở hàng thích hợp và an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hoá phù hợp với những qui định của Ðiều III đoạn 1. Khi có mất mát hay hư hỏng hàng hoá do tàu không đủ khả năng đi biển, người chuyên chở hay bất kỳ người nào khác muốn được miễn trách nhiệm theo quy định tại Ðiều này có nghĩa vụ chứng minh rằng đã thực hiện sự cần mẫn thích đáng. Khoản 2:
Cả người chuyên chở lẫn tàu không chịu trách nhiệm về mất mát hay hư hỏng phát sinh hay là hệ quả của:
a. Hành vi, sơ suất hay không thực hiện của thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu hay người giúp việc của người chuyên chở trong việc điều khiển hay quản trị tàu.
b. Cháy, trừ khi do lỗi thực tế của người chuyên chở hay do hành động cố ý của người chuyên chở.
c. Những tai hoạ, mối nguy hiểm hay tai nạn trên biển hay sông nước.
...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top