kim_loanvn90

New Member
Download Tiểu luận Trình bày các năng lực sư phạm và vai trò của chúng đối với người giáo viên kỹ thuật

Download miễn phí Tiểu luận Trình bày các năng lực sư phạm và vai trò của chúng đối với người giáo viên kỹ thuật





Năng lực giao tiếp sư phạm
Giáo tiếp là một thành phần cơ bản của hoạt động sư phạm. Những hình thức chủ yếu của công tác giáo dục và học tập diễn ra trong điều kiện giao tiếp như: giảng bài, phụ đạo, thi cử, công tác cá biệt, lao động, vui chơi. Không có giao tiếp thì hoạt động của giáo viên và học sinh không thể diễn ra. Vì vậy, người giáo viên cũng phải có năng lực giao tiếp sư phạm.
Đó là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân, đồng thời biết sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

áo viện. Từ đó, trong đào tạo ở các trường sư phạm cũng như trong tự rèn luyện của giáo sinh, những hiểu biết trên sẽ là nhãng định hướng bổ ích.
Sau đây, ta sẽ xét một số năng lực điển hình trong các năng lực sư phạm: Năng lực hiểu học sinh; năng lực tự học, tự bồi dưỡng; năng lực thiết kế bài giảng; năng lực dạy học; năng lực ngôn ngữ; năng lực lời nói; năng lực giao tiếp; năng lực kéo léo ứng xử sư phạm; năng lực tổ chức.
Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
Dạy học là một quá trình thuận nghịch, thống nhất của hai loại hoạt động dạy và học do hai thực thể (thầy và trò) đảm nhiệm. Trong quá trình đó, chức năng của giáo viên là tổ chức và điều khiển hoạt động học sinh, chức năng của học sinh chiếm lĩnh nền văn hoá xã hội. Dạy học chỉ có hiệu quả cao khi quá trình đó thực sự là quá trình điều khiển được. Kết quả của sự điều khiển một phần tuỳ từng trường hợp vào “tần số” trao đổi thông tin giữa người dạy và người học, nói cách khác, thầy càng hiểu trò, hiểu kịp thời bao nhiêu thì càng có căn cứ để tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục của mình bấy nhiêu. Vì vậy, năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục được xem là chỉ số cơ bản của năng lực sư phạm.
Đó là năng lực “thâm nhập” vào thế giới bên trong của trẻ, sự hiểu biết tường tận về nhân cách của chúng, cũng như năng lực quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lý của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục.
Một giáo viên có năng lực hiểu học sinh khi chuẩn bị bài giảng đã biết tính đến trình độ văn hoá, trình độ phát triển của chúng, hình dung được từng em cái gì cũng biết, biết đến đâu, cái gì có thể quên hay khó hiểu. Về vấn đề này, ở những giáo viên ít kinh nghiệm, vì không biết đánh giá đúng trình độ học sinh, nên đối với họ tài liệu nào cũng dường như đơn giản, dễ hiểu và không đòi hỏi một thủ thuật trình bày đặc biệt nào. Rõ ràng là đối với họ tất cả học sinh đều như nhau. Sự phân biệt của họ có chăng chỉ có hai loại: cố gắng hay lười biếng, học khá hay họ kém. Do đó, trong khi chế biến và trình bày tài liệu, họ đã hướng về mình chứ không phải hướng về học sinh. Trái lại, người giáo viên có kinh nghiệm, khi chế biến và trình bày tài liệu lại biết đặt mình vào địa vị người học. Do đó, họ đặc biệt suy nghĩ về đặc điểm của nội dung, xác định khối lượng, mức độ khó khăn và hình thức trình bày sao cho thuận lợi nhất đối với học sinh.
Vì vậy biểu hiện trước hết của năng lực học sinh là ở chỗ, giáo viên biết xác định khối lượng kiến thức đã có và mức độ, phạm vi lĩnh hội của học sinnh và từ đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày trong công tác dạy học hay giáo dục.
Người giáo viên có năng lực hiểu học sinh, trong quá trình giảng dạy của mình, căn cức vào một loại dấu hiệu do quan sát tinh tế có thể xây dựng những biểu tượng chính xác về những lời giảng dạy của mình đã được những học sinh khác nhau lĩnh hội như thế nào? Nhiều quan sát tâm lý cho thấy rằng khả năng hiểu học sinh trong quá trình dạy học của người thầy giáo được thể hiện trên hai mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên có thể nhận biết được học sinh hiểu bài mới ra sao bằng cách đề ra câu hỏi, ra bài tập và học sinh làm và trả lời, ở mức độ cao hơn, giao viên có năng lực, ngay trong quá trình dạy học, tự họ như đã nắm được phần nào diễn biến của sự lĩnh hội ở chúng và hầu như đã “đọc” được cái gì đã diễn ra và diễn ra như thế nào trong óc họ. Quan sát những giáo viên giảng giỏi ta thấy, họ theo dõi học sinh hiểu bài như thế nào không phải chỉ qua câu trả lời mà chính qua thắc mắc của học sinh hay căn cứ vào những dấu hiệu dường như không đáng kể (một sự ngập ngừng trong câu trả lời, một từ, một câu bị đập xoá trong bài làm, một ánh mắt, một nụ cười hay một tiếng xì xào của lớp...) mà có thể hiểu được những biến đổi nhỏ nhất trong tâm hồn học sinh, đoán được mức độ hiểu bài và có khi còn phát hiện được cả mức độ hiểu sai lệch của chúng.
Người giáo viên có năng lực hiểu học sinh còn có thể hiện ở chỗ đoán được thuận lợi và khó khăn, xác định đúng đắn mức độ căng thẳng cần thiết khi thực hiện các nhiệm vụ nhận thức.
Năng lực hiểu học sinh là kết quả của một quá trình lao động đầy trách nhiệm, thương yêu và sâu sát học sinh, nắm vững môn mình dạy, am hiểu đầy đủ về tâm lý học trẻ em, tâm lý học sư phạm cùng với một số phẩm chất tâm lý cần thiết như sự “tinh ý” sư phạm (quan sát), óc tưởng tượng, khả năng phân tích và tổng hợp...
Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên.
Đây là một năng lực cơ bản của năng lực sư phạm, một trong những năng lực trụ cột của nghề dạy học, Vì sao vậy?
Giáo viên có nhiệm vụ phát triển nhân cách học sinh nhờ một phương tiện đặc biệt là tri thức, quan điểm, kỹ năng, thái độ... mà loại người khám phá ra, nhất là tri thức khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy của mình. Giáo viên phải nắm vững nội dung, bản chất cũng như con đường mà loài người đã đi qua. Chỉ có trong điều kiện ấy, giáo viên mới có thể tổ chức cho học sinh tái tạo và lấy lại những cái cần cho sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh, tạo ra những cơ sở trong yếu để hình thành phẩm chất và năng lực của con người mới.
Do sự tiến bộ của kỹ thuật và sự phát triển nhanh của khoa học, một mặt xã hội đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với trình độ văn hoá chung của thế hệ trẻ, mặt khác cũng làm cho hứng thú và nguyện vọng của trẻ càng ngày càng phát triển (thích tìm hiểu, tò mò...) còn có một lý do nữa có thể đề cập tới là tri thức và tầm hiểu biết còn có tác dụng mạnh mẽ tạo ra uy tín của người giáo viên.
Người giáo viên có tri thức và tầm hiểu biết rộng thể hiện ở chỗ:
+ Nắm vững và hiểu biết rộng mô hình mình phụ trách.
+ Thường xuyên theo dõi những xu hướng, những phát minh khoa học thuộc môn mình phụ trách, biết tiến hành nghiên cứu khoa học môn mình phụ trách, biết tiến hành nghiên cứu khoa học và có những hứng thú lớn lao đối với nó.
+ Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình, đầy đủ ý thức tự nguyện làm “một thứ bọt biển” để thấm hút vào mình mọi tinh hoa của khoa học, của nền văn hoá nhân loại.
Để có năng lực này (tri thức và tầm hiểu biết), không có gì hơn đòi hỏi ở người giáo viên phải có hai yếu tố cơ bản trong chính mình. Nhu cầu về sự mở rộng tri thức và tầm hiểu biết (nó là nguồn gốc của tính tích cực và động lực của việc tự học), những kỹ năng để làm thoả mãn nhu cầu đó (phương pháp dạy học). Một vĩ nhân nếu không thường xuyên tự bồi dưỡng thì cũng dần dần mất hết nhu cầu trí tuệ và hứng thú tinh thần và lúc đó còn gì là vĩ nhân, huống gì là người giáo viên.
Năng lực thiết kế bài giảng
Đó là năng lực gia công về mặt sư phạm của giá...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top