chaulac_nam
New Member
Download Tiểu luận Vấn đề con người trong lý luận của chủ nghĩa Marx và Engel miễn phí
Trải qua hàng trăm năm sống dưới ách thống trị của phong kiến và thực dân, nhân dân Việt Nam luôn hiểu rõ giá trị của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người tháng 8 năm 1945. Hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển đã giúp Hồ Chí Minh đến được với chủ nghĩa Marx – Lênin và người nhận ra chân lý: giải phóng dân tộc gắn liền giải phóng giai cấp; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ: “Tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mục đích chung là thoát khỏi ách áp bức bóc lột, được sống sung sướng, tự do, tức là thực hiện chế độ cộng sản” (xem Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 7 trang 209).
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
; những đặc tính này là do trời ban, do đó không thể thay đổi và cũng vì vậy mà “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Sự phân chia đẳng cấp này bảo đảm cho sự thống trị của giai cấp thống trị dựa trên những quan niệm duy tâm về con người, thủ tiêu mọi đấu tranh của giai cấp bị trị.Sự phát triển của lịch sử xã hội cũng là lịch sử phát triển của từng cá nhân trở thành chủ thể sáng tạo tự do. Con người tạo thành xã hội, nhưng xã hội không đơn giản là những tập đoàn người. “Xã hội không phải là những cá thể người, mà là biểu hiện tổng số những mối liên hệ và quan hệ của chúng, trong đó những cá thể đó tồn tại với nhau”. Xã hội, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, có quy luật phát triển của nó. Những quy luật này tác động thông qua hoạt động có ý thức của con người nhưng lại không phụ thuộc vào ý thức con người. Những quy luật phát triển của xã hội là những quy luật khách quan, nhưng được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người. Chúng không chịu sự chi phối của ý chí con người, dù người đó có là một vĩ nhân. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về xã hội cho thấy, mặc dù không thể khống chế quy luật phát triển của xã hội, chúng ta hoàn toàn có thể cải tạo xã hội, tức là thúc đẩy tiến bộ xã hội thông qua phát triển con người. “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” (Marx – Engel toàn tập). Quan điểm này phủ định các quan điểm duy tâm, mang tính phản động về bản chất con người. Quan điểm duy vật về xã hội khẳng định tính tất yếu của phát triển xã hội, của con người và công cuộc đấu tranh giải phóng con người gắn liền với đấu tranh giai cấp.
2. Lao động hình thành con người và tạo lên xã hội
Con người hình thành nhân cách và tách ra khỏi giới sinh vật do lao động. “Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình” (Marx – Engel toàn tập). Lao động trước tiên tạo cho con người khả năng sinh tồn và phát triển cũng như hoạt động kiếm ăn của các động vật khác. Tuy thế, khác với các động vật khác, lao động của con người là lao động có mục đích. Con người tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Chính trong lao động, con người dần tạo ra những mối quan hệ xã hội, xây dựng lên xã hội loài người.
Chính từ lao động, con người đã thoát khỏi thế giới động vật, phát triển bản thân. Con người chỉ hoàn thiện mình thông qua lao động. Thông qua lao động lịch sử, con người phát triển lực lượng sản xuất, cải tạo thực tiễn, xây dựng quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ. Con người chỉ có thể tồn tại được khi tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu của mình và chính lao động sản xuất là yếu tố quyết định hình thành con người và ý thức. Lao động là nguồn gốc duy nhất của vật chất, vật chất quyết định tinh thần; do đó, theo logic thì lao động là nguồn gốc của văn hoá vật chất và tinh thần.
Khác với các loài động vật khác, lao động của con người không chỉ là hoạt động mang tính bản năng mà đó là những hoạt động có ý thức, có mục đích, mang tính tổ chức, tính xã hội rõ rệt. Lao động của con người mang mục đích cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội rõ nét. Marx đã từng nói người thợ xây không bao giờ tinh xảo như con ong xây tổ nhưng người thợ xây hơn hẳn con ong ở chỗ trước khi xây dựng một công trình họ đã hình thành được hình tượng của công trình ấy trong đầu họ. Tức là hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, lúc đầu còn sơ khai, nhưng qua tổng kết thực tiễn, ngày nay, mỗi hoạt động của con người đều cần được lý luận dẫn đường. Chính nhờ có lý luận mà hoạt động thực tiễn của con người càng mang tính tự giác, có hiệu quả cao và đạt được mục đích. Đúng như Hồ Chí Minh nói: “thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng”.
Mặt khác trong lao động con người quan hệ với nhau tạo thành quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất là nền tảng để từ đó hình thành các quan hệ xã hội khác trong các lĩnh vực đời sống và tinh thần. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội biến đổi và phát triển tùy thuộc vào các chế độ xã hội với trình độ văn minh khác nhau. Khi xã hội bắt đầu phân chia giai cấp, đa số người bắt buộc phải sống phụ thuộc vào một số ít người, quan hệ đó được pháp luật và nhà nước bảo vệ. Đồng thời sự phân công lao động trong xã hội dần hình thành, dẫn đến lao động trí óc tách ra khỏi lao động chân tay. Điều đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội và khi xã hội phát triển thì lại đòi hỏi trình độ phát triển cao hơn nữa của mỗi cá nhân. Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người mà còn cải tạo bản thân con người, phát triển con người cả về mặt thể lực và trí lực. "Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó" (Marx – Engel toàn tập) .
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, con người đã hình thành trên thế giới một quyển mới, vẫn được gọi là trí quyển. Đó chính là sản phẩm tích tụ của lao động con người trải qua nhiều thế kỷ. Có thể nói, với lao động, loài người hiện nay đã bước vào một giai đoạn phát triển mới: thời kỳ của kinh tế tri thức. Nhưng đồng thời, những tiến bộ công nghệ hiện đại cũng đem lại cho con người thêm nhiều hiểu biết về tự nhiên, trong đó hiểu biết quan trọng nhất chính là việc con người không thể tách mình ra khỏi tự nhiên, chế ngự tự nhiên mà phải học cách sống hòa hợp với tự nhiên, coi mình là một bộ phận của sinh giới, của tự nhiên. Những tiến bộ mới trong khoa học càng khẳng định sự đúng đắn trong luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về con người.
Con người hình thành nên bản chất cá nhân của mình, hình thành cái tui cá nhân thông qua lao động, học tập. Engel viết: “lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”.
Trong quá trình lao động, học tập, con người tham gia vào xã hội, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội bằng lao động của cá nhân mình. Ngược lại, các tiến bộ xã hội nhờ sự tích tụ thành quả lao động của nhân loại qua các thời kỳ lịch sử tác tạo thành các xã hội cụ thể ở từng thời kỳ cụ thể. Xã hội đó tác động sâu sắc đến từng cá nhân và hoạt động lao động của cá nhân đó. Tác động lớn nhất của xã hội đến cá nhân là thông qua mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất.
Để lao động, sản xuất ra của cải vật chất, con người cần có tư liệu sản xuất. Đó là đất đai, là công cụ lao động và sức lao động của cá nhân. Tuy vậy, kể từ khi xã hội phân chia giai cấp thì tư liệu sản xuất không còn thuộ...