himura_nachiko

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:

MỤC LỤC
A/ MỞ ĐẦU
B/NỘI DUNG
1. Khái niệm quyền nhân thân
a. Định nghĩa quyền nhân thân.
b.Đặc trưng cơ bản của quyền nhân thân.
2. Phân loại quyền nhân thân
3. Ý nghĩa của bảo vệ quyền nhân thân
4. Các cách và biện pháp bảo vệ quyền nhân thân
5. Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bảo vệ quyền nhân thân và những giải pháp nhằm hoàn thiện Luật dân sự
C/KẾT LUẬN










A/ MỞ ĐẦU
Trong các vấn đề của xã hội loài người, quyền con người nói chung và quyền công dân nói riêng là những vấn đề có lịch sử lâu đời cả về phương diện lí luận cũng như thực tiễn. Quyền công dân nói chung được chia làm năm nhóm: Nhóm các quyền chính trị, nhóm các quyền dân sự, nhóm các quyền kinh tế, nhóm các quyền văn hóa và nhóm các quyền xã hội.Pháp luật dân sự là công cụ để thực hiện quyền dân sự của công dân. Mỗi cá nhân đều luôn có nhu cầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thể và các nhu cầu về tư tưởng, tinh thần, nó gắn liền với hai loại quyền đó là quyền về tài sản và các quyền về nhân thân. Tuy nhiên lịch sử phát triển của pháp luật dân sự cho thấy trong thời gian qua quyền nhân thân của cá nhân chiếm một vị trí không đáng kể trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, hầu như bị các vấn đề về tài sản làm lu mờ, lấn át. Điều này phụ thuộc vào vị trí của con người, sự quan tâm của xã hội đối với con người trong từng chế độ xã hội nhất định.
Quy luật cho thấy khi con ngừơi đã phần nào thỏa mãn những lợi ích về mặt vật chất, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến những giá trị tinh thần, coi đó là bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người và đòi hỏi những giá trị đó ngày càng mở rộng và tôn trọng hơn. Ở nước ta hiện nay, tình trạng quyền nhân thân bị xâm phạm và không được bảo vệ thỏa đáng là khá phổ biến và đang trong tình trạng ngày càng gia tăng. Việc làm cho mỗi cá nhân nhận biết được những giá trị nhân thân của mình và tôn trọng giá trị nhân thân của người khác là một việc làm không hề đơn giản.
Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu vấn đề quyền nhân thân của cá nhân là một vấn đề hết sức thiết yếu và cấp bách, từ đó đưa ra những phương án, giải pháp để bảo vệ quyền nhân thân cũng như hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân nhằm đảm bảo hơn công bằng văn minh xã hội.
B/NỘI DUNG
1. Khái niệm quyền nhân thân
a. Định nghĩa quyền nhân thân.
Quyền nhân thân( Persionality rights) là thuật ngữ pháp lí để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân. Từ xưa đến nay, nói đến quyền nhân thân ngừơi ta thường liên tưởng ngay đến những quyền có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Nói chung, quyền nhân thân là quyền để bảo vệ cái danh của mỗi người bao gồm nhiều khái niệm danh dự, danh vị, danh tiếng , danh hiệu,.. Một xã hội ngày càng phát triển tiến bộ bao nhiêu, nền tự do dân chủ càng được mở rộng bao nhiêu thì con người càng được tôn trọng bấy nhiêu và do đó các quyền nhân thân cũng ngày càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn với các biện pháp bảo vệ ngày càng hiệu quả.
Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh thần của cá nhân được pháp luật thừa nhân và bảo vệ. Trong lịch sử lập pháp của nước ta nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, thuật ngữ quyền nhân thân được ra đời khá muộn. Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 là văn bản pháp lí lần đầu tiên đề cập đến quyền nhân thân, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hiện thực hóa quyền con người. Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam thừa nhận sự tồn tại tất yếu của những quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân. Điều đó cũng chứng minh được rằng, pháp luật dân sự không chỉ là công cụ để bảo vệ những quan hệ tài sản, bảo vệ những giá trị vật chất mà pháp luật dân sự còn là công cụ hữu hiệu để cá nhân bảo vệ những giá trị tinh thần của mình.
Kế thừa Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền nhân thân tại Điều 26:" Quyền nhân thân
Quyền nhân thân được quy định trong bộ luật này là quyền dân sựu gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác"
Quyền nhân thân được hiểu dưới góc độ pháp luật nói chung đó là một dạng quyền của cá nhân trong lĩnh vực dân sự. Dưới góc độ pháp luật dân sự, quyền nhân thân là tiền đề hình thành nên quan hệ nhân thân. Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức. Đây cũng đồng thời là nhóm quan hệ xã hội thứ hai trong hai nhóm quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. Nếu so sánh với quan hệ tài sản thì quan hệ nhân thân thể hiện những đặc trưng riêng vốn có như được hình thành từ những giá trị nhân thân nên chúng không có nội dung kinh tế, không gắn với quyền lợi về tài sản của chủ thể , không áp dụng biện pháp đảm bảo thực hiện, thiệt hại trong quan hệ nhân thân là yếu tố không định lượng được một cách trực tiếp.
b. Đặc trưng cơ bản của quyền nhân thân.
* Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và nguyên tắc không thể chuyển dịch cho các chủ thể khác
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Tiểu luận: vấn đề quyền nhân thân của cá nhân

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top