witoc_apple

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục Lục
---------------------oo0oo------------------
Lời mở đầu 2
Nội dung 3
Chương 1.Tư tưởng hồ chí minh về cán bộ và công tác cán bộ 3
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ 3
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác cán bộ 4
1.3. Yêu cầu đối với cán bộ cách mạng 4
1.4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ 8
Chương 2 . Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ trong công tác đánh giá cán bộ hiện nay 14
2.1. Thực trạng chung 14
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đánh giá cán bộ 16
2.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ làm công tác tổ chức cán bộ vững mạnh 16
2.2.2. Đánh giá cán bộ một cách toàn diện, chú trọng lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách được giao làm thước đo 17
2.2.3. Đánh giá cán bộ phải xem xét cả một quá trình. 19
2.2.4. Mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch trong đánh giá cán bộ. Để cho tập thể và quần chúng tham gia đánh giá cán bộ. 19
2.2.5. Để cán bộ tự đánh giá và thực hiện công khai hóa kết quả đánh giá cán bộ. 20
2.2.6. Sáng suốt, tinh tường trong phân định cán bộ tốt và cán bộ kém. 21
Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24


Lời mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà tư tưởng, danh nhân văn hoá lớn của thế giới. Tư tưởng của Người luôn là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ phấn đấu học tập và noi theo. Với sự hiểu biết sâu rộng, là kiến trúc sư và linh hồn của khối đoàn kết dân tộc, Người cũng đã để lại cho nhân dân ta nhiều bài học quý giá về việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Giá trị cao quý của nó không những là các chỉ dẫn lý luận mang tính sáng tạo, thiết thực mà còn có ý nghĩa thực tiễn chỉ đạo và định hướng trực tiếp cho công tác cán bộ của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và mai sau.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy chúng ta rằng "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Đó là một con người phát triển toàn diện, có tư tưởng và tình cảm đẹp, có tri thức và năng lực làm chủ xã hội, làm chủ bản thân có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, có sự phát triển đầy đủ về các mặt: tri thức, đạo đức, thể chất và thẩm mỹ. "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" ,nên hơn ai hết, họ phải có đủ năng lực, phẩm chất của một con người xã hội chủ nghĩa để lãnh đạo đất nước và phục vụ nhân dân. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã, đang diễn ra sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, tiến đến mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Từ đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp có đức, có tài, vừa hồng vừa chuyên, ngang tầm, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng. Vì lí do đó mà tui chọn đề tài : Vận dụng tư tưởng Hồ Chi Minh về cán bộ trong công tác đánh giá cán bộ hiện nay. Đề tài được chia làm ba phần , thứ nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, thứ hai là thực trạng cán bộ hiện nay và cuối cùng là vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ.

Nội dung
Chương 1.Tư tưởng hồ chí minh về cán bộ và công tác cán bộ
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ
Hồ Chí Minh là một trong những người tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp năm 1920; là người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930; là cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Đảng cộng sản Việt Nam, suốt cả cuộc đời chăm lo lãnh đạo, rèn luyện Đảng, đồng thời là một chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Trong hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ để có đủ sức mạnh hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Về vị trí của cán bộ, Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là giây chuyền của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” . Như vậy, cán bộ có vị trí chủ thể của sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Vị trí lãnh đạo, vị trí chủ thể của cán bộ là do Đảng, Nhà nước, đoàn thể phân công, và quyền lực của cán bộ cũng như nhiệm vụ của người cán bộ là do nhân dân giao cho.
Về vai trò của cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định rằng: cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém. Với ý nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, cán bộ là lực lượng tinh tuý nhất của xã hội, có vị trí vừa tiên phong vừa là trung tâm của xã hội và có vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống chính trị nước ta.
Luận điểm khái quát nhất của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ là: cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành, là trâu ngựa của nhân dân.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác cán bộ
Trong quá trình xây dựng Đảng, công tác cán bộ là một trong những công tác chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết định thành công tới toàn bộ công tác xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng. Khi nào, nơi nào làm tốt công tác cán bộ thì khi đó, nơi đó cách mạng sẽ có nhiều thuận lợi và giành được thắng lợi, và ngược lại. Với quan điểm đó, cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đến công tác cán bộ, từ đánh giá, lựa chọn, huấn luyện, thử thách, rèn luyện, sử dụng, đãi ngộ. Sau năm 1920, khi đã trở thành người cộng sản, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Hồ Chí Minh đã tích cực chuẩn bị cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hồ Chí Minh là tìm kiếm những thanh niên Việt Nam yêu nước, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện họ trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; gửi những người ưu tú hay có nhiều triển vọng tốt vào đạo tại các trường của Trung Quốc và của Quốc tế Cộng sản. Từ khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 trở đi, Hồ Chí Minh luôn luôn chú ý huấn luyện và xây dựng lực lượng cán bộ. Chính do như vậy, cho nên Đảng đã lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
1.3. Yêu cầu đối với cán bộ cách mạng
Yêu cầu về tư cách. Có ba nội dung chủ yếu nhất sau đây có tính bao quát toàn bộ các mặt của nó mà Hồ Chí Minh hay nêu:
Một là: Cán bộ phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng.
Hai là: Người cán bộ phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và lên trước hết, “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, văn hoá, chính trị của nhân dân. Vì toàn dân được giải phóng, tức là Đảng được giải phóng” . Hồ Chí Minh đề ra nguyên tắc: “Lợi ích cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài” .
Trong việc chống chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh rất coi trọng lợi ích cá nhân, miễn là lợi ích cá nhân của cán bộ là phù hợp với lợi ích của Đảng, của cách mạng. Trong cuộc sống, nhiều khi lợi ích cá nhân phù hợp với lợi ích của Đảng, nhưng cũng có lúc không, vì thế Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui lòng hy sinh cho Đảng” ; đảng viên và cán bộ “phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết…Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính Đảng”” .
Ba là: Người cán bộ phải có một đời tư trong sáng, phải là một tấm gương sáng trong cuộc sống. Điểm nổi bật của Hồ Chí Minh so với nhiều danh nhân khác ở trong nước và trên thế giới là toàn bộ cuộc đời của Người là tấm gương sáng về đạo đức. Sức mạnh của đạo đức đã lan toả, thẩm thấu trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trở thành giá trị cốt lõi, vĩnh hằng của văn hoá trong các thế hệ các dân tộc ở trên đất nước Việt Nam. Nếu cán bộ không có một đời tư trong sáng thì sẽ không thuyết phục, vận động được nhân dân trong các phong trào cách mạng. Người cán bộ, ngoài việc phải hoàn thành tốt công việc chung của Đảng đã được phân công, lại phải còn là một thành viên tốt của gia đình, là một người công dân tốt, kiểu mẫu ở khu dân cư và ngoài xã hội, sống cuộc sống chan hoà, gần gũi với mọi người chung quanh trong cùng bản làng, phum, sóc, thôn xóm…
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực. Trước hết, cán bộ phải có đạo đức cách mạng. Đây là yêu cầu “gốc”, “nguồn” đúng như Hồ Chí Minh đã nêu. Đây cũng chính là quan điểm xuất phát, một yêu cầu có tính chất tiên quyết đối với cán bộ cách mạng. Không ít lần, Hồ Chí Minh lưu ý rằng: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài” , người cán bộ cách mạng không phải là người “làm quan cách mạng”, không phải vào Đảng, không phải làm cán bộ là để “thăng quan tiến chức”, không phải như dưới thời thực dân-phong kiến “một người làm quan cả họ được nhờ”, không phải làm cán bộ để “đè đầu cưỡi cổ dân chúng như dưới thời thực dân-phong kiến”, v.v. Người cán bộ phải tận tụy với sự nghiệp cách mạng, phải trung thành với Đảng, với Tổ quốc, “phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” . Trung thành ở đây trước hết đòi hỏi cán bộ phải hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình được giao, kể cả trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và kể cả khi thời bình, xây dựng đất nước; khi gặp thắng lợi thì không kiêu căng, chủ quan, tự mãn; khi gặp khó khăn, gian khổ, trở ngại thì không hoang mang, dao động; “vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi” ; phải luôn luôn có ý thức và hành động bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc. Trung thành với cách mạng là phải hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, là việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ, cũng gắng sức làm, việc gì có hại cho dân, dù nhỏ, cũng hết sức tránh.
Đồng thời, về năng lực, cán bộ phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Muốn thế, phải “chuyên”. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quyết định của đoàn thể chỉ biến thành hiện thực trong cuộc sống, ngoài yêu cầu về việc đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định đó phải đúng đắn, còn có việc phải tổ chức lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân ra sức thực hiện thắng lợi. Không như thế thì đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quyết định của đoàn thể nhân dân chỉ nằm trên giấy.
Cán bộ phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Đây là yêu cầu đối với cán bộ ở tất cả các thời kỳ cách mạng, nhưng trong thời kỳ Đảng cầm quyền càng đặc biệt quan trọng hơn. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, người cán bộ, bằng hành động thực tế của mình, phải làm cho dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục; đừng có mang danh cộng sản để đè đầu cưỡi cổ nhân dân; phải yêu dân, kính dân; phải việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố tránh; phải khổ trước thiên hạ và vui sau thiên hạ; phải vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.
Cán bộ phải luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt. Học suốt đời, học không biết chán, dạy không biết mỏi (Nho giáo); học, học nữa và học mãi (V.I.Lênin)… đó là những điều mà Hồ Chí Minh đã chú ý vận dụng vào trong cuộc sống của chính bản thân mình và giáo dục, rèn luyện cho cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh quan niệm: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Hồ Chí Minh cho rằng, ngày nay không thể lãnh đạo chung chung được nữa, rằng, chỉ có lòng nhiệt tình không thôi thì chưa đủ, mà còn phải có tri thức nữa. Hồ Chí Minh suốt đời chăm chỉ học tập, già rồi, cuối đời rồi vẫn còn học; học ở nhà trường, học trong cuộc sống, và quan niệm của Hồ Chí Minh học không phải là để có bằng cấp, để thăng chức.
Cán bộ phải có phong cách tốt. Theo Hồ Chí Minh, muốn có phong cách công tác tốt, phải phòng và chống tác phong chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái, ham chuộng hình thức, phô trương cho oai, làm đại khái, qua loa. Phải sâu sát, tỷ mỉ; nắm việc lớn, phải giải quyết bắt dầu từ những việc cơ bản, không cận thị (tức là chỉ nhìn gần mà không nhìn xa trông rộng được), có đầu óc quan sát; phải chân đi, miệng nói, tay làm, không như thế thì đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo công văn nhưng công việc không chạy.
Hồ Chí Minh đã nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quy luật Đảng thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân mình. Điều này đúng như điều tất yếu mà Hồ Chí Minh đã nêu: Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra, do đó, Đảng phải thường xuyên phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, và đó chính là quy luật phát triển của một Đảng Mác – Lênin, một Đảng chiến đấu dưới lá cờ của chủ nghĩa cộng sản, vì một xã hội tốt đẹp, vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người.
Riêng về phong cách công tác của cán bộ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới các vấn đề chủ yếu: Sửa cách lãnh đạo về công tác cán bộ; Biết chọn trình tự ưu tiên công việc; Thường xuyên tổng kết công tác; Phải luôn luôn có sáng kiến; Sâu sát, gần gũi nhân dân, có tinh thần phụ trách trước dân; Phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ; Có lãnh đạo chung, nhưng có chỉ đạo điểm.
1.4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ
Phạm vi của vấn đề công tác cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng, nhưng tập trung chủ yếu một số nội dung sau đây:
- Hiểu và đánh giá đúng cán bộ để lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ. Đây là yêu cầu xuất phát để tiến hành các mặt khác của công tác cán bộ. Nếu không đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác cán bộ thì không thể đề ra chính sách cán bộ một cách đúng đắn được. Hồ Chí Minh cho rằng, cứ mỗi lần xem xét lại cán bộ, một mặt sẽ tìm thấy những nhân tài mới, mặt khác thì những người yếu kém sẽ bị lòi ra. Hiểu và đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác cán bộ phải có những yêu cầu riêng. Đồng thời, hiểu và đánh giá đúng cán bộ phải có có những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực, đánh giá một cách hoàn toàn công minh, khách quan. Yêu cầu về mặt này cho chúng ta thấy không thể đem cái thước đo chất lượng của cán bộ vùng thành thị để đo chất lượng cán bộ vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; không thể đem thước đo chất lượng cán bộ lĩnh vực này vào đo chất lượng cán bộ ở lĩnh vực khác.
Người làm công tác cán bộ khi đánh giá, xem xét cán bộ phải “tự biết mình”, tức là biết được “sự phải trái của mình”, sửa chữa những khuyết điểm của mình, để “mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng”, như thế mới không phạm những căn bệnh: 1. Tự cao tự đại; 2. Ưa người ta nịnh mình; 3. Do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người; 4. Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng, nếu phạm một trong bốn bệnh đó thì người làm công tác cán bộ cũng như mắt đã mang kính có màu, không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, xem xét một người cán bộ không nên chỉ xem xét mặt bên ngoài, xem xét qua một việc, mà phải xem xét kỹ cả toàn bộ công việc của người cán bộ đó. Quan niệm của Hồ Chí Minh là: trong thế giới, cái gì cũng biến hoá, tư tưởng con người cũng vậy, cho nên xem xét cán bộ phải toàn diện, xem xét cả một quá trình công tác của người cán bộ. Có người trước đây có sai lầm nhưng nay đã sửa chữa được, có người nay không có sai lầm nhưng sau lại mắc sai lầm, có người trước đây đi theo cách mạng nay lại phản cách mạng, ngược lại có người trước đây không theo cách mạng nay lại tham gia cách mạng… nghĩa là quá khứ, hiện tại, tương lai của mọi người không phải luôn luôn giống nhau. Do đó, xem xét cán bộ phải xem xét cả lịch sử của họ, toàn bộ công việc của họ.
Hồ Chí Minh nêu lên quan điểm: “Ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế, tuy họ làm được việc, cũng không phải cán bộ tốt. Ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt. Người ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ” .
Phải “khéo dùng cán bộ”, “dùng người đúng chỗ, đúng việc”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: dùng người như dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được. Hồ Chí Minh phê bình rằng, thường chúng ta không biết tùy tài mà dùng người, thí dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao, thành thử hai người đều lúng túng, nếu biết tùy tài mà dùng người thì hai người đều thành công.
Hồ Chí Minh phê bình nghiêm khắc tệ “kéo bè kéo cánh” trong công tác cán bộ. Tệ này phát sinh từ bệnh bè phái, ai hợp với mình thì thì dù người xấu cũng đánh giá là tốt, việc dở cũng đánh giá là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau; ai không hợp với mình thì người tốt cũng đánh giá là người xấu, việc hay cũng đánh giá là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống. Khuyết điểm này, như Hồ Chí Minh chỉ ra, nó rất tai hại, nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình, làm hại sự thống nhất, nó làm mất sự thân ái, đoàn kết đồng chí, gây ra những mối nghi ngờ…


2.2.3. Đánh giá cán bộ phải xem xét cả một quá trình.
Khi đánh giá cán bộ không thể chỉ xét một lúc, một thời điểm, một thời gian ngắn, hay chỉ thấy hiện tại, mà cần có thời gian dài, có một quá trình. Bởi vì, mọi việc đều có sự biến chuyển, con người cũng có sự thay đổi về nhiều mặt, cho nên nhận xét về một con người không thể cố định bất biến mà phải trong quá trình vận động, biến đổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trong thế giới, cái gì cũng biến hóa. Tư tưởng của người cũng biến hóa. Vì vậy cách xem xét cán bộ, quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hóa....
Một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này không phạm sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau”.
Muốn đánh giá cán bộ đúng đắn, chính xác, người có trách nhiệm phải kiên nhẫn tìm hiểu, theo dõi cán bộ trong một thời gian dài. Do đó, người làm công tác này phải có kế hoạch thật chặt chẽ, hợp lý trong quản lý cán bộ, phải có các bước đánh giá phù hợp, khoa học, phải hợp lực với nhiều người, tham khảo ý kiến số đông trong đánh giá cán bộ. Muốn vậy, phải thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng và quần chúng.
2.2.4. Mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch trong đánh giá cán bộ. Để cho tập thể và quần chúng tham gia đánh giá cán bộ.
Mỗi một con người có nhiều mối quan hệ ngang dọc, trên dưới, trong ngoài. Cán bộ là một thành viên của một tập thể, một cộng đồng, cùng làm việc, cùng sinh hoạt với nhau, nên cũng có rất nhiều mối liên hệ. Công việc mà cán bộ phụ trách thường liên quan đến nhiều việc, nhiều người. Do vậy, khi đánh giá cán bộ, bên cạnh ý kiến nhận xét của cán bộ lãnh đạo quản lý, của cơ quan tham mưu, còn phải coi trọng ý kiến của tập thể cán bộ và ý kiến của đông đảo quần chúng. Nếu chỉ riêng ý kiến nhận xét, đánh giá của cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ phụ trách công tác tổ chức cán bộ thì sẽ không thể thấy hết mọi mặt của người cán bộ, mọi vấn đề có liên quan đến cán bộ. Những đồng nghiệp cùng làm việc với cán bộ từng thường xuyên cộng tác, gánh vác, chia sẻ trách nhiệm với nhau, gần gũi, trao đổi với nhau nhiều việc, nhiều vấn đề, cho nên họ hiểu nhau hơn là giữa cán bộ lãnh đạo với cấp dưới. Mỗi cán bộ cũng có nhiều mối quan hệ với quần chúng qua công tác, qua sinh hoạt và nhiều hoạt động khác. Quần chúng là đối tượng mà cán bộ hướng tới phục vụ. Vì vậy, ý kiến nhận xét của đông đảo quần chúng thường rất xác đáng. Ngoài việc mình nhận xét họ tốt hay xấu, còn phải xét số nhiều người khác đánh giá về họ như thế nào? Đối với cán bộ trong các ngành có đối tượng phục vụ đông đảo rất cần quan tâm đến ý kiến của đối tượng ấy. Chẳng hạn như ngành giáo dục - đào tạo, ngành y, các tổ chức đoàn thể.... khi đánh giá cán bộ không thể không tham khảo ý kiến nhận xét của học sinh, sinh viên, học viên, bệnh nhân, các cộng đồng xã hội....
2.2.5. Để cán bộ tự đánh giá và thực hiện công khai hóa kết quả đánh giá cán bộ.
Không ai có thể hiểu mình hơn chính bản thân mình. Do đó, trong công tác này phải để cho cán bộ tự đánh giá. Người lãnh đạo phải biết cách gợi mở, động viên, khuyến khích cán bộ tự đánh giá, đồng thời phải thực sự trân trọng, tin tưởng ở cán bộ, biết lắng nghe cán bộ. Có như vậy cán bộ mới cảm giác yên tâm, không có điều gì băn khoăn, e ngại, và thực sự tự giác, bình tĩnh, thành khẩn trong nhận xét những ưu khuyết điểm ở mình. Trước khi đề bạt, bổ nhiệm, cất nhắc cán bộ cũng nên tạo cơ hội cho cán bộ tự nhận xét, đánh giá khả năng của mình trong việc đảm đương nhiệm vụ mới sắp tới. Các nơi cần thực hiện tốt hơn công khai hóa việc đánh giá cán bộ cho tập thể cơ quan, đơn vị đều biết. Cá nhân cán bộ được đánh giá nhất thiết phải được biết ý kiến đánh giá của tập thể, của những người có thẩm quyền, của lãnh đạo cấp trên về mình. Đồng thời cán bộ phải được có ý kiến phản hồi về những nhận xét chưa chính xác, chưa đúng đắn và có quyền đòi hỏi phải được điều chỉnh, sửa đổi, nhận xét lại về mình.
Mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai và minh bạch trong đánh giá cán bộ sẽ huy động được tối đa trí tuệ của tập thể một cách thực chất, khắc phục những ảnh hưởng của ý chí, chủ quan của cá nhân, đồng thời góp phần đắc lực vào việc phát huy hiệu quả yếu tố cán bộ - quyết định mọi thắng lợi của công cuộc cách mạng nói chung, công tác cụ thể của từng cơ quan, tổ chức nói riêng.
2.2.6. Sáng suốt, tinh tường trong phân định cán bộ tốt và cán bộ kém.
Đội ngũ cán bộ nói chung là lực lượng chủ chốt của cách mạng, là tài sản quý báu của đất nước. Nhưng trong thực tế không phải người người đều tốt, mọi việc đều hay, không ít trường hợp “trắng - đen, vàng – thau” lẫn lộn; kẻ gian giảo lại quá khéo léo tinh vi che đậy những suy nghĩ, hành vi chưa đúng của mình, người chính trực lại thật thà, bộc trực dễ làm mất lòng người khác.... Thực tế muôn vàn phức tạp đó làm cho người lãnh đạo dễ bị nhầm lẫn, khó có thể xác định người tốt, kẻ xấu, huống chi trường hợp người lãnh đạo lại thiếu công tâm, khách quan.
Có nhiều cách thức, kinh nghiệm khác nhau khi nhìn nhận về con người. Những ai đã từng trải nghiệm, lăn lộn với cuộc sống, từng cộng tác, tiếp xúc, va chạm với nhiều hạng người... thường tích lũy những kinh nghiệm hay về nhìn nhận con người. Vốn là người đã từng bôn ba khắp năm châu, bốn biển, rất có kinh nghiệm về việc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp chúng ta nhận diện những tính cách, hành vi của từng loại cán bộ, của người tốt, kẻ xấu:
“Ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế, tuy họ làm được việc, cũng không phải cán bộ tốt”
“Ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt”.
hay là, khi nói chữ chính trong các đức tính của con người Việt Nam thời đại mới, Người cũng giải thích rõ rằng, trên quả đất có hàng muôn triệu người và có thể chia làm hai hạng là người thiện và kẻ ác; trong xã hội tuy có trăm công nghìn việc, song những công việc ấy có thể chia làm hai thứ là việc chính và việc tà. “Làm việc chính, là người thiện. Làm việc tà là người ác”, “siêng năng (cần), tần tiện (kiệm), trong sạch (liêm), chính là thiện. Lười biếng, xa xỉ, tham lam, là tà, là ác”. Sự hiểu biết, óc quan sát tinh tường về con người, về cán bộ như vậy, chắc chắn sẽ giúp cho việc nhận xét, phân định cán bộ chính xác, rõ ràng, khoa học hơn.

Kết luận
Vấn đề cốt yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một cuộc cách mạng mang tính toàn diện bao gồm 3 lĩnh vực: Chính trị tư tưởng, Cơ cấu kinh tế, Văn hóa xã hội. Nhưng muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải hoàn thiện được yếu tố chủ đạo là tư tưởng và con người xã hội chủ nghĩa , trong đó người cán bộ rất quan trọng bởi: “Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”. Công tác đánh giá cán bộ là hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay khi mà cả nước đang tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Qua đó chúng ta càng thấm nhuần tư tưởng của Người trong công tác đánh giá cán bộ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: dánh gái sử dụng cán bộ hiện nay, tiểu luận thực hiện dân chủ trong công tác cán bộ hiện nay, bài tiểu luận thực hiện dân chủ về công tác cán bộ, tiểu luận dân chủ trong công tác tư tưởng, tiểu luận yếu tố cần có của người làm công tác xã hội, Tiểu luận Vận dụng tư tưởng Hồ Chi Minh về cán bộ trong công tác đánh giá cán bộ hiện nay, tiểu luận đổi mớicông tác cán bộ, tiểu luận tư tưởng hồ chisminh về công tác cán bộ, tiểu luận về tư tưởng hồ chí minh về công tác cán bộ, về vị trí, vai trò của cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay trong quan điểm hồ chí minh, tiểu luận về công tác cán bộ hiện nay, tiểu luận vận dụng tư tưởng Hồ chí minh về cán bộ trong công tác đánh gái cán bộ hiện nay, tư tưởng hồ chí minh về công tác cán bộ, tiểu luận cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của đảng, tiểu luận tư tưởng HCM về công tác cán bộ là nhiệm vụ trong công tác xây dựng đảng, Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh cho học viên trung cấp- violet.vn, quan điểm của hồ chí minh về vị trí và vai trò của cá bộ, Giải thích nguyên tắc đánh giá cán bộ phải lịch sử, vận dụng tư tưởng đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Chủ tịch HỒ HCIs Minh trong giai đoạn hiện nay, Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung công tác cán bộ tại cơ quan/đơn vị mà đồng chí đang công tác., tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về cán bộ và công tác cán bộ, Đánh giá và sử dụng cán bộ trong tình hình hiện nay, tiểu luận môn tư tưởng hồ chí mình về độc lập dân tộc, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ trong tình hình hiện nay, tư tưởng hồ chí mình về năng lực cán bộ, TIỂU LUẬN quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, tư tưởng hồ chí minh về cán bộ và công tác cán bộ trong giáo trình dạy trung cấp
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, cơ hội và thách thức cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
R TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CÔNG TY VẬN TẢI NIỀM TIN Luận văn Kinh tế 0
M Tiểu luận: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NHÂN DÂN LAO ĐỘNG THAM GIA ĐÔNG ĐẢO VÀO QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử và vận dụng trong quản lý doanh nghiệp hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vận dụng vào việc xây dựng CNXH ở nước ta Văn hóa, Xã hội 0
H Tiểu luận: Quan điểm toàn diện và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường Văn hóa, Xã hội 0
L Tiểu luận: Vận dụng lý luận phương thức sản xuất phân tích nhà máy phích nước bóng đèn rạng đông Văn hóa, Xã hội 0
A Tiểu luận: Lý luận thực tiễn và sự vận dụng quan điểm đó vào quá trình đổi mới ở VN Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top