Download Tiểu luận Văn học là sự phản ánh hiện thực

Download miễn phí Tiểu luận Văn học là sự phản ánh hiện thực





“Văn học phản ảnh hiện thực” đây là quan điểm mà các nhà lí luận văn học thường nhắc đến và quan điểm ấy được xem là đúng và được xem là vấn đề trung tâm của lí luận văn học. Bởi muốn phản ánh hiện thực của thời đại thì ta phải đi in cái "dấu ấn" vào văn học hay vào lích sử. Không chỉ vậy việc phản ánh hiện thực còn đúng đối với toàn bộ các thành phần của văn hóa: các tư tưởng, học thuật, nghệ thuật và bản thân văn hóa như một chỉnh thể độc lập, đơn nhất đều phản ảnh hiện thực.Từ khi mỗi con người sinh ra tuy không phải ngay lập tức đã có thể sáng tạo ra sản phẩm văn hóa, nhưng phải có một quá trình học cách tư duy và sự trải nghiệm văn hóa đến mức độ trưởng thành nhất định. Hơn nữa, tư duy không phải là suy nghĩ trong tình trạng trống không, không phải là khoắng tay trong thùng rỗng, tư duy là suy nghĩ bằng vật liệu: chất liệu đời sống đương thời, kiến thức truyền miệng, sách vở. Nói riêng trong văn học, vật liệu là ngôn ngữ, ngôn ngữ luôn luôn mang thông tin về hiện tại.cả lối tư duy, cả vật liệu tư duy và kết quả là cả sản phẩm của nó đều mang dấu ấn của hiện thực một thời đại nhất định.Bởi vậy phản ảnh hiện thực do đó là bản tính tự nhiên của văn hóa, trong đó có văn học. Xét trên bình diện triết học “văn học phản ảnh hiện thực” ấy là điều hiển nhiên, không cần bàn cãi.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

văn" cũng đã được dùng trong trường hợp này
1.2 Chức năng của văn học
Văn hóa là tổng thể các giá trị do con người tạo ra, trước hết là những giá trị tinh thần. Trong đó, văn học là một thành tố rất quan trọng của văn hóa. Ở phương Đông, hai khái niệm này rất gần gũi nhau. Khổng Tử đã từng hiểu "Văn" theo nghĩa rộng, đồng nghĩa với yếu tố văn hóa trong con người."Đối với người Việt Nam, văn học gần như đồng nghĩa với văn hóa".Tuy nhiên cũng cần phân biệt rạch ròi hai khái niệm đó để xác định đối tượng nghiên cứu và chức năng riêng của mỗi ngành. Người ta thường nói đến các chức năng của văn học như: nhận thức - dự báo, giáo dục - giao tiếp, thẩm mỹ - giải trí... Đứng từ góc độ nghệ thuật và ở cấp độ hệ thống, nhiều người cho rằng, chức năng bao trùm nhất của văn học là tình cảm - thẩm mỹ. Nhưng nếu đứng từ góc độ văn hóa - xã hội, ta sẽ thấy văn học có một chức năng bao trùm khác, thống nhất nhưng không đồng nhất với các chức năng trên, tạm gọi đó là "chức năng văn hóa" của văn học.
Chức năng văn hóa của văn học cũng có yếu tố nhận thức nhưng không phải tất cả những gì được phản ánh trong tác phẩm cũng đem đến cho ta những nhận thức về văn hóa. Nhiều đoạn văn tả sự vật hiện tượng trong tự nhiên hay những hành động đơn giản của con người thì thường không thể hiện rõ những yếu tố văn hóa. Thậm chí nếu hiểu văn hóa là những gì tốt đẹp thì những tác phẩm đồi trụy, khiêu dâm, khích động bạo lực... càng thiếu tính văn hóa. Ngay cả trong vô vàn biểu hiện văn hoá ngoài đời, nhà văn cũng chỉ chú trọng tới những giá trị văn hoá tiêu biểu nhất, góp phần định hướng phát triển văn hoá. Chẳng hạn, viết về đề tài nông thôn, cần nói đến tính cộng đồng, tình làng nghĩa xóm. Văn học còn là công cụ chuyển tải văn hóa và lưu giữ bóng dáng con người qua các thời đại. Nhiều bộ sử thi cổ đại được coi là các bộ bách khoa toàn thư lưu giữ toàn bộ văn hóa và những giờ phút vàng son trong lịch sử dân tộc. Mỗi nhà văn hiện đại cũng cần có ý thức lưu giữ những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc. Ngoài ra, trong khi thực hiện chức năng phản ánh văn hóa, nhà văn còn giúp cho người đọc phát triển năng lực nhận thức thế giới bằng tình cảm, cảm tính và trực giác. Để làm tốt chức năng văn hóa của văn học, đòi hỏi nhà văn cũng phải là một nhà văn hóa, giáo dục. Nhà văn cần có kiến thức sâu rộng, có lương tâm và tài năng nghệ thuật để tạo ra những giá trị văn hóa cao đẹp.
Nói tóm lại, một tác phẩm văn học có giá trị là phải hướng tới xây dựng những giá trị văn hóa tốt đẹp. Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ vai trò của văn học đối với văn hóa như sau: "Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người". Đó cũng là mục tiêu cao cả mà nhiều nhà văn - nhà văn hóa cần phấn đấu đạt tới.
1.3. Nhiệm vụ của văn học là gì?
Văn học là sự trao đổi thông tin giữa người phát và người nhận bằng một loại ngôn ngữ đặc biệt, một sự trao thông điệp giữa nhà văn và độc giả. Nhà văn muốn nói lên một tư tưởng nào đấy mới mẻ, "nhắn nhủ' một điều gì với người đọc nói như Nguyễn Đình Thi, hay truyền đạt một "tấm nhiệt thành" nào đó như cách nói của Nguyễn Văn Siêu. Thế nhưng tại sao mà lại phải "nói" với nhau bằng cách cầu kì như vậy, một cách nói rất dễ bị hiểu sai, thay vì cách nói của ngôn ngữ hằng ngày. Chẳng hạn nếu quả thật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh nhà văn chỉ muốn nói với độc giả rằng chiến tranh thật tàn khốc vì thế không có kẻ thắng tuyệt đối trong cuộc chiến này thì cần gì phải tổ chức ra một cơ cấu nghệ thuật tự sự phức tạp như thế, sao không nói trực tiếp" luôn? Vấn đề là ở chỗ tư tưởng mà tác giả muốn nói, nội dung mà tác phẩm trình bày không phải là một luận điểm logic, một kiến thức kiểu khoa học xã hội như vậy về phương diện cung cấp kiến thức kiểu này thì nghệ thuật chỉ cung cấp những tri thức rất bình thường. Có người hỏi L.Tolstoi về tư tưởng của tiểu thuyết Anna Karenina là gì, Tolstoi nói rằng để trả lời được câu hỏi đó ông chỉ có cách viết lại cuốn sách từ dòng đầu đến dòng cuối. Thông điệp mà nhà văn muốn gửi người đọc là một cách nhìn, một cách nghe, một cảm giác, cảm xúc yêu ghét, suy nghĩ... riêng, mới mẻ và mang tính tổng hợp, tổng hợp như một cách sống.
Văn học như vậy không phải nhằm mô tả hiện thực nếu thế nó chỉ chạy theo hiện thực, không phải là "nghiền ngẫm về hiện thực" nếu thế nó chỉ là sự nhận thức thuần lí không khác gì khoa học, văn học đó là một cách sống với hiện thực.
  Mỗi nghệ sĩ, đúng hơn, mỗi lối viết đề nghị một cách sống với hiện thực riêng. ý muốn nêu lên tư tưởng chủ đạo" của tác phẩm chỉ với một vài câu nhận định tóm lược là bất khả. Một điều quan trọng nữa ở tác phẩm văn học là nội dung không tách biệt với hình thức, hình thức cũng là thành phần của nội dung: một cách diễn đạt, một cách tổ chức ngôn ngữ khác biệt thơ của nhóm Lê Đạt…, những lối cấu trúc tiểu thuyết phi truyền thống các thử nghiệm của các nhà tiểu thuyết trẻ: Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương… cũng chính là một cách nghe, cách nhìn mới của nhà văn nội dung), giống như trong hội họa, một sự phối màu mới, một tổ chức không gian mới là một cách cảm nhận mới của họa sĩ. Theo quan điểm đó thì ngày hôm nay chúng ta rất cần lưu tâm tới các sáng tạo hình thức mới và độc đáo.
Chương 2 Tìm hiểu về vấn đề tính chân thực trong văn học hiện thực.
2.1 Thực trạng của văn học hiện nay.
Việc đề cao quá mức đặc tính phản ánh và nhiệm vụ mô tả hiện thực của văn học đã dẫn đến chỗ hiểu lệch bản chất của hoạt động sáng tạo nghệ thuật, coi nhẹ sự tìm tòi tư tưởng và thể hiện những suy nghĩ của cá nhân nghệ sĩ trong tác phẩm. Không phải những người khuyếch đại nhiệm vụ phản ánh hiện thực của văn học không nói đến sáng tạo của nghệ sĩ, đến tính tích cực chủ quan của nhà văn. Nhưng đây vẫn chỉ là cái nằm trong khuôn khổ tính tích cực của sự phản ánh, nghĩa là phản ánh có suy nghĩ, có đánh giá lựa chọn v.v... chứ chưa phải tính tích cực như nguyên lý tổng quát của sáng tạo nghệ thuật. Trên bình diện lý luận nghệ thuật, văn học trước hết không phải là phản ánh hiện thực mà là sự nghiền ngẫm về hiện thực. Tác phẩm nghệ thuật thể hiện cách nhìn của nhà văn về cuộc sống, sự khao khát công lý xã hội: nó là lời tâm sự hay sám hối, là tiếng nói của tình yêu cái đẹp không đạt được, là gánh nặng ưu tư về lẽ đời, lẽ còn mất của nhân sinh và vũ trụ. Văn học chủ yếu không phải là ghi chép, mô tả hiện thực mà là hành động tự nhận thức của nhà văn, nhờ đó tác phẩm nghệ thuật trở thành mảnh đất nuôi dưỡng tình cảm con người, thành khu vườn nơi tâm hồn con người đến đơm hoa kết trái, như hình thức tồn tại và ph
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top