kimuyenly1210

New Member

Download Tiểu luận Vai trò của công nghệ sinh học đối với ngành chăn nuôi miễn phí





Công nghệ sinh học có thể được đánh giá là công cụ hữu hiệu của cộng đồng thế giới trong diệt trừ bệnh rinderpest. Trước tiên, CNSH cho phép nghiên cứu và sản xuất vắc xin với qui mô lớn để bảo vệ nhiều triệu vật nuôi thông qua các chiến dịch tiêm chủng vắc xin trên toàn quốc. Với sự trợ giúp của Liên hiệp Anh, TS. Walter Plowright và công sự tại Kenya đã nghiên cứu và phát triển loại vắc xin này trên cơ sở một loại vi rút đã giảm độc tính qua nhiều lần nuôi cấy mô liên tục. TS. Walter Plowright đã được trao Giải thưởng Lương thực thế giới năm 1990 cho công trình của ông. Mặc dù loại vắc xin này có hiệu lực cao và an toàn nhưng nó lại giảm hoạt lực dưới tác động của nhiệt. Với sự trợ giúp của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ, TS. Jeffery Mariner đã nghiên cứu thành công ở Ethiopia một loại vắc xin chịu nhiệt để có thể sử dụng ở vùng sâu, vùng xa.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
CNSH được chia làm 3 giai đoạn chính trong sự phát triển:
* CNSH truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như tương, chao, nước mắm ... theo phương pháp truyền thống; xử lí đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp ...
* CNSH cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym ...
* CNSH hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường...
Các ĐH ở Việt Nam hiện đang đào tạo một số chuyên ngành như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein -enzym và kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin - sinh học.
Ngày nay, CNSH đang được ứng dụng vào trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y học, dịch vụ, du lịch… nhằm phục vụ cho mọi như cầu của cuộc sống như dinh dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe... Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn,... và sử dụng “công nghệ DNA tái tổ hợp” những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người...
II.Công nghệ sinh học trong chăn nuôi
Công nghệ sinh học là chìa khoá cho đổi mới trong chăn nuôi, nuôi trồng chế biến thuỷ sản và có tác động to lớn đến cả hai ngành này.Tiến bộ trong sinh học phân tử và sự phát triển nhanh chóng về sinh học sinh sản đã đem đến những công cụ mạnh cho việc đổi mới này.
1. Chọn tạo giống và sinh sản ở vật nuôi và thủy sản.
Công nghệ sinh học là chìa khoá cho đổi mới trong chăn nuôi, nuôi trồng-chế biến thuỷ sản và có tác động to lớn đến cả hai ngành này. Tiến bộ trong sinh học phân tử và sự phát triển nhanh chóng về sinh học sinh sản đã đem đến những công cụ mạnh cho việc đổi mới này. Các công nghệ như lập bản đồ gen và đánh dấu phân tử đem lại lợi ích to lớn về nhận thức, hệ thống hoá và quản lý đối với các nguồn gen vật nuôi, thuỷ sản cũng như với cây nông nghiệp và lâm nghiệp. Kỹ thuật di truyền ứng dụng trong chăn nuôi và thuỷ sản mặc dù có sự khác biệt về kỹ thuật nhưng công nghệ sinh sản lại đặc biệt được chú trọng trong hai ngành này. Mục tiêu chính của công nghệ sinh sản ở vật nuôi nhằm tăng hiệu quả sinh sản và cải thiện di truyền ở vật nuôi. Cải thiện giống vật nuôi nội địa là một chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững ở các nước đang phát triển. Công nghệ sinh học sinh sản ở thuỷ sản tạo cơ hội để tăng tỉ lệ nuôi trồng và tăng cường quản lý các loài thuỷ sản nuôi trồng và hạn chế tiềm năng sinh sản của các loài thuỷ sản biến đổi gen.
2. Các nguồn tài nguyên di truyền vật nuôi của thế giới.
Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc đã yêu cầu các nước thành viên thực hiện Chiến lược Toàn cầu để quản lý các nguồn tài nguyên giống vật nuôi. Là một phần trong chiến lược quốc gia để quản lý các nguồn tài nguyên giống vật nuôi, FAO đã mời 188 nước thành viên tham gia chuẩn bị Báo cáo đầu tiên về Thực trạng các nguồn tài nguyên vật nuôi và sẽ hoàn thành vào năm 2006. Đến nay đã có 145 nước đồng ý gửi báo cáo và 30 báo cáo này đã được phân tích. Phân tích này cho thấy thụ tinh nhân tạo là một công nghệ phổ biến nhất được ứng dụng trong ngành chăn nuôi ở các nước đang phát triển. Nhiều nước yêu cầu được hỗ trợ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, trong khi đó các báo cáo cũng nêu những tác động tiêu cực từ thu tinh nhân tạo như kế hoạch phát triển không phù hợp và trực tiếp de doạ đến việc bảo tồn các loài vật nuôi bản địa. Mặc dù, việc sử dụng quá trình rụng trứng kép để truyền cấy phôi được nhiều nước đề cập đến và các nước này đều mong muốn được tiếp nhận hay mở rộng công nghệ này nhưng mục tiêu của công nghệ này lại không được đề cập rõ ràng. Tất cả các nước đều mong muốn tiếp nhận và phát triển kỹ thuật phân tử để bổ sung cho quá trình chọn lọc theo tính trạng. Bảo tồn vật liệu di truyền ở nhiệt độ lạnh sâu được xác định là hướng đi ưu tiên của nhiều nước; các nước cũng đề cập đến việc hình thành các ngân hàng gen nhưng còn thể hiện nhiều hạn chế. Các động vật biến đổi gen cũng được đề cập đến nhưng các nước đều thiếu các qui định và hướng dẫn phù hợp cho việc sản xuất, sử dụng và trao đổi sản phẩm cuối cùng. Một số nước cho rằng công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi là một hướng đi tất yếu nhưng không nên theo đuổi bằng được mà chỉ nên coi đó là một phần nằm trong chiến lược chung để cải tạo giống vật nuôi.
3. Thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi.
Tiến bộ trong thụ tinh nhân tạo và kỹ thuật rụng trứng kép để phục vụ cho truyền cấy phôi đã có tác động đáng kể đến các chương trình cải tạo giống vật nuôi ở các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển vì các nước này đẩy nhanh được quá trình cải tạo giống, giảm nguy cơ lây truyền bệnh, nhân nhanh số lượng giống vật nuôi từ cá thể giống tốt hơn ví dự như con đực trong thụ tinh nhân tạo và con cái trong trường hợp truyền cấy phôi. Các nước này cũng khuyến khích lĩnh vực tư nhân tham gia hoạt động nghiên cứu và chọn giống vật nuôi và đã mở rộng được cho thị trường giống bố mẹ tốt.
Năm 1998 trên toàn thế giới có khoảng trên 100 triệu vật nuôi nhai lại được thụ tính nhân tạo (chủ yếu là bò sữa và trâu), 40 triệu lợn, 3,3 triệu cừu và 0,5 triệu dê. Số liệu này đã minh hoạ cho cả lợi ích kinh tế cao hơn của chăn nuôi bò sữa và cho thấy một thực tế là tinh trùng bò có thể dễ dàng đông lạnh ở nhiệt độ sâu hơn là tinh trùng của các vật nuôi khác. Nam và Đông Nam châu Á có trên 60 triệu bò được thụ tinh nhân tạo trong khi châu Phi chỉ có hơn một triệu.
Thụ tinh nhân tạo chỉ hiệu quả khi các trang trại chăn nuôi có năng lực kỹ thuật, thể chế và tổ chức cao hơn hẳn và con đực được sử dụng trực tiếp vào mục đích nhân giống. Về mặt tích cực, nông dân sử dụng thụ tính nhân tạo sẽ không phải đối mặt với chi phí sản xuất cao hay hiểm hoạ trong nuôi dưỡng đực giống mà vẫn có thể tiếp cận nguồn tinh trùng ở mọi nơi trên thế giới.
Mặc dù thụ tinh nhân tạo được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển, bao gồm cả trong các cách chăn nuôi qui mô nhỏ nhưng có kỹ thuật tiên tiến, nhưng thụ tinh nhân tạo chỉ được áp dụng ở các trang trại chăn nuôi t...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top