Torrey

New Member
Download Tiểu luận Ý nghĩa, nội dung nguyên tắc xét xử công khai và điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc này

Download miễn phí Tiểu luận Ý nghĩa, nội dung nguyên tắc xét xử công khai và điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc này





 
MỤC LỤC
Trang
I Một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc cơ bản trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
1
1 Khái niệm 1
2 Một số đặc điểm cơ bản 1
3 Cách phân loại 2
II Nguyên tắc xét xử công khai 3
1 Cơ sở pháp lý 3
2 Nội dung nguyên tắc 4
3 Ý nghĩa của nguyên tắc 5
4 Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc 6
Danh mục tài liệu tham khảo
8
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Đề bài số 11
Ý nghĩa, nội dung nguyên tắc xét xử công khai và điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc này.
BÀI LÀM
I. Một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc cơ bản trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
1. Khái niệm.
Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là những phương châm, những định hướng chi phối tất cả hay một số hoạt động tố tụng hình sự, được các văn bản pháp luật ghi nhận ((1). Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.45
).
Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong tố tụng hình sự. Các nguyên tắc này không chỉ định hướng cho hoạt động tố tụng hình sự mà nó còn định hướng cho việc xây dựng pháp luật trong thực tiễn ((2). Trường ĐH Luật Hà Nội, Những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2000, tr.6
). Ngoài việc được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự (trong Chương 2 – Bộ luật Tố tụng hình sự 2003), nội dung của một số nguyên tắc còn được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác liên quan như Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân…
2. Một số đặc điểm cơ bản.
- Trước hết, nguyên tắc của luật tố tụng hình sự là tư tường chủ đạo và là định hướng cơ bản, hay nói một cách khác, mỗi nguyên tắc bao giờ cũng phải là tiền đề quan trọng nhất phản ánh quan điểm của các nhà làm luật trong việc dùng pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh một lĩnh vực nhất định tương ứng với một quan hệ xã hội nhất định nào đó liên quan đến lĩnh vực ấy.
- Các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự bao giờ cũng được thể hiện qua 3 hình thức: trong pháp luật tố tụng hình sự (luật thực định), trong việc giải thích và trong thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật Tố tụng hình sự.((1). TSKH Lê Cảm, Những vấn đề lý luận cơ bản về chế định các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự, Tạp chí kiểm sát số 05, 2004.
)
- Một khi đã được đưa vào luật thực định, thì nguyên tắc của tố tụng hình sự bao giờ cũng được các nhà làm luật ghi nhận trong một hay nhiều quy phạm và chế định tương ứng.
3. Cách phân loại.
Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật Tố tụng hình sự không những chịu sự chi phối của các nguyên tắc chung trong hệ thống pháp luật như: Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa; Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật… mà nó còn mang trong mình tới 30 nguyên tắc cơ bản (quy định từ Điều 3 đến Điều 32 – Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003). Trong thực tiễn cũng như lý luận hiện nay có nhiều cách phân loại nhưng trong khuôn khổ bài tập này, chúng em xin phép được phân chia các nguyên tắc cơ bản này ra thành 2 nhóm: ((2). Dựa theo cách phân chia trong Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2006, Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp.
)
- Nhóm các nguyên tắc đặc thù như: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9); Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Điều 11); Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự (Điều 13); Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Điều 23); Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan (Điều 29)…
- Nhóm các nguyên tắc khác như: Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự (Điều 3); Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (Điều 4); Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (Điều 5); Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (Điều 6); Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân (Điều 7); Toà án xét xử tập thể (Điều 17); Xét xử công khai (Điều 18); Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án (Điều 19)…
Tố tụng hình sự là một ngành luật có khá nhiều nguyên tắc cơ bản nhưng trong phạm vi bài tập này, nhóm chúng em chỉ đề cập và phân tích về nội dung, ý nghĩa và điều kiện đảm bảo thực hiện của nguyên tắc “Xét xử công khai”.
II. Nguyên tắc xét xử công khai.
1. Cơ sở pháp lý
Nguyên tắc xét xử công khai được quy định trong Hiến pháp các năm của nước ta.
Điều 67 – Hiến pháp 1946 quy định: “Các phiên tòa phải công khai, trừ trường hợp đặc biệt”.
Điều 101 – Hiến pháp 1959 quy định: “Việc xét xử tại các tòa án nhân dân đều công khai, trừ trường hợp Luật định”.
Điều 133 – Hiến pháp 1980 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp Luật định”.
Điều 131 – Hiến pháp 1992 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp Luật định”.
Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2003 đã cụ thể hóa tư tưởng này tại Điều 18:
“Xét xử công khai.
Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.
Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hay để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”.
Ngoài ra nguyên tắc này còn được quy định trong Điều 7 – Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2003 như sau:
“Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hay để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ”.
2. Nội dung nguyên tắc.
Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đạt độ tuổi nhất định (từ 16 tuổi trở lên) đều có quyền tham gia phiên toà. Trong thực tế có nhiều vụ án thu hút được sự chú ý hay gây bất bình lớn trong dư luận nên số người muốn tham gia phiên toà quá đông, trong trường hợp này Toà án có thể chỉ mời một số đại biểu cơ quan đoàn thể đến dự phù hợp với chỗ ngồi của phòng xử án để đảm bảo trật tự cho phiên toà.
Ví dụ: Phiên toà phúc thẩm xử tám giáo dân của Giáo xứ Thái Hà (để xem xét lại bản án sơ thẩm kết tội họ huỷ hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng) bắt đầu sáng ngày 27/03/2009 tại cơ sở 2 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đường Nguyễn Trãi, Hà Đông. Có tới hơn một nghìn giáo dân đã tụ họp bên ngoài phòng xử án vào sáng ngày hôm đó, chia cắt họ là các barie ngăn đường và lực lượng cảnh sát cơ động. Chỉ có một vài nhà báo và ít nhất một nhà ngoại giao nước ngoài được vào bên trong khu xử án nhưng những người này cũng chỉ được theo dõi phiên xử qua màn ảnh Tivi.
Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hay để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín. Đối với những trường hợp trên, những người không có nhiệm vụ không được tham gia phiên toà xét xử đối với toàn bộ hay một phần vụ án. Tuy nhiên trong mọi trường hợp Toà án đều phải tuyên án ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Slide Nội dung cơ bản của tư tưởng lão tử, rút ra ý nghĩa Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG Cộng sản Việt Nam Môn đại cương 0
D Nội dung cải cách bộ máy nhà nước chủ nghĩa xã hội Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Văn Lâm - Hưng Yên Văn hóa, Xã hội 0
T QUẢN LÝ CHẤT LUỢNG CỦA W. EDWARDS DEMING TRIẾT LÝ, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA Quản trị Chất lượng 0
C Hãy dựa vào nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu để giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ. Bình giảng Văn học thiếu nhi 0
A Chứng minh nội dung ý nghĩa câu ca dao "Một cây làm chẳng nên non-Ba cây chụm lại thành hòn núi cao" Văn học 3
H Phân tích vị trí và nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong hệ thống phép biện chứng duy vật? Ý nghĩa phương pháp luận? Tài liệu chưa phân loại 0
C Phân tích nội dung cơ bản của mỗi quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể và ý nghĩa của việc quy định các quyền, nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top