hoangtuzaizaihocyeu
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lí hầu như tất cả các mặt, các lĩnh vực của đất nước vì vậy pháp luật có những vai trò quan trọng đối với từng lĩnh vực trong hoạt đông của đất nước, xã hội. Pháp luật không chỉ là vũ khí chinh trị để giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, là cơ sở pháp lí để bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động; pháp luật còn là phương tiện để giáo dục con người, tạo ra môi trường pháp lí thuận lợi cho việc hình thành nhưng quan hê mơi trong xã hội, đồng thời củng cố, mở rộng mối quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho những công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác phát triển vì xã hội công bằng, văn minh tốt đẹp hơn. Và pháp luật cũng có một vai trò to lớn đối với kinh tế. Một nền kinh tế có thể phát triển bền vững ổn định thì phải có một hệ thống pháp luật về kinh tế phù hợp, chi tiết. Sau đây là những phân tích về vai trò của pháp luật đối với kinh tế.
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lí luận
a Khái niệm pháp luật
Theo quan điểm Mác – Lênin thì pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hay thùa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể.
Pháp luật là công cụ mà giai cấp cầm quyền sử dụng để thục hiên chức năng quản lí và hợp pháp hóa quan hệ thông trị đội với xã hội. Vì vậy pháp luật có ảnh hưởng đối với mọi lĩnh vực xã hội.
b Khái niệm kinh tế
Kinh tế là tổng thể nón chung những quan hệ sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, là hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất.
c Mối quan hệ của pháp luật và kinh tế
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lê nin pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội, kinh tế là hiện tượng thuộc cơ sở hạ tầng của xã hội nên pháp luật phụ thuộc vào kinh tế. Kinh tế quyết định sự ra đời tồn tại và phát triển của pháp luật. Pháp luật là sự phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, là cơ sở pháp lí cho sự tồn tại và pháp triển các quan hệ kinh tế - xã hội. Các quy định của pháp luật không được cao hơn hay thấp hơn trình độ của nền kinh tế đã sinh ra nó.
Tuy nhiên, theo quan quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lê nin thì kiến thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối đối với cơ sở hạ tầng vì thế cho nên pháp luật cũng có tính độc lập tương đối đối với kinh tế. Thông qua việc điều tiết nền kinh tế, pháp luật có thể thúc đẩy nền kinh tế nhưng cũng có thể kìm hãm sự pháp triển của nền kinh tế.
2 Vai trò của pháp luật đối với kinh tế
Sự ảnh hưởng của pháp luật đối với kinh tế bằng chính nội dung các quy định của pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật mà nhà nước đã ban hành. Ngoài ra các hoạt đông áp dụng pháp luât, hoạt động xét xử, bảo vệ pháp luật cũng có ảnh hưởng lớn tới các hoạt đông kinh tế trong xã hội. Sự ảnh hưởng đó có thể theo hướng tích cực, cũng có thể không tích cực hoăc vừa tích cực vừa tiêu cực. Pháp luật có ảnh hưởng đến cách tổ chức và vận hành của nền kinh tế quốc dân. Có nhưng quy định của pháp luật có thể thúc đẩy kinh tế phát triển ở măt này nhưng kìm hãm ở mặt kia.
a Vai trò tích cực của pháp luật đến sự phát triển của kinh tế
Khi pháp luật phản ánh đúng, đầy đủ, kịp thời tình hình kinh tế của đất nước thì nó sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển. Pháp luật góp phan tích cực vào việc tổ chức quản lí và điều tiết kinh tế, tạo dựng môi trường pháp lí cho các hoạt động kinh tế, của các tổ chức kinh tế, cá nhân được tiến hành thuận lợi, co trật tự và đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau:
Pháp luật xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập, cơ chế kinh tế, các cách quản lí kinh tế qua đó góp phần tích cực vào việc sắp xếp cơ cấu các ngành kinh tế, tác động tới sự tăng trưởng và sử ổn định, cân đối của nền kinh tế. Ví dụ như việc xác định chính sách tài chính, đầu tư có ảnh hương lớn đến các nguồn vốn để đầu tư cho các dự án kinh tế tư đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cua các nền kinh tế.
Pháp luật điều chỉnh các hơp đồng kinh tế, quy định trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế, quy định chặt chẽ, cụ thể để bảo vệ các lợi ích kinh tế chính đáng của các chủ thể. Nhờ các quy định đó mà nhà nước có thể tổ chức và quản lí được nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng trong sử ổn định, cân đối và điều tiết nền kinh tế theo hướng mà nhà nước mong muốn.
Pháp luật bảo đảm cho các quan hệ kinh tế vận hành trong điều kiện ổn định, an toàn; điều chỉnh các quan hệ đó theo hướng phát triển lành mạnh. Nói cách khác pháp luật la hình thức pháp lí cho các quan hệ kinh tế tồn tại và phát triển. Vai trò tích cực của pháp luật đối với sự phát triển của kinh tế khi nó tác động cùng chiều với sự phát triển kinh tế.
Sự quản lí của nhà nước đối với nền kinh tế chỉ có thể được thực hiện và phát huy đầy đủ nhất, có hiệu quả nhất khi được xác lập dưới một hình thức pháp luật nhất định và được bảo đảm thực hiện bởi một cơ chế pháp luật thích hợp. Có thể nói trong thời đại hiện nay pháp luật đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Thiếu pháp luật, nền kinh tế nhất là kinh tế thị trường rất khó vận hành hay vận hành không hiệu quả. Các hoạt động kinh tế sẽ trở thành hỗn loạn không thể kiểm soát được.
Ta có thể thấy vai trò to lớn của các văn bản quy phạm pháp luật trong viêc tạo ra hành lang pháp lí cho sự ra đời va vận hành của các quan hệ kinh tế mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hợp tác và hội nhập nền kinh tế thế giới.
b Sự ảnh hưởng tiêu cực của pháp luật đến sự phát triển của kinh tế
Khi pháp luật phản ánh không đúng, pháp luật được xác định không phù hợp với các điều kiện, yêu cầu của nền kinh tế, những quy định pháp luật quá cao hay quá thấp so với trình độ phát triển của kinh tế thì chúng sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, thậm chí làm cho nền kinh tế phát triển lệch hướng và mang lại những tác hại nhất định cho nên nếu pháp luật mà không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thì nó sẽ làm cho nền kinh tế tụt hậu so với tiến trình phát triển kinh tế của thế giới.
Nếu các quy định của pháp luật cao hơn trình độ của kinh tế thì nền kinh tế sẽ không thể đáp ứng được các quy định đó. Từ đó có thể dẫn đến sự khủng hoảng, thiếu hụt trầm trọng nguồn lực của kinh tế. Làm cho kinh tế chao đảo là một sự việc hết sức đáng lo ngại vì chúng ta phải tốn lượng thời gian lớn để có thể làm ổn định lại nền kinh tế chứ chưa nói gì đến việc làm cho nền kinh tế phát triển. Còn nếu các quy định của pháp luật thấp hơn đối với trình độ phát triển của kinh tế thì nền kinh tế sẽ bị kìm hãm lại bởi các quy định lạc hậu, bảo thủ.
Sự thiếu hụt về các quy định pháp luật đối với các lĩnh vực nhất định mà hầu như là trong các lĩnh vực kinh tế còn mới xuất hiện làm thiếu hụt cơ sở pháp lí để bảo đảm cho các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân có thể chủ động, bình đẳng, tự do tổ chức sản xuất kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm trong đó có nhiều ngành nghề mới lạ.
Hệ thống pháp luật nếu không phù hợp thì gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đối với nền kinh tế. Tuy nhiên nhà nước đang ngày càng chú trọng việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, cụ thể đẻ đáp ứng nhu cầu của sự phát triển nền kinh tế.
3 Liên hệ thực tế Việt Nam
Trước công cuộc Đổi Mới, nhiều quy định của pháp luật thể hiện sự cao hơn so với trình độ thực tế cuả nền kinh tế. Do đó không những không thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế mà còn làm cho nền kinh tế trì trệ kém phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn hay sự can thiệp quá sâu của pháp luật vào các hoạt động kinh tế đã làm cho các chủ thể kinh tế không phát huy hết khả năng sáng tạo, thiếu chủ động, mang tính cứng nhắc với những hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, dẫn đến năng suất lao động thấp, sản xuất ra ít sản phẩm, cơ chế quản lí xơ cứng. Một số quy định còn cản trở những ý tưởng, những hành vi kinh doanh chính đáng và mang lại lợi nhuận. Trong khi mà nền kinh tế nước ta không thể đáp ứng đủ việc chi trả tiền cho việc học và khám chữa bệnh cho mọi công dân thì tại Điều 60 Hiến pháp năm 1980 có quy định “...Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc, thực hiện chế độ học không phải trả tiền và chính sách cấp học bổng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân học tập” hay Điều 61 Hiến pháp năm 1980 cũng quy định “Nhà nước thực hiện chế độkhám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền”. Quy định nền kinh tế nước ta có 2 hình thức sở hữu là sở hữu quốc doanh và sở hữu tập thể, theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ. Những quy định đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế.
Pháp luật hiện hành còn thiếu nhiều cơ sở pháp lí để đảm bảo cho các thành phần kinh tế có thể chủ động, bình đẳng, tự do tổ chức sản xuất kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã lạc hậu nhưng vẫn chưa được sửa đổi hay hủy bỏ dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ và mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, còn nhiều thủ tục rườm rà gây nhiều khó khăn cho việc đăng kí bản quyền, đăng kí sở hữu độc quyền, đăng kí sản xuất kinh doanh. Nước ta vẫn còn thiếu nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về các vấn đề như: luật chứng khoán, luật cạnh tranh, luật bảo hiểm, luật bảo hiểm thất nghiệp, luật công nghệ thông tin, luật sử dụng vốn nhà nước đầu tư king doanh,... điều đó làm thiếu cơ sở pháp lí dẫn đến sự mất bình đẳng, mất quyền lợi đối với các bên tham gia quan hệ kinh tế, kinh doanh mua bán.
Mặc dù chúng ta không thể không thừa nhận những mặt tích cực, những tác động tốt đến kinh tế của pháp luật nhất là sau khi công cuộc Đổi Mới diễn ra cho đến nay. Nhiều quy định của pháp luật đã được sửa đổi theo hướng phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế nên đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và cả xã hội như các quy định về việc phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ ché thị trường, có sự điều tiết của nhà nước, quy định về chế độ khoán sản phẩm trong công nghiệp. Điều đó thúc đẩy sự sáng tạo, thay đổi các loại máy móc cũ bằng máy móc mới từ đó tăng năng suất lao động sản xuất ra được nhieuf sản phẩm hơn.
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì pháp luật phải thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau, tạo điều kiện cho chúng được cùng tồn tại và phát triển, không nên loại trừ hay hạn chế chúng mà phải kiểm soát chúng, định hướng điều tiết sự phát triển của chúng, khai thác tối đa chức năng động hiệu quả cao của chúng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng trưởng của nền kinh tế góp phần tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống nhân dân.
Những tác động tích cực của pháp luật dẫn đến sự phát triển kinh tế có thể được minh chứng bằng rất nhiều các quy định của pháp luật Việt Nam thời kì Đỏi Mới chẳng hạn khi pháp luật quy định các thành phần kinh tế bình đẳng đã giúp cho thành phần kinh tế nhà nước vươn lên hoạt động hiệu quả hơn để cùng cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế khác. Việc phapf luật cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đã nâng cao chức năng động sáng tạo, trách nhiệm và hiệu quả trong hoạt động kinh tế.
Trong tiến trình cải cách hành chính ở nước ta những quy định pháp luật về trình tự thủ tục trong đăng kí kinh doanh, liên quan đến các hoạt động kinh tế ngày càng được đơn giản hóa, thuận lợi, thông thoáng nên đã làm cho các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước tăng lên tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của các tổ chức và nhân dân. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước đã tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, tạo lập hành lang an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
III KẾT LUẬN
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có hai mặt đối lập của nó, pháp luật cũng thế vừa có tích cực, vừa có tác dụng tiêu cực đến kinh tế. Nhưng những tác động tiêu cực chỉ xảy ra khi chúng ta sử dụng pháp luật không thích hợp, đưa ra các điều luật xa vời với thực tiễn, gây khó dễ cho việc phát triển kinh tế còn nếu biết vận dụng một cách linh hoạt các mặt tích cực của pháp luật thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng nhưng ổn định và bền vững. Nói tóm lại, cần có những quy định pháp luật phù hợp với thực tế của nền kinh tế. Có như thế pháp luật mới phát huy hết vai trò của mình đối với kinh tế.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lí hầu như tất cả các mặt, các lĩnh vực của đất nước vì vậy pháp luật có những vai trò quan trọng đối với từng lĩnh vực trong hoạt đông của đất nước, xã hội. Pháp luật không chỉ là vũ khí chinh trị để giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, là cơ sở pháp lí để bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động; pháp luật còn là phương tiện để giáo dục con người, tạo ra môi trường pháp lí thuận lợi cho việc hình thành nhưng quan hê mơi trong xã hội, đồng thời củng cố, mở rộng mối quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho những công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác phát triển vì xã hội công bằng, văn minh tốt đẹp hơn. Và pháp luật cũng có một vai trò to lớn đối với kinh tế. Một nền kinh tế có thể phát triển bền vững ổn định thì phải có một hệ thống pháp luật về kinh tế phù hợp, chi tiết. Sau đây là những phân tích về vai trò của pháp luật đối với kinh tế.
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lí luận
a Khái niệm pháp luật
Theo quan điểm Mác – Lênin thì pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hay thùa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể.
Pháp luật là công cụ mà giai cấp cầm quyền sử dụng để thục hiên chức năng quản lí và hợp pháp hóa quan hệ thông trị đội với xã hội. Vì vậy pháp luật có ảnh hưởng đối với mọi lĩnh vực xã hội.
b Khái niệm kinh tế
Kinh tế là tổng thể nón chung những quan hệ sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, là hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất.
c Mối quan hệ của pháp luật và kinh tế
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lê nin pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội, kinh tế là hiện tượng thuộc cơ sở hạ tầng của xã hội nên pháp luật phụ thuộc vào kinh tế. Kinh tế quyết định sự ra đời tồn tại và phát triển của pháp luật. Pháp luật là sự phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, là cơ sở pháp lí cho sự tồn tại và pháp triển các quan hệ kinh tế - xã hội. Các quy định của pháp luật không được cao hơn hay thấp hơn trình độ của nền kinh tế đã sinh ra nó.
Tuy nhiên, theo quan quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lê nin thì kiến thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối đối với cơ sở hạ tầng vì thế cho nên pháp luật cũng có tính độc lập tương đối đối với kinh tế. Thông qua việc điều tiết nền kinh tế, pháp luật có thể thúc đẩy nền kinh tế nhưng cũng có thể kìm hãm sự pháp triển của nền kinh tế.
2 Vai trò của pháp luật đối với kinh tế
Sự ảnh hưởng của pháp luật đối với kinh tế bằng chính nội dung các quy định của pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật mà nhà nước đã ban hành. Ngoài ra các hoạt đông áp dụng pháp luât, hoạt động xét xử, bảo vệ pháp luật cũng có ảnh hưởng lớn tới các hoạt đông kinh tế trong xã hội. Sự ảnh hưởng đó có thể theo hướng tích cực, cũng có thể không tích cực hoăc vừa tích cực vừa tiêu cực. Pháp luật có ảnh hưởng đến cách tổ chức và vận hành của nền kinh tế quốc dân. Có nhưng quy định của pháp luật có thể thúc đẩy kinh tế phát triển ở măt này nhưng kìm hãm ở mặt kia.
a Vai trò tích cực của pháp luật đến sự phát triển của kinh tế
Khi pháp luật phản ánh đúng, đầy đủ, kịp thời tình hình kinh tế của đất nước thì nó sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển. Pháp luật góp phan tích cực vào việc tổ chức quản lí và điều tiết kinh tế, tạo dựng môi trường pháp lí cho các hoạt động kinh tế, của các tổ chức kinh tế, cá nhân được tiến hành thuận lợi, co trật tự và đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau:
Pháp luật xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập, cơ chế kinh tế, các cách quản lí kinh tế qua đó góp phần tích cực vào việc sắp xếp cơ cấu các ngành kinh tế, tác động tới sự tăng trưởng và sử ổn định, cân đối của nền kinh tế. Ví dụ như việc xác định chính sách tài chính, đầu tư có ảnh hương lớn đến các nguồn vốn để đầu tư cho các dự án kinh tế tư đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cua các nền kinh tế.
Pháp luật điều chỉnh các hơp đồng kinh tế, quy định trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế, quy định chặt chẽ, cụ thể để bảo vệ các lợi ích kinh tế chính đáng của các chủ thể. Nhờ các quy định đó mà nhà nước có thể tổ chức và quản lí được nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng trong sử ổn định, cân đối và điều tiết nền kinh tế theo hướng mà nhà nước mong muốn.
Pháp luật bảo đảm cho các quan hệ kinh tế vận hành trong điều kiện ổn định, an toàn; điều chỉnh các quan hệ đó theo hướng phát triển lành mạnh. Nói cách khác pháp luật la hình thức pháp lí cho các quan hệ kinh tế tồn tại và phát triển. Vai trò tích cực của pháp luật đối với sự phát triển của kinh tế khi nó tác động cùng chiều với sự phát triển kinh tế.
Sự quản lí của nhà nước đối với nền kinh tế chỉ có thể được thực hiện và phát huy đầy đủ nhất, có hiệu quả nhất khi được xác lập dưới một hình thức pháp luật nhất định và được bảo đảm thực hiện bởi một cơ chế pháp luật thích hợp. Có thể nói trong thời đại hiện nay pháp luật đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Thiếu pháp luật, nền kinh tế nhất là kinh tế thị trường rất khó vận hành hay vận hành không hiệu quả. Các hoạt động kinh tế sẽ trở thành hỗn loạn không thể kiểm soát được.
Ta có thể thấy vai trò to lớn của các văn bản quy phạm pháp luật trong viêc tạo ra hành lang pháp lí cho sự ra đời va vận hành của các quan hệ kinh tế mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hợp tác và hội nhập nền kinh tế thế giới.
b Sự ảnh hưởng tiêu cực của pháp luật đến sự phát triển của kinh tế
Khi pháp luật phản ánh không đúng, pháp luật được xác định không phù hợp với các điều kiện, yêu cầu của nền kinh tế, những quy định pháp luật quá cao hay quá thấp so với trình độ phát triển của kinh tế thì chúng sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, thậm chí làm cho nền kinh tế phát triển lệch hướng và mang lại những tác hại nhất định cho nên nếu pháp luật mà không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thì nó sẽ làm cho nền kinh tế tụt hậu so với tiến trình phát triển kinh tế của thế giới.
Nếu các quy định của pháp luật cao hơn trình độ của kinh tế thì nền kinh tế sẽ không thể đáp ứng được các quy định đó. Từ đó có thể dẫn đến sự khủng hoảng, thiếu hụt trầm trọng nguồn lực của kinh tế. Làm cho kinh tế chao đảo là một sự việc hết sức đáng lo ngại vì chúng ta phải tốn lượng thời gian lớn để có thể làm ổn định lại nền kinh tế chứ chưa nói gì đến việc làm cho nền kinh tế phát triển. Còn nếu các quy định của pháp luật thấp hơn đối với trình độ phát triển của kinh tế thì nền kinh tế sẽ bị kìm hãm lại bởi các quy định lạc hậu, bảo thủ.
Sự thiếu hụt về các quy định pháp luật đối với các lĩnh vực nhất định mà hầu như là trong các lĩnh vực kinh tế còn mới xuất hiện làm thiếu hụt cơ sở pháp lí để bảo đảm cho các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân có thể chủ động, bình đẳng, tự do tổ chức sản xuất kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm trong đó có nhiều ngành nghề mới lạ.
Hệ thống pháp luật nếu không phù hợp thì gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đối với nền kinh tế. Tuy nhiên nhà nước đang ngày càng chú trọng việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, cụ thể đẻ đáp ứng nhu cầu của sự phát triển nền kinh tế.
3 Liên hệ thực tế Việt Nam
Trước công cuộc Đổi Mới, nhiều quy định của pháp luật thể hiện sự cao hơn so với trình độ thực tế cuả nền kinh tế. Do đó không những không thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế mà còn làm cho nền kinh tế trì trệ kém phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn hay sự can thiệp quá sâu của pháp luật vào các hoạt động kinh tế đã làm cho các chủ thể kinh tế không phát huy hết khả năng sáng tạo, thiếu chủ động, mang tính cứng nhắc với những hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, dẫn đến năng suất lao động thấp, sản xuất ra ít sản phẩm, cơ chế quản lí xơ cứng. Một số quy định còn cản trở những ý tưởng, những hành vi kinh doanh chính đáng và mang lại lợi nhuận. Trong khi mà nền kinh tế nước ta không thể đáp ứng đủ việc chi trả tiền cho việc học và khám chữa bệnh cho mọi công dân thì tại Điều 60 Hiến pháp năm 1980 có quy định “...Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc, thực hiện chế độ học không phải trả tiền và chính sách cấp học bổng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân học tập” hay Điều 61 Hiến pháp năm 1980 cũng quy định “Nhà nước thực hiện chế độkhám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền”. Quy định nền kinh tế nước ta có 2 hình thức sở hữu là sở hữu quốc doanh và sở hữu tập thể, theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ. Những quy định đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế.
Pháp luật hiện hành còn thiếu nhiều cơ sở pháp lí để đảm bảo cho các thành phần kinh tế có thể chủ động, bình đẳng, tự do tổ chức sản xuất kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã lạc hậu nhưng vẫn chưa được sửa đổi hay hủy bỏ dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ và mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, còn nhiều thủ tục rườm rà gây nhiều khó khăn cho việc đăng kí bản quyền, đăng kí sở hữu độc quyền, đăng kí sản xuất kinh doanh. Nước ta vẫn còn thiếu nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về các vấn đề như: luật chứng khoán, luật cạnh tranh, luật bảo hiểm, luật bảo hiểm thất nghiệp, luật công nghệ thông tin, luật sử dụng vốn nhà nước đầu tư king doanh,... điều đó làm thiếu cơ sở pháp lí dẫn đến sự mất bình đẳng, mất quyền lợi đối với các bên tham gia quan hệ kinh tế, kinh doanh mua bán.
Mặc dù chúng ta không thể không thừa nhận những mặt tích cực, những tác động tốt đến kinh tế của pháp luật nhất là sau khi công cuộc Đổi Mới diễn ra cho đến nay. Nhiều quy định của pháp luật đã được sửa đổi theo hướng phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế nên đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và cả xã hội như các quy định về việc phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ ché thị trường, có sự điều tiết của nhà nước, quy định về chế độ khoán sản phẩm trong công nghiệp. Điều đó thúc đẩy sự sáng tạo, thay đổi các loại máy móc cũ bằng máy móc mới từ đó tăng năng suất lao động sản xuất ra được nhieuf sản phẩm hơn.
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì pháp luật phải thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau, tạo điều kiện cho chúng được cùng tồn tại và phát triển, không nên loại trừ hay hạn chế chúng mà phải kiểm soát chúng, định hướng điều tiết sự phát triển của chúng, khai thác tối đa chức năng động hiệu quả cao của chúng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng trưởng của nền kinh tế góp phần tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống nhân dân.
Những tác động tích cực của pháp luật dẫn đến sự phát triển kinh tế có thể được minh chứng bằng rất nhiều các quy định của pháp luật Việt Nam thời kì Đỏi Mới chẳng hạn khi pháp luật quy định các thành phần kinh tế bình đẳng đã giúp cho thành phần kinh tế nhà nước vươn lên hoạt động hiệu quả hơn để cùng cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế khác. Việc phapf luật cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đã nâng cao chức năng động sáng tạo, trách nhiệm và hiệu quả trong hoạt động kinh tế.
Trong tiến trình cải cách hành chính ở nước ta những quy định pháp luật về trình tự thủ tục trong đăng kí kinh doanh, liên quan đến các hoạt động kinh tế ngày càng được đơn giản hóa, thuận lợi, thông thoáng nên đã làm cho các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước tăng lên tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của các tổ chức và nhân dân. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước đã tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, tạo lập hành lang an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
III KẾT LUẬN
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có hai mặt đối lập của nó, pháp luật cũng thế vừa có tích cực, vừa có tác dụng tiêu cực đến kinh tế. Nhưng những tác động tiêu cực chỉ xảy ra khi chúng ta sử dụng pháp luật không thích hợp, đưa ra các điều luật xa vời với thực tiễn, gây khó dễ cho việc phát triển kinh tế còn nếu biết vận dụng một cách linh hoạt các mặt tích cực của pháp luật thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng nhưng ổn định và bền vững. Nói tóm lại, cần có những quy định pháp luật phù hợp với thực tế của nền kinh tế. Có như thế pháp luật mới phát huy hết vai trò của mình đối với kinh tế.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: