daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU... 9
1.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh .............................................................................................................. 9
1.1.1. Khái lược về cốt truyện và nghệ thuật tổ chức cốt truyện................... 9
1.1.2. Sự vận động của nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong văn học Việt
Nam hiện đại ............................................................................................... 10
1.1.3. Cách tân và sáng tạo trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện Nỗi
buồn chiến tranh ........................................................................................ 14
1.2. Kết cấu trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh................................. 26
1.2.1. Khái lược về kết cấu .......................................................................... 26
1.2.2. Kết cấu truyện trong truyện............................................................... 27
1.2.3. Kết cấu dòng ý thức ........................................................................... 29
Tiểu kết chương 1....................................................................................... 39
CHƯƠNG 2: NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 40
2.1. Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.................. 40
2.1.1. Khái lược về người kể chuyện........................................................... 40
2.1.2. Người kể chuyện tự ý thức ................................................................ 42
2.1.3. Những biến chuyển của hình tượng người kể chuyện...................... 48
2.2. Điểm nhìn trần thuật........................................................................... 52
2.2.1. Khái lược về điểm nhìn...................................................................... 52

2.2.2. Điểm nhìn đa chiều trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh............ 52
Tiểu kết chương 2....................................................................................... 59
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT.............. 61
3.1. Ngôn ngữ trong Nỗi buồn chiến tranh ................................................ 61
3.1.1. Ngôn ngữ tự sự.................................................................................. 62
3.1.2. Ngôn ngữ giàu cảm giác.................................................................... 68
3.1.3. Độc thoại nội tâm .............................................................................. 72
3.2. Giọng điệu trong Nỗi buồn chiến tranh .............................................. 77
3.2.1. Giọng buồn thương ngậm ngùi......................................................... 78
3.2.2. Giọng đồng cảm................................................................................. 81
Tiểu kết chương 3....................................................................................... 83
KẾT LUẬN................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh đã lùi xa nhưng dấu ấn của nó vẫn còn rất đậm nét cả trong
đời sống tinh thần và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mặc dù vậy, những
thế hệ sau này chưa có được những hình dung cụ thể, sâu sắc về chiến tranh
để từ đó biết trân trọng những giá trị của cuộc sống hòa bình hôm nay. Tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh giống như một cây cầu nối giữa
quá khứ và hiện tại, tương lai, là sợi dây gắn kết thế hệ sau với quá khứ hào
hùng của cha ông mình. Nỗi buồn chiến tranh không chỉ lạ về hình thức mà
còn mới mẻ về nội dung so với nhiều tác phẩm cùng thời. Có thể nói, đây là
cuốn sách đầu tiên của văn học Việt Nam thể hiện chiến tranh dưới góc nhìn
của một cá nhân. Nó là một khúc ca bi tráng, đau thương và tàn khốc về chiến
tranh, và có lẽ chưa có tiểu thuyết nào cùng đề tài vượt qua nó ở Việt Nam.
Tờ Independent, một trong những nhật báo có uy tín của nước Anh, đã nhận
xét về cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh: “Vượt ra ngoài sức tuởng tượng của
người Mỹ, Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang
hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỷ, Mặt trận phía Tây vẫn
yên tĩnh của Erich Maria Remarque (…). Một cuốn sách viết về sự mất mát
của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn… một thành quả lao động
tuyệt đẹp” [59].
Kể từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay, có thể nói, các công trình
nghiên cứu, tìm hiểu về Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã có rất nhiều,
nhưng chắc chắn nó sẽ còn là đối tượng tạo ra nhiều nguồn cảm hứng và sáng
tạo cho những nỗ lực tìm tòi không mệt mỏi nhằm đến gần hơn với tư tưởng
nghệ thuật của tác phẩm. Đó có thể chỉ là quá trình tìm kiếm những trải
nghiệm, là sự khẳng định sức sống mãnh liệt của cái đẹp, của nhân tính; cũng
có thể là sức hấp dẫn của một bút pháp, hay con đường tìm đến những kỉ
niệm, hồi ức về những tháng ngày chiến tranh của con người… Nhưng hơn
hết, bức tranh trung thực và tàn nhẫn trong tiểu thuyết ấy chất chứa chiều sâu
tâm hồn và chạm đến trái tim con người.
Dưới mỗi góc độ soi chiếu khác nhau đều đưa đến cho người đọc cũng
như các nhà nghiên cứu cách lý giải riêng của mình cho một hiện tượng đặc
biệt và làm thỏa trí tò mò. Vì vậy, chúng tui đã lựa chọn tìm hiểu tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn của lý thuyết tự sự học với mong muốn
khám phá sâu hơn tác phẩm từ một cách tiếp cận khác, mang ý nghĩa vận
dụng một lí thuyết về kể chuyện vào một hiện tượng cụ thể, có nhiều đặc sắc
so với lối kể thông thường của văn học nước nhà. Đồng thời qua đó, chỉ ra
được một cơ sở chắc chắn giúp đánh giá được chính xác về giá trị của tác
phẩm cũng như đóng góp của nhà văn trong tiến trình phát triển của văn học
Việt Nam nói chung và Văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 nói riêng ở
thể loại tiểu thuyết.
2. Lịch sử vấn đề
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được coi là một cột mốc sáng chói
của văn học thời kỳ Đổi mới, đồng thời cũng là cuốn tiểu thuyết có số phận
đặc biệt của văn học Việt Nam suốt hơn hai thập niên qua. Xuất bản lần đầu
tại Việt Nam nó bị đổi tên là Thân phận của tình yêu (năm 1990), nhưng chỉ
một năm sau, lại được tái bản với nhan đề của chính tác giả: Nỗi buồn chiến
tranh và được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1991). Nỗi
buồn chiến tranh không chỉ được đông đảo bạn đọc Việt Nam biết đến mà
nó còn được dịch ra trên mười thứ tiếng và giới thiệu ở nhiều nước trên thế
giới. Khi mới xuất hiện trên văn đàn, tác phẩm không được chào đón, thậm
chí bị lên án, phê phán mạnh mẽ. Cùng với thời gian, người ta đã phải thay
đổi cách nhìn về nó và lúc này tác phẩm lại tốn khá nhiều giấy mực của các
nhà nghiên cứu.
Có rất nhiều ý kiến đánh giá xung quanh tác phẩm này. Xu hướng thứ
nhất thể hiện sự không đồng tình với tác phẩm. Có không ít nhà phê bình coi

cuốn sách của Bảo Ninh là “điên loạn”, “rối bời”, “lố bịch hóa hiện thực”,
“bôi nhọ quân đội”. Tiêu biểu có thể kể đến tác giả Đỗ Văn Khang trong bài
viết “Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận của tình yêu”, đăng trên Báo Văn
Nghệ số 43, ra ngày 26/10/1991. Theo tác giả: “Những đổi mới nghệ thuật
của Bảo Ninh như: cấu trúc trần thuật kép, tính chất đa thanh, kỹ thuật dòng ý
thức chỉ là việc làm thuần túy để đánh lừa bạn đọc”. Ông đã phủ nhận không
thương tiếc giá trị của tác phẩm: “Tác phẩm có cảm hứng chủ đạo là dối bời,
bất định, tư tưởng rõ ràng hoang mang, dễ rơi vào phủ định”. Những cảnh tàn
khốc của chiến tranh trong tác phẩm bị gọi là “chủ nghĩa tự nhiên trong văn
học”. Nhân vật trong tác phẩm bị “thiết kế sai, chẳng có ý tưởng nào cả”...
Một xu hướng khác nữa là sự cổ vũ động viên nhưng có phần e dè, với
câu hỏi: Liệu rằng cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh có bị dồn nén quá
nhiều chất bi không? Nguyễn Phan Hách trong cuộc thảo luận về tiểu thuyết
Thân phận của tình yêu (trên trang 4, Báo Văn nghệ số 37, năm 1991) đã viết:
“Lùi ra xa, đứng cao hơn một chút thì thấy có thể thông cảm được với tác
phẩm này. tui chưa hẳn tán thành hoàn toàn về nội dung, nhưng cái đẹp, cái
tuyệt kĩ, văn chương là văn chương của cuốn sách đã át đi được những e ngại
khác...”.
Một trong những người tiêu biểu cho xu hướng đánh giá cao đóng góp
của Bảo Ninh trong sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại có thể kể
đến đó chính là nhà văn Nguyên Ngọc. Trong cuộc thảo luận về tiểu thuyết
Thân phận tình yêu (trên trang 5, Báo Văn nghệ số 37, năm 1991), ông khẳng
định: “Cuốn sách Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh là sự nghiền ngẫm về
chiến thắng, ý nghĩa và giá trị to lớn và dữ dội của chiến thắng. Nó chỉ cho
chúng ta biết rằng, chúng ta đã làm nên chiến công vĩ đại thắng Mỹ với cái
giá ghê gớm đến chừng nào. Một đặc sắc nữa của cuốn sách này là tác giả viết
với tư cách hoàn toàn của người trong cuộc, không đứng ngoài, đứng trên
nhìn ngắm mà đứng trong, thậm chí ở tận đáy của cuộc chiến tranh. Anh viết

về cuộc chiến tranh “của anh” gần như bằng tất cả máu của anh. Về mặt nghệ
thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”.
Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đại đã khẳng định: “Trong
văn học mấy chục năm nay, có thể Thân phận của tình yêu là quyển tiểu
thuyết hay về tình yêu, quyển tiểu thuyết về tình yêu xót thương nhất”, tác giả
nhấn mạnh: “Nỗi buồn chiến tranh thể hiện một điểm nhìn mới về cuộc chiến
tranh kéo dài 35 năm”, “những cảnh tả chiến tranh, những định nghĩa về chiến
tranh la liệt trong tác phẩm” [20; 265]. Bên cạnh Nỗi buồn chiến tranh được
phản ánh trong tác phẩm là nỗi buồn về tình yêu. Đỗ Đức Hiểu nhận định:
“Nỗi buồn chiến tranh và nỗi buồn tình yêu [20; 98] thấm vào nhau. Kiên vẫn
phải sống, sống một thời hậu chiến u buồn (nỗi buồn hậu chiến) vì một thiên
mệnh mù mịt xa vời, tối tăm và đau xót, được diễn đạt bằng đêm (“bóng
đêm”, “đêm hè”, “đêm trường”... [20; 266], “Tình yêu, chiến tranh, viết tiểu
thuyết, ba nhịp đó xen kẽ, đan chéo, gây chóng mặt, bàng hoàng, nhức nhối.
Mưa và đêm, chiến tranh và sáng tác; khủng khiếp và hồn hoang. Len lỏi, bao
trùm và dẫn dắt tất cả các biến động của tiểu thuyết (mưa và đêm) là một mối
tình đau xót, kéo dài, vang vọng, âm ỉ và nổ bùng, hủy hoại tất cả” [20; 266].
Còn Nguyễn Quang Thiều, trong tạp chí Thông tin và Văn hóa, số ra ngày
28/10/2006, cho rằng: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của
nhân loại - đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình yêu và của
chiến tranh…”. Những nghiên cứu này của tác giả đã giúp chúng tui trong
việc khảo sát so sánh và phân tích tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.
Nghiên cứu về Nỗi buồn chiến tranh ở góc độ thi pháp, tác giả Trần
Quốc Huấn trong tạp chí Văn học số 3 (1991) đã quan tâm đến thiên truyện từ
điểm nhìn chiến tranh. Tác giả viết: “Toàn bộ tác phẩm là cái nhìn ngoái lại,
thờ thẫn, đăm đắm của một người lính khi đã tàn cuộc. Cái nhìn dằng dặc, đầy
phân tán nhưng không hề lơ đãng. Điểm nhìn có góc độ rộng, song khá tập
trung”. Điều này đã gợi ý cho chúng tui khi nghiên cứu về hai điểm nhìn

chiến tranh quá khứ và hiện tại trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Bên
cạnh đó Trần Quốc Huấn còn đưa ra nhận xét về nhà văn Bảo Ninh. Ông viết:
“Bảo Ninh đã độc lập tác chiến trong quá trình rong ruổi ngược. Anh can đảm
chấp nhận một lộ trình dốc đứng. Có lẽ anh trong số những người lính sống
sót đã mất đi khả năng quên. Đây chính là sự hành xác vừa đau đớn vừa đáng
sợ. Buồn đau đến thành mãn tính, ám ảnh, luôn mấp mé với bệnh hoạn”.
Nguyễn Thái Hòa trong công trình Những vấn đề thi pháp của truyện lại nhấn
mạnh đến cách xử lý thời gian linh hoạt của Bảo Ninh. Theo nhà nghiên cứu,
Bảo Ninh đã sử dụng thủ pháp đồng hiện trong cuốn tiểu thuyết này. Nguyễn
Thái Hòa viết: “Phong phú và đầy đặn hơn là cách kể, cách xử lí thời gian của
Bảo Ninh trong Thân phận của tình yêu. Cả quãng đời thơ ấu, đi học, trước
chiến tranh, sau chiến tranh của nhân vật Kiên không phải liên tục, đều đặn
mà lần giở theo hồi ức” [23; 143], “sự xê dịch trong Thân phận của tình yêu
mới thật là một thách thức đối với người đọc. Nó không có dấu hiệu báo trước
và cũng chẳng biết kết thúc lúc nào” [23; 131]. Trên tạp chí Văn học số 6
(1991), với bài viết “Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người”, Bùi Việt
Thắng đã đưa ra nhận định hết sức xác đáng về quan niệm nhân cách con
người trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu. Ông viết: “Cái phần được của
Thân phận của tình yêu chính là ở chỗ Kiên dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào quá
khứ, mới dám đối diện với hiện tại, rất công bằng mà phán xét lịch sử. Cao
hơn nữa là đối diện với chính mình, rồi sám hối, tranh đấu và vượt lên” [46;
17]. Đó là những định hướng quý báu cho chúng tui khi nghiên cứu so sánh
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh viết về đề tài chiến tranh.
Gần đây cũng trên báo Văn nghệ trẻ, số 39 (2006), trong bài viết “Tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại phong phú về lượng”, khi bàn về tiểu thuyết Việt
Nam đương đại, tác giả Nguyễn Trường Lịch cho rằng, tiểu thuyết Việt Nam
không nằm ngoài dòng chảy của tiểu thuyết thế giới, ông đưa ra một số tác
phẩm tiêu biểu trong đó có tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top