tctuvan

New Member
Downloadi miễn phí

Văn hóa chính trị ở Việt nam hiện nay




Phụ lục
A.MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài: 3
2. Mục tiêu nghiên cứu: 4
3. Phương pháp nghiên cứu: 4
4. Kết cấu của đề tài: 5
B. NỘI DUNG 5
Chương 1. Cơ sở lý luận: 5
1.1. Khái niệm văn hóa 5
1.2. Khái niệm chính trị 7
1.3. Khái niệm văn hóa chính trị 8
Chương 2. Một số nét tiêu biểu của văn hóa chính trị ở Việt Nam 10
2.1. Cấu trúc của văn hóa chính trị Việt Nam 10
2.2. Đặc điểm của văn hóa chính trị Việt Nam 18
2.3. Văn hóa chính trị thể hiện trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 22
2.4. Một số vấn đề phương hướng giáo dục, nâng cao văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay 26
C.KẾT LUẬN 28
Danh mục tài liệu tham khảo 28










A.MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
Văn hóa chính trị có vai trò rất to lớn đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Văn hóa chính trị giữ vị trí rất quan trọng trong việc tổ chức xã hội, định hướng điều chỉnh các hành vi và quan hệ xã hội. Đồng thời, cổ vũ, động viên, thúc đẩy hoạt động của cá nhân, giai cấp trong chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc.
Hiện nay, trên thế giới, xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng càng phổ biến sâu rộng hơn. Nó mở ra cơ hội phát triển cho các nước song cũng tạo ra những thách thức mới cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Việc giữ vững những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hóa chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định nền chính trị. Từ đó sẽ tạo ra động lực cho sự hòa nhập, phát triển, ổn định của nước ta.
Văn hóa chính trị ở nước ta có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hiện nay, văn hóa chính trị Việt Nam đang được kế thừa và phát huy dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Điều đó cho phép đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học, truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế. Cũng chính từ đó đã tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa chính trị ở nước ta.
Thông qua đề tài: “Văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay”, chúng tui muốn làm rõ hơn những nét tiêu biểu, đặc thù trong văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay. Từ đó có cái nhìn tổng quan về văn hóa chính trị cũng như nền chính trị nước ta hiện nay.





2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tài liệu, tác giả đưa ra những nét tiêu biểu của văn hóa chính trị Việt Nam trong thời đại hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích và tổng hợp tài liệu:
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài nghiên cứu này
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các tài liệu: sách báo,trên internet,…đưa ra những nội dung tiêu biểu của văn hóa chính trị Việt Nam trong thời kì hiện nay.
Từ đó tổng hợp đánh giá đặc điểm của văn hóa chính trị Việt Nam trong thời kì hiện nay.
4. Kết cấu của đề tài:
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, đề tài có 2 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Một số nét tiêu biểu của văn hóa chính trị Việt Nam
B. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận:
1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa chính trị là một bộ phận hữu cơ của văn hóa nói chung. Vì vậy, để hiểu được văn hóa chính trị trước hết cần có một quan niệm thống nhất về văn hóa.
Văn hóa là một khái niệm phức tạp và đa nghĩa, gắn liền con người với đời sống xã hội loài người. Từ lâu văn hóa đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Hiện nay đã và đang tồn tại rất nhiều các định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Văn hóa theo từ gốc Latinh “culture” lúc đầu chủ yếu nói về quan hệ giữa con người với tự nhiên, có nghĩa là gieo trồng, canh tác, khai hoang. Sau này thuật ngữ trên được mở rộng sang lĩnh vực xã hội, nói về quan hệ giữa con người với con người, có nghĩa là giáo dục, nuôi dưỡng, giáo hóa, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách.
Theo E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật…
Theo F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”. Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người.
Hiện nay, có rất nhiều các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài đã vận dụng khái niệm văn hóa của UNESSCO: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dẫn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các cách sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra.
Theo Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”. Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc.

Download tại đây nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top