quanchua9x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Ch¬ng I. VÀNG VÀ CÁC THUỘC TÍNH CỦA VÀNG

I. ĐẠI CUƠNG VỀ LỊCH SỬ CỦA VÀNG
Nhiều nguồn tài liệu cổ còn lưu lại cho biết, vào khoảng 12000 năm trước Công nguyên người Ai Cập đã biết đến vàng và từ “vàng” đã được ghi trong cuốn từ điển cổ của người Ấn Độ cách đây 6000năm. Cũng vào thời đó người Ai Cập,người Xume đã biết gia công vàng làm đồ trang sức. Năm 3100 trước Công nguyên, vua Ai Cập Menes đã cho đúc vàng thành từng thỏi mang tên mình, mỗi thỏi vàng nặng 14gr. Các đoàn lạc đà của vua Xa-lô- mông hàng năm đem về từ Ophir một số vàng theo trị giá ngày nay đến hàng tỷ phrăng. Vua có ngai bọc vàng và uống rượu trong những ly rượu bằng vàng. Khi vua Ai Cập trẻ Tontankhamon chết (khoảng năm 1350 trước Công nguyên), các thần dân của Vua đã đặt xác ướp của ông vào một cái quách bằng vàng khối trên 100kg, còn được trang trí bằng một tượng vàng người đồ sộ bằng vàng tạc theo hình vua.Năm 1492, Christophe Colomb đã phát hiện có vàng trên đảo Hispanila nằm giữa Đô-mi-ních và Ha-i-ti ngày nay.Suốt cả thế kỷ sau đó,những người đi chinh phục Châu Mỹ đã gửi về nước mình những số lượng lớn thứ kim loại quý đó.
Ở thời Trung Cổ, người Fhini, sau đó là người Hy Lạp đã biết dùng vàng để đúc thành tiền và cho lưu hành song song với đồng tiền bằng kim loại bạc.
Cách đây khoảng 3000 năm đã thấy xuất hiện tiền bằng vàng ở Ấn Độ, ở Trung Quốc. Ở Việt nam từ đầu Công nguyên ông cha ta đã biết đến vàng.
Trên thế giới, dưới các triều đại nô lệ và phong kiến, vàng được dùng đúc thành vương miện,tượng trưng cho quyền uy của bọn vua chúa phong kiến, từ thời tư bản chủ nghĩa cho đến ngày nay,vàng được dùng làm phương tiện cất giữ của cải,phương tiện dự trữ,thanh toán và ngày càng được dùng vào công kỹ nghệ phục vụ đời sống và làm đồ trang sức.

Lúc đầu vàng được xếp sau bạc trong hàng ngũ kim loại màu khan hiếm.Nhưng sau đó người ta tìm cách cải tiến công tác thăm dò, khai thác bạc, vi dự trữ bạc lớn, dễ khai thác hơn, nên bạc đã được khai thác nhiều hơn vàng, làm cho vàng vốn đã khan hiếm ngày càng trở nên khan hiếm và cao giá hơn bạc.Từ thời cổ đại đến thời trung cổ, tương quan giá trị giữa vàng và bạc thường dao động trong phạm vi 1/10 đến 1/12, chưa bao giờ vượt quá tỷ lệ 1/16. Đến đầu thế kỷ 20, tương quan ấy đã có lúc dao động trong phạm vi:1/36 đến 1/39(1)
Trong lịch sử nhân loại, cho đến nay con người đã khai thác được khoảng 130 ngàn tấn vàng,nhưng do vàng là kim loại quý hiếm và bền vững, cho nên hiện còn khoảng 85% số vàng này nếu thu gom lài thì có thể xếp thành một khối hình hộp mỗi bề 16m (2)
2.CÔNG DỤNG CỦA VÀNG.
Nếu khi mới ra đời vàng chỉ được dùng để đúc tiền, làm vương miện tượng trưng cho quyền uy, làm đồ trang sức biểu thị sự giàu sang, phú quý và làm báu vật để cất giữ, thì từ khi khoa học kỹ thuật phát triển con người ngày càng khám phá ra nhiều thuộc tính hữu ích và công dụng quý giá của vàng, mà ít kim loại nào có được.Chẳng hạn:
_Trong y học,từ lâu vàng đã được dùng làm nguyên liệu cho ngành nha khoa.Theo báo “Tiền phong chủ nhật” số 40/96, trong thế chiến thứ 2 Phát xít Đức đã lấy được khoảng 6 tấn vàng từ răng (vàng) của người Do Thái. Tính đến thập niên 80 lượng vàng sử dụng trong nha khoa đã giảm xuống 25% so với trước, tuy vậy số lượng vàng dùng để làm răng của toàn thế giới năm 1987 vẫn còn đến 48 triệu tấn.
Trong công nghiệp thuỷ tinh, vàng được sử dụng làm thuỷ tinh màu đặc biệt.Nước vàng kim (hoàng kim) có 12% vàng dùng để vẽ lên bề mặt gốm,sứ,thuỷ tinh làm tăng vẻ đẹp và sang trọng của sản phẩm.Vàng còn được dùng để làm tranh sơn mài.

Vàng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp phim ảnh, đặc biệt phim ảnh màu.Các băng ghi âm, ghi hình thông dụng và màu cũng phải sử dụng đến vàng.
Công nghiệp hoá chất cũng sử dụng vàng ngày càng tăng để chế tạo các công cụ thí nghiệm bền hoá chất như chén,que khuyâý, hệ thống làm lạnh đặc biệt, bình phản ứng, điện cực…
Trong công nghiệp điện tử, vàng rất được ưa chuộng để chế tạo các mạch dẫn điện, tiếp xúc, công tắc, vỏ bền với tác dụng của hoá chất…
Người ta tính rằng, chỉ riêng trong thập niên 70 (1971-1980) nghĩa là vào lúc này ngành công nghiệp điện tử bán dẫn và công nghiệp hàng không vũ trụ mới bắt đầu thịnh hành, mà ngành công nghiệp tiêu dùng phục vụ dân sinh đã ngốn mất 9442 tấn vàng, trong đó công nghiệp kim hoàn dùng 7136 tấn, điện tử rađiô dùng hết 903 tấn, ngành nha khoa dùng hết 712 tấn, cho các nhu cầu công nghệ khác hết 691 tấn. Cũng trong thời gian này lượng vàng dùng làm đồ trang sức, đúc tiền cất giữ của tư nhân vào khoảng 4693 tấn (3).
Cho đến nay lượng vàng lớn nhất vẫn được sử dụng làm vật bảo đảm trong lưu thông tiền tệ. Lượng vàng đưa vào lưu thông tiền tệ của nhiều quốc gia chiếm gần nửa số vàng sản xuất hàng năm. Tuy nhiên, ngày nay tiền vàng ít được sử dụng để lưu thông thường chỉ có 900 phần vàng.
3. NHỮNG THUỘC TÍNH LÝ HOÁ HỌC CỦA VÀNG.
Từ xa xưa vàng đã trở thành kim loại cao giá, nguyên nhân chủ yếu, suy cho cùng, có lẽ do vàng là kim loại khan hiếm, lại có nhiều thuộc tính lý hoá và ngày càng phát hiện được nhiều công dụng hữu ích phục vụ đời sống kinh tế xã hội mà các kim loại khác thường không thể có được.
Song, thực chất vàng chỉ là kim loại màu vàng, ánh kim đẹp có tên Latinh la Aurum, ký hiệu hóa học là Au, được xếp hàng thứ 79 trong bảng tuần hoàn Mendeleep, có phân tử lượng là 196,967 nằm trong nhom thứ 1 thuộc nhóm kim loại màu khan hiếm
3.1 Các tính chất lý học
Tại nhiệt độ thường vàng ở thể rắn, tỷ trọng 19,336g/cm3.Vàng nóng chảy ở 1063,40C sôi ở 29660C. Khi nguội tới nhiệt độ nóng đỏ, nếu trong vàng có lẫn các kim loại khác, thì đột nhiên xuất hiện lục thẫm. Khi hoá rắn thể tích của vàng giảm nhiều.
Ở dạng bột có màu đỏ tía, xanh xám hay màu đen, ở dạng chia rất nhỏ, lại có màu vàng.Dưới ánh sáng xuyên qua, những lá vàng rất mỏng có màu xanh lơ hay lục, còn dưới ánh sáng phản chiếu vẫn là màu vàng.
Vàng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Ở 180C, hằng số dẫn điện của vàng bằng 67,3% của bạc, còn hệ số dẫn nhiệt bằng 70% của bạc
Vàng tương đối mềm, dẻo và dai do vậy dễ kéo thành sợi (1gr vàng có thể kéo thành một sợi chỉ dài 3 km) và dễ dát mỏng (có thể mỏng 1/8000 mm). Do vậy các tượng đài rộng hàng trăm tấn có thể được mạ kín bằng vài chục gr vàng.
Vàng dễ bay hơi trong chân không và dễ đánh bóng
Độ cứng theo Mo-xơ là 2,5
Độ cứng theo Brinel (HB) là 18-20 KG/mm2
3.2 Các tính chất hoá học
Vàng không đổi màu và hầu như không bị ăn mòn trong không khí, ở bất kỳ nhiệt độ nào, trong nước, trong các dung dịch muối, dung dịch kiềm nóng chảy và trong các axit mạnh
Vàng hoà tan trong dung dịch Kalixyanua (KCN) hay Natrixyanua (NaCN) khi có ôxy theo phản ứng sau:
4Au+O2+8NaCN+2H2O=4Na[Au(CN)2+4NaOH
Vàng hoà tan trong nước cường thuỷ
Khi có muối ăn (NaCL) hay amoniclorua (NH4CL) theo phản ứng sau:
Au+3HCl+HNO3=AuCl3+NO+2H2O
Vàng dễ tạo thành hợp kim với nhiều nguyên tố:
VD:bạc, đồng, asen, cađmi, Bismut, bạch kim, Telua, chì
Dung dịch vàng (III) clorua có tính oxy hoá rất mạnh, nó bị khử đến vàng kim loại bằng các chất khử vô cơ, hữu cơ sau:
AuCl3+3FeSO4=Au+Fe2(SO4)3+FeCl3
2AuCl3+3SnCl2=2Au+3SnCl4
4AuCl3+3(NH2NH2HCl)=4Au+15HCl+3N2
Có thể khử bằng khí sunfurơ, than hoạt tính, axit Ôxalic, amoniôxa lat, Natrinitrit, Hyđrôquinon, Hyđrôperoxyt trong môi trường kiềm,v.v…
Độ bền hoá học của vàng trong axit là nhờ điện cực dương của vàng
Vàng dễ tạo phức với dung dịch xianua, nhất là khi có mặt không khí
Các hợp chất hoà tan của vàng dễ bị các chất hữu cơ khử vàng thành kim loại dưới dạng keo.Dung dịch thường có các màu đỏ, xanh, tím hay nâu.
4.”TUæI” VÀNG VÀ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG VÀNG
4.1. ”Tuổi” hàm lượng vàng
Cho đến nay chưa ai có thể biết được chính xác tuổi vàng theo nghĩa thời gian năm tháng.Còn tuổi vàng mà dân gian quen gọi là một quy ước về chất lượng vàng theo tập quán của vung Á đông
Vàng cũng như các kim loại khác, tồn tại dưới dạng nguyên chất (tinh khiết) hay dưới dạng hợp kim hay hợp chất.Vàng kim loại bền trong không khí, nên không bị biến đổi theo thời gian vì vậy “tuổi” vàng là khái niệm chỉ độ nguyên chất hay độ tinh khiết (hàm lượng) cuả vàng .Vàng càng tinh khiết,”tuổi” vàng càng cao, vàng càng có nhiều tạp chất, thì tuổi vàng càng thấp.Vàng cao tuổi nhất là vàng mười hay vàng 99,99. Ở nước ta, hợp kim giữa vàng và bạc với hàm lượng trên 90% vàng được gọi là vàng ta, hợp kim giữa vàng và đồng được gọi là vàng tây.Việc xác định hàm lượng vàng trong vàng ta có phần dễ dàng hơn xác định hàm lượng vàng trong vàng tây.
Trên thế giới còn có những quy định khác về chất lượng vàng là carats (tiếng Pháp) hay karat (tiếng Anh, Đức viết tắt là K hay Kt).Vàng nguyên chất là vàng 24 karat (24K).Vàng có giá trị karat càng thấp, thì hàm lượng vàng càng ít, chất lượng vàng càng thấp.
Khái niệm khoa học về chất lượng phổ thông của vàng là phần trăm (%). Vàng tinh khiết cao là vàng nguyên chất, có hàm lượng 100% vàng. Chất lượng vàng càng thấp hàm lượng vàng càng ít.
Mối quan hệ chất lượng giữa karat và hàm lượng vàng xin xem bảng 1.
Karat,K (phần/24) Độ tinh khiết (phần/1000) Phần trăm (phần/100)
24 K
23 K
22 K
21 K
20 K
19 K
18 K
17 K
16 K
15 K
14 K
13 K
12 K
11 K
10 K
9 K
8 K
1000 hay 999
958
916 hay 917
875
833
791
750
708
666 hay 667
625
583 hay 585
541
500
458
416 hay 417
375
333 100 hay 99,99%
95,83%
91,66%
87,50%
83,33%
79,16%
75,00%
70,83%
66,66%
62,50%
58,33%
54,16%
50,00%
45,83%
41,66%
37,50%
33,33%


4.2 Đơn vị đo lường vàng
Ở nước ta, cũng như ở Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc thường tính trọng lượng vàng và các kim loại, đá quý bằng đơn vị lạng (lượng) hay đồng cân, chỉ, phân, ly (lai).
1 lạng =10 chỉ =100 phân =1000 ly (lai)
So với đơn vị đo trọng lượng thông dụng hệ quốc tế SI ta có hệ thức chuyển đổi sau:
1 kg =26,666 lạng =266,66 chỉ =2666,6 phân =26666 ly
1 g =0,266 chỉ =2,66 phân =26,666 ly
Ngược lại, 1 lạng (còn gọi là cây vàng ) =37,5g
Mối quan hệ này được bắt đầu sau 3 năm Mỹ thắng lợi trong cuộc chiến tranh giành độc lập. Ngày 2/4/1972 quốc hội Mỹ ban hành luật công nhận đồng USD là đồng tiền chính thức lưu hành trong toàn Liên bang, theo chế độ "song kim bản vị", đang thịnh hành. Hàm lượng đơn vị đô lan ban đầu ấn định là 24,75 hạt (grain) vàng hay 317,25 hạt bạc, theo tỷ lệ 1 vàng = 15 bạc (Hạt đơn vị đo lượng kim khí quý = 1/480 ounce = 0,0648 gram). Giấy bạc lưu hành với hàm lượng vàng bạc theo luật định có thể chuyển đổi thành vàng/bạc. Trong thời kỳ nội chiến, 1861 - 1865 cho đến 1879 nền kinh tế Mỹ sa lầy trong khó khăn. Chế độ chuyển đổi bị huỷ bỏ. Từ năm 1873 đến 1933, Mỹ áp dụng chế độ "đơn kim bản vị", lấy vàng làm bản vị cho đô la. (Gold coin standard) như ở các nước Châu Âu, đồng thời lập lại chế độ không hạn chế đổi tiền giấy lấy vàng. Bắt đầu từ cuối tháng 1/1934, tiếp theo cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 và thực hiện chính sách kinh tế mới New Deal của tổng thống Roosevelt, Mỹ chuyển sang chế độ "Bản vị vàng thoi" cho đến năm 1945 chiến tranh thế giới lại một lần nữa làm cho nền kinh tế tiền tệ các nước tham chiến chao đảo. Chỉ còn kinh tế Mỹ lớn mạnh. Hội nghị 44 nước tại Bretton Woods ngày 1/7/1944, với cố gắng thiết lập một hệ thống tiền tệ thế giới thống nhất, ổn định đã cùng nhau thoả thuận áp dụng chế độ "Bản vị vàng hối đoái (Gold exchange Standard), được các chuyên gia kinh tế Anh đề xuất từ năm 1922 tại hội nghị Genova (ý). Việc chuyển đổi đồng tiền quốc gia thành vàng từ lâu đã bị loại trừ, nhưng theo chế độ này, dự trữ ngoại tệ của các nước có thể đổi thành vàng thông qua đồng đô la Mỹ, trên cơ sở giá 1 ounce = 35 đô la. Vai trò của đồng đô la vốn đã có nhiều thế mạnh, càng được đề cao trong hệ thống tiền tệ thế giới, đưa lại cho Mỹ nhiều lợi thế trong quan hệ kinh tế với nước ngoài. Nhưng dần dà về sau, Mỹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ổn định giá vàng ngày càng lên cao trên thị trường. Trong những năm của thập kỷ 60. Nền kinh tế hậu chiến từng bước được phục hồi, các nước phương Tây đã vươn lên nắm được lượng dự trữ Đô la ra vàng. Mỹ đã phải trả giá khá đắt về việc đó. Chỉ kể năm 1967, khi tổng thống Johnson tuyên bố tiếp tục giữ vững đồng giá hối đoái vàng - đô la ở mức 35 USD/ounce, Mỹ phải bán ra trên 3,5 tỷ SD vàng làm cho dự trữ vàng của Mỹ hao hụt 2,1 tỷ USD. Giá vàng tiếp tục lên cao trên thị trường không có gì ngăn nổi, đến năm 1971 đã vượt quá 100 USD/ounce. Khó khăn chồng chất (suy thoái, vì chiến tranh Việt Nam …), ngày 15/8/1971 Tổng thống Mỹ Nĩon đơn phương tuyên bố "thả nổi" đồng đô la, mặc nhiên vô hiệu hoá thoả thuận Bietton Woods, giải thoát đô la khỏi sự ràng buộc của giá vàng trong công thức 35 USD = 1 ounce. Trước khi BWS chấm dứt hoạt động, năm 1980, trong tác phẩm "Gold and the Dollar Gisis", Rorbert Triffin đã tiên đoán rằng sớm hay muộn thì BWS cũng bị mất lòng tin. Triffin lý luận rằng trong quan hệ bảnvịe giữa USD và vàng luôn tồn tại một sự không nhất quán. BWS chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi các NHTW còn lòng tin để nắm giữ USD làm dự trữ; và lòng tin vào USD chỉ tồn tại chừng nào các ngân hàng trung ương Mỹ còn tiếp tục đổi USD ra vàng với giá 35 USD/ounce.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Top