tuan_da

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Khái niệm
1.Văn hóa
Văn hóa có thể định nghĩa là niềm tin, giá trị, hành vi và đối tượng vật chất được một dân tộc cụ thể chia sẻ. Các nhà xã hội học phân biệt giữa văn hóa phi vật chất: Sự hình thành vô hình xã hội loài người (chẳng hạn quan điểm và niềm tin) và văn hóa vật chất: Sản phẩm hữu hình của xã hội loài người (từ vũ khí đến dây kéo). Thuật ngữ văn hóa và xã hội sử dụng theo cách giống nhau, nhưng nghĩa chính xác của chúng khác biệt không nhiều. Văn hóa là cách sống có điểm chung của nhiều người. Xã hội là một nhóm người tác động lẫn nhau trong một giới hạn địa lý hay chính trị và có cùng một văn hóa. Hiển nhiên, không có xã hội hay văn hóa nào tồn tại nếu thiếu vắng một trong hai.
Các nhà xã hội học áp dụng khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng hơn hầu hết những người khác. Khi bàn về "văn hóa" trong hội thoại thường nhật, chúng ta thường muốn nói đến các lĩnh vực nhiều người quan tâm như văn học, âm nhạc và các môn nghệ thuật khác. Thế nhưng, xét về mặt xã hội học, văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người- không chỉ là một quyển tiểu thuyết đoạt giải, món ăn sành điệu, vũ ballet mà còn là lời nói đùa của bạn bè, thức ăn nhanh và kiểu khiêu vũ cuồng nhiệt của người da đen. Tóm lại, văn hóa bao gồm tất cả các mẫu đời sống trong một xã hội.
Không có mẫu nào trong số này mang tính "tự nhiên" trong con người, mặc dù hầu hết mọi người trên thế giới đều xem cách sống đặc trưng của mình là tự nhiên. Con người sinh ra với khả năng hình thành văn hóa, và trong tư cách thành viên trong xã hội đều học cách làm như thế. Mặc dù phần lớn trong mỗi nền văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác, nhưng mỗi yếu tố văn hóa đều là sản phẩm của con ngừơi vốn là đối tượng phải thay đổi.
Tính chất cân nhắc, linh động và đa dạng chỉ có ở con người. Hầu hết những sinh vật khá- như loài amíp, kiến hay linh dương- đều có hành vi theo những cách rất giống nhau. Cách sống của chúng phần lớn do các tác động, thay đổi sinh học định hình chỉ qua một khoảng thời gian rất dài. Một ít động vật- đáng kể nhất là tinh tinh và các loài linh trưởng liên quan khác- dường như cũng có khả năng hình thành những hình thức văn hóa thô thiển chẳng hạn như sử dụng công cụ, và phải dạy những kỹ năng như thế cho con cháu. Nhưng khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loại động vật nào khác đến mức chỉ có con người dựa vào văn hóa là bản năng để đảm bảo sự sống còn của chủng loài mình.
2. Tiểu văn hóa
Các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ tiểu văn hóa để ám chỉ các mẫu văn hóa khác với văn hóa thống trị trong một số cách đặc biệt. Độ tuổi, dân tộc, giai cấp xã hội và cách sống tất cả đều khuyến khích sự hình thành các tiểu văn hóa trong xã hội. Nghề nghiệp cũng tập trung nghiên cứu những khác biệt tiểu văn hóa như ngôn ngữ chuyên môn, khi bất kỳ ai đã trải qua thời gian với những tay đua xe, nhạc công, nhạc jazz hay thậm chí các nhà xã hội học xác nhận. Cư dân trong các vùng nông thôn có thể nhạo báng cách sống của "những người khéo lừa ở thành phố", trong khi dân thành thị chế giễu dân nông thôn là "bà con dưới quê". Sở thích tình dục thường tạo ra tiểu văn hóa trong xã hội, nhất là ở các thành phó như San Francisco, Los Angeles và New York nơi đây phần lớn nam nữ tình dục đồng giới sinh sống.
Hầu hết các xã hội hiện đại đều do các tiểu văn hóa cấu thành dựa trên dân tộc. Hãy xét Nam Tư, một quốc gia ở Đông Nam Châu Âu là một trường hợp khá phức tạp. Quốc gia nhỏ bé này (diện tích chỉ bằng tiểu bang Wyoming, dân số khoảng 25 triệu) sử dụng đến hai bảng chữ cái, có ba tôn giáo chính, nói bốn thứ tiếng chính, gồm năm dân tộc chính, chia thành sáu nước cộng hòa riêng biệt, và tiếp thu ảnh hưởng văn hóa của bảy quốc gia khác có chung đường biên. Văn hóa Mỹ so sánh với văn hóa Nam Tư như thế nào?
Chúng ta biết, khi còn bé Mỹ là chiếc "nồi nấu" trong đó nhiều người thuộc nhiều dân tộc pha trộn với nhau thành "người Mỹ", có cùng một nền văn hóa riêng lẻ. Nhưng chủng tộc và dân tộc đều tạo ra tính đa dạng văn hóa- và đôi khi sinh ra nhiều mâu thuẫn hơn ám chỉ lịch sử chính thức này. Trong những năm gần đây, nét đặc biệt có vẻ giành được sự nổi tiếng. Nhiều người ta các quốc gia khi đến Mỹ không muốn từ bỏ cách sống truyền thống, và pha trộn vào trào lưu chung.
3. Văn hóa nhóm
Văn hóa nhóm là hệ thống các giá trị, quan niệm, tập tục được hình thành trong nhóm. Văn hóa nhóm được hình thành từ khi các mối quan hệ trong nhóm được thiết lập và cùng với thời gian các quy chế được hình thành, các thông tin được trao đổi và các thành viên cùng trải qua các sự kiện. Tất cả các nhóm nhỏ đều có văn hóa của mình nhưng đồng thời cũng là một phần của nền văn hóa toàn xã hội. Như vậy, văn hóa nhóm cho thấy trong nền văn hóa chung còn có thể có những nét riêng biệt của các tập đoàn, các tổ chức xã hội khác nhau. Có ý kiến cho rằng văn hóa nhóm dùng để chỉ nền văn hóa riêng.
4. Phản văn hóa
Khác biệt văn hóa trong một xã hội cũng tượng trưng cho sự phản đối tích cực ít nhất là một số khía cạnh trong nền văn hóa thống trị. Văn hóa nghịch dòng được định nghĩa như các mẫu văn hóa xung đột đáng kể với nền văn hóa thống trị. Những thành viên trong xã hội này đi theo các mẫu phản văn hóa rất có thể dẫn đến việc một số thành viên khác trong xã hội đặt vấn đề đạo đức của đa số, không có gì phải ngạc nhiên khi đa số phải nhanh chóng chuyển sang các tác động kiểm soát xã hội chống lại họ, từ việc đưa tin tiêu cực trên phương diện truyền thông đại chúng cho đến hành động cảnh sát.
Trong nhiều xã hội, phản văn hóa có liến quan đến giới trẻ. Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với một số hành vi phản văn hóa định hướng cho giới trẻ được công bố rộng rãi trong thập niên 1960. Giới hippie không thừa nhận giá trị ganh đua, theo chủ nghĩa cá nhân và trọng vật chất của xã hội Mỹ trào lưu. Thay vào đó, họ ủng hộ cách sống tập thể và hợp tác trong đó "sự sống" quan trọng hơn "việc làm", các phẩm chất cá nhân như "mở mang hiểu biết" được ca tụng nhiều hơn sở hữu vật chất. Những bất đồng như thế khiến cho nhiều thanh niên hippie rời bỏ xã hội rộng lớn hơn, thường hình thành những cộng đồng phản văn hóa rộng lớn. Quận Haight-Ashbury ở San Francisco có lẽ là cộng đồng hippie nổi tiếng nhất thế giới.
Phản văn hóa phát triển tập tục truyền thống đặc biệt của riêng mình kể cả kiểu trang phục, hình thức xã giao và tiểu khiển và sở thích âm nhạc. Nhiều thành viên trong thập niên 1960 đều mặc quần jean xanh da trời và trang phục "thiểu số" để tượng trưng cho nhận dạng của họ với "thường dân" trong xã hội, nghe nhạc rock and roll, ngày nay ít có người đứng đắn nào trong giai cấp trung lưu thưởng thức.
Mặc dù ngày nay không biểu hiện rõ như trong thập niên 1960, văn hóa nghịch dòng vẫn còn phát triển mạnh ở Mỹ và ở nước ngoài. Ở Mỹ, đảng 3K va các nhóm chủ trương ưu thế của người da trắng khác vẫn cổ vũ bạo lực và thù ghét chủng tộc để bảo vệ những gì họ xem là "giá trị Mỹ đích thực". Ơ châu Âu, Bắc Mỹ và nơi khác, loại thanh niên du côn thể hiện sự khinh miệt đối với văn hóa hình thành qua phong cách âm nhạc và diện mạo khiêu khích mà hầu hết mọi người đều kinh tởm.

B. TIỂU VĂN HÓA THANH NIÊN

I. Tiểu văn hóa thanh niên
1. Đặc trưng của tiểu văn hóa thanh niên
Thanh niên được định nghĩa trong từ điển Oxford một cách vắn tắt: "Trạng thái trẻ tuổi/ trẻ trung, khoảng cách giữa thời kỳ trẻ con và người lớn." Thanh niên là một nhóm tuổi có thể phân biệt bởi các nhóm tuổi khác.
Các nhà xã hội học theo quan điểm của Firth: "thanh niên không đơn giản là một nhóm tuổi mà là một tổ chức xã hội của một nhóm tuổi". Tiểu văn hóa có một vấn đề giải quyết các chức năng và cách những vấn đề này được giải quyết. Nó mô tả giá trị và những hoạt động mà thanh niên quan tâm và đương đầu với kinh nghiệm được chia sẻ. Đây là cách tiếp cận chức năng tiểu văn hóa thanh niên. Theo các nhà chức năng luận tiểu văn hóa thanh niên được xem như một hướng trung tâm của quá trình xã hội hóa và do đó giống một cơ chế bảo tồn tính bền vững xã hội hơn là gây ra sự thay đổi xã hội hay phá vỡ nó.
Thanh niên sẽ thuộc về một tiểu văn hóa vào một thời gian nhất định. Điều này là tự nhiên bởi vì việc thuộc về nhiều tiểu văn hóa cùng một lúc sẽ tạo ra mâu thuẫn với tiểu văn hóa như là một cơ sở cho nhận dạng cá nhân. Hơn thế nữa đối với nhiều tiểu văn hóa, một thanh niên sẽ được mong đợi cống hiến cho nó. Nếu tỉ lệ phần trăm của bạn bè những người đã tham gia một tiểu văn hóa nhất định là đủ lớn thì một thanh niên cũng sẽ theo tiểu văn hóa đó. Chúng ta biết rằng bạn bè đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn theo một tiểu văn hóa nào đấy của mỗi cá nhân. Nếu rất nhiều bạn của một thanh niên đi theo một trào lưu mới thì một cách rất tự nhiên anh ta hay cô ta sẽ quan tâm đến những điều mới và có thể cảm giác mình bị tụt hậu.
Sự thu hút của tiểu văn hóa cũng giảm theo thời gian. Thanh niên không muốn trở nên lạc hậu vì vậy một tiểu văn hóa cùng với sự đi xuống của nó chắc chắng sẽ trở nên ít thu hút các thành viên tiềm năng hơn là các tiểu văn hóa đang trên đà phát triển. Có một sự cản trở đối với sự thay đổi của tiêủ văn hóa. Để theo một tiểu văn hóa thì yêu cầu phải có sinh lực - một người cần học các quy tắc ngầm và có xu hướng mua cả đồ dùng cá nhân các loại, tức là dành được vốn tiểu văn hóa. Sau đó tất nhiên là những người theo một tiểu văn hóa phải thích những gì họ đang làm, nếu họ mệt mỏi và không hài lòng với những gì họ đang làm họ cũng không được thay đổi.
2. Các mô hình tiểu văn hóa thanh niên ở phương Tây
2.1. Nhóm Biker
Mặc dầu có những sự khác biệt giữa các b- boys phần lớn nhóm biker xuất thân từ tầng lớp lao động. Họ gắn kết với nhau bởi niềm đam mê xe phân khối và nhạc rock. Phong cách của họ mạnh mẽ và hung tợn. Trang phục trông mạnh mẽ: Trang sức, khuy rời bằng da, quần bò vải bông chéo và ủng da nặng, giầy khủng bố, tóc dài vuốt ngược về phía sau, với rất nhiều hình săm trên bàn tay, cánh tay, ngực. Một buổi tối tiêu biểu của một b-boys sẽ gồm sự sắp xếp của những hoạt động giống nhau: Uống rượu và chơi trò ném phi tiêu trong quán quen thuộc, hay uống cà phê trong một quán cà phê và chủ yếu vui đùa và tán phét trong một câu lạc bộ.
Theo nghiên cứu của Paul Willis về nhóm Biker trong suốt nhưng năm 70, nhóm hầu hết là đàn ông xuất thân từ tầng lớp lao động. Ở Anh, nỗi lo chung về thanh niên và tiểu văn hóa thanh niên tập trung vào lối sống của thanh niên tầng lớp lao động. Theo Firth "sinh ra lớn lên trong gia đình lao động và các vùng nông thôn, họ có trình độ học vấn thấp hơn, bỏ học ngay khi có thể nên sẽ bị thất nghiệp hay phải chịu đựng sự liên tiếp ở những công việc trong tình trạng bế tắc". Quan điểm này giống trường hợp nghiên cứu của Willis- những quan điểm có vẻ theo quan điểm Macxit. Tuy nhiên những nhóm thanh niên khác ví dụ biker được xem đối lập với xã hội và thường được gán đánh giá là "những kẻ lầm đường lạc lối" hay phạm pháp. Trong ít nhất 100 năm thanh niên được xem như một vấn đề của xã hội.
Lối sống lệch lạc không chỉ đơn giản chỉ là hành động nổi loạn của thanh niên chống lại cha mẹ mà quan trọng hơn nó hàm chứa sự đối đầu với những nhà chức trách thuộc tầng lớp tiểu tư sản, một điển hình của đặc điểm của tầng lớp lao động. Điều đó có nghĩa có một sự lệch lạc về giá trị của lối sống. Tiểu văn hóa thanh niên- những người muốn mình trông hung tợn, giống như Biker, đầu trọc, nhóm thanh niên kì dị.
Nghiên cứu của Willis cũng chỉ ra rằng, phong cách đặc thù, giá trị và những hoạt động của nhóm Biker được chia sẻ cùng nhau, phù hợp vời định nghĩa về tiểu văn hóa thanh niên của Firth "kiểu niềm tin, giá trị, biểu tượng, những hoạt động đặc thù được nhóm thanh niên chia sẻ".
Ngày nay, không phải tất cả biker đều chia sẻ những giá trị chung và tham gia những hoạt động giống nhau như kiểu sống của Biker những năm 60. Lý do có thể là thành viên của văn hóa thanh niên li khai từ một nhóm đặc thù hay không bao giờ tham gia vào nhóm đầu tiên. Tuổi tác cũng liên quan. Sự chuyển đổi từ thanh niên sang người lớn có thể quyết định một người ở trong một tiểu văn hóa bao lâu. Willis mô tả sở thích âm nhạc của họ có tính dị biệt cao và rất lâu bền. Thường thấy ở rock and roll giai đoạn đầu vào những năm 50. Tiêu biều: Elvis Presley, Buddy Holly hay Rolling Stone. Tuy nhiên không phải tất cả các biker đều thích những nhóm riêng biệt này. Biker không phải là những con nghiện. Thực tế họ coi thường ma túy. Nó không được coi như một chất hấp dẫn tạo nên sự phấn khích hay kinh nghiệm mới. Nhưng một vài nhóm của những năm 60 hay một số Biker ngày nay đã và vẫn dùng ma túy.
Nhóm tiểu văn hóa này vẫn tồn tại ngày nay nhưng sẽ có sự thay đổi về giá trị, niềm tin, và những hoạt động chung.
2.2. Nhóm raver (clubber) - những kẻ liều mạng
Không giống với những tiểu văn hóa khác, thứ duy nhất mà những raver cùng có là những kinh nghiệm được chia sẻ như tham gia thường xuyên vào nhóm này và có thể quá phấn khích- cái đồng nghĩa với văn hóa raver (kẻ điên).

thanh niên đang được soạn thảo cần làm sao để tuổi thanh niên không nên kéo dài vì như thế sẽ đồng nghĩa với việc kéo dài quá trình xã hội hóa, thiếu sự tập trung đầu tư, gây lãng phí thời gian của cá nhân và xã hội. Như vậy là, từ góc độ xã hội học có thể khẳng định rằng lứa tuổi trẻ em là lứa tuổi giáo dục phổ thông và lứa tuổi thanh niên phải là lứa tuổi giáo dục nghề nghiệp, giáo dục cao đẳng, đại học là lứa tuổi đầu tư phát triển vốn người. Việc đi học đối với thanh niên cần được Luật Thanh niên quy định vừa với tính cách là quyền lợi vừa với tính cách là trách nhiệm, nghĩa vụ. Với tầm nhìn có tính chiến lược về xã hội hóa như vậy thì lực lượng lao động của nền kinh tế Việt Nam mới có thể có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của công nghiêp hóa, hiện đại hóa và cạnh tranh với nền kinh tế của các nước khác. Tình trạng đi học của dân số phân theo nhóm tuổi cho biết rõ sự cần thiết phải tính đến đặc điểm và yêu cầu của xã hội hóa đối với việc xác định tuổi thanh niên nói riêng và quyền lợi, nghĩa vụ của thanh niên trong việc học tập nói chung. Trong khi có tới 91,3% trẻ em lứa tuổi 6-15 đi học thì chỉ có 41,4% thanh niên tuổi 16-20 đi học và chỉ có 7,2% thanh niên tuổi 21-24 đi học. Về mặt chiến lược phát triển kinh tế xã hội, cần thấy trước một điều rằng đối với nhóm tuổi 15-19 và nhóm tuổi 18-24 tỉ lệ hoạt động kinh tế càng nhiều càng chứng tỏ đó là một nền kinh tế chậm phát triển và khó có thể có sức cạnh tranh cao. Bởi vì nếu như khi còn trẻ thanh niên không tiếp tục đi học thì khó có thể có đủ trình độ học vấn cần thiết của nền kinh tế tri thức: số liệu về số năm đi học trung bình không khẳng định rằng thanh niên Việt Nam có trình độ học vấn thấp. Với trình độ như vậy thanh niên khó có thể vững bước tiến vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khó có thể cạnh tranh kinh tế với các nước trong khu vực. Về mặt chiến lược, lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi đi học- lứa tuổi đầu tư vào phát triển vốn con người, vốn trí tuệ, vốn văn hóa, vốn xã hội và nhiều loại vốn khác cần thiết của người lao động trong xã hội đang tiến vào kỷ nguyên khoa học trở thành lực lượng sản xuất. Tất nhiên, sự nghiệp học tập là sự nghiệp của cả đời người- học, học nữa, học mãi và học suốt đời. Nhưng lứa tuổi trẻ như thanh niên là lứa tuổi học tập có chất lượng tốt nhất và hiệu quả cao nhất. Tuổi trẻ đi qua, việc đào tạo mới và đào tạo lại là rất tốn kém và rất khó khăn đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, tổ chức và toàn xã hội. Thời đại lao động thông minh, lao động trí tuệ đang tiến gần với Việt Nam. Do đó, thanh niên phải là nhóm xã hội tiên phong trên mặt trận học tập và làm giàu trí tuệ của mình bằng kho tàng kiến thức nhân loại. Có như vậy, thanh niên mới thực sự trở thành lực lượng xung kích trên mọi mặt trận và phát huy các truyền thống cách mạng quý báu của thế hệ cha ông. Lời Bác Hồ kính yêu căn dặn về việc bồi dưỡng cách mạng cho đời sau đòi hỏi những người làm luật và hoạch định chính sách về thanh niên cần chú ý để làm sao để nhóm người trẻ tuổi nữ cũng như nam được cất nhắc, đề bạt vào các vị trí lãnh đạo, quản lý xã hội. Tuy chưa có cuộc điều tra chính thức với quy mô lớn về quan niệm xã hội về “tuổi trẻ”: Như thế nào là “trẻ”, nhưng một số quan sát cho thấy trong khu vực kinh tế nhà nước, những người thuộc lứa tuổi 30-35 thường bị coi là quá trẻ để có thể tin cậy trao cho đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Nếu như trong quan niệm của một bộ phận dân cư và nhất là một bộ phận cán bộ lãnh đạo quản lý còn coi thanh niên là những người ít nhiều còn thiếu kinh nghiệm, nông nổi, “trẻ người non dạ”, thì việc xác định độ tuổi cận trên của thanh niên dưới 30 tuổi sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với việc sớm bồi dưỡng, đào tạo thanh niên để sớm trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tóm lại, nói đến thanh niên là nói đến một nhóm xã hội với tư cách là một bộ phận của xã hội. Việc xác định vị thế, vai trò của thanh niên cần tính đến đặc điểm của một lứa tuổi sinh học của sự phát triển cá thể và các đặc điểm của tuổi xã hội với các điều kiện và yêu cầu mà sự phát triển lâu bền của xã hội ta đặt ra đối với thanh niên với tư cách là một bộ phận của xã hội hiện đại. Các vị thế, vai trò của thanh niên cần được thiết chế hóa thông qua các quy định pháp lý về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên và các cá nhân, tổ chức trong xã hội để đảm bảo thanh niên thực sự có điều kiện, cơ hội nâng cao năng lực đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển xã hội công bằng, dân chủ và văn minh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
“Thanh thiếu niên Việt Nam có suy nghĩ tích cực về tương lai, có nhiều kỳ vọng, đánh giá cao bản thân và cảm giác mình có giá trị đối với gia đình...”. Đây là kết luận rút ra được từ cuộc Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên do Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Unicef, và Tổ chức Y tế thế giới phối hợp tiến hành tại 42 tỉnh thành của Việt Nam trong 2 năm và được công bố sáng 26- 8 tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo sáng nay, 26- 8, Tiến sĩ Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thanh thiếu niên ngày nay duy trì mối quan hệ gắn bó mật thiết với gia đình, điều này có ý nghĩa bảo vệ và hỗ trợ đối với các em. Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy có tới 94,7% thanh thiếu niên nghĩ mình có giá trị đối với gia đình. Các thanh thiếu niên cũng đồng ý với nhận xét “tui có khả năng làm được những việc mà người khác làm được” (với 71,3% đồng ý hoàn toàn và 22,7% đồng ý một phần). Mức độ lạc quan của thanh thiếu niên khi được hỏi về gia đình, cuộc sống cũng tăng theo độ tuổi và không có sự khác biệt giới, thành thị và nông thôn. Hầu hết thanh thiếu niên đều có những ước vọng lạc quan về hạnh phúc gia đình với 82,6% hoàn toàn đồng ý với nhận định “tui sẽ có một gia đình hạnh phúc hơn trong tương lai”. Trong đó, nam thanh niên (86,7%) lạc quan hơn nữ (78,2%) trong nhận định này. 49,5% thanh thiếu niên cho biết việc làm là ước vọng đầu tiên mà họ muốn đạt được; 25% muốn có kinh tế, thu nhập ổn định; 22% thanh thiếu niên chọn đóng góp cho đất nước. 87,5% thanh thiếu niên được hỏi cho rằng sẽ có một cuộc sống tốt hơn cuộc sống hiện tại của bố mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ này thấp hơn đối với nhóm nữ dân tộc (81,2%). 12% cho rằng cuộc sống của họ cũng vẫn như vậy và chỉ có chưa đầy 1% cho rằng cuộc sống của họ sẽ kém đi. Nhiều bậc cha mẹ đặt kỳ vọng cao vào con cái, mong rằng con họ sẽ thành đạt và có cuộc sống tốt hơn họ. Chính những kỳ vọng đó có thể tạo ra mong muốn và động cơ để thành đạt đối với thanh thiếu niên. Tuy nhiên, cuộc điều tra cũng cho thấy việc cha mẹ can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con cái trong một số trường hợp làm thanh thiếu niên cảm giác phải có trách nhiệm và chịu áp lực bên trong lẫn bên ngoài trong việc thực hiện các ước muốn trên.
MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. Khái niệm 1
1.Văn hóa 1
2.Tiểu văn hóa 2
3.Văn hóa nhóm 3
4.Phản văn hóa 3
B. TIỂU VĂN HÓA THANH NIÊN 4
I. Tiểu văn hóa thanh niên 4
1. Đặc trưng của tiểu văn hóa thanh niên 5
2. Các mô hình tiểu văn hóa thanh niên ở phương Tây 6
2.1. Nhóm Biker 6
2.2. Nhóm raver (clubber) - những kẻ liều mạng 7
II. Văn hóa thanh niên Việt Nam 9
1. Văn hóa trong nhân cách của sinh viên 9
2.Toàn cầu hóa đối với đạo đức của sinh viên 16
3. Vị thế và vai trò của sinh viên đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhìn từ góc độ xã hội học 21
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top