Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn cầu
1. Về chiến lược cạnh tranh: Đi theo chiến lược tập trung
a. SO: giá cước thấp + thị trường giới trẻ
Mục tiêu: tập trung phát triển lợi thế cạnh tranh về giá của gói cước Big Zero với thị trường giới trẻ (học sinh, sinh viên), và những người có thu nhập thấp. Doanh nghiệp nhỏ mới ra đời, dung lượng mạng thì lớn mà không có khách hàng nào, nếu không miễn phí gọi nội mạng cũng chẳng có doanh thu. Vì thế, miễn phí nội mạng là cách thức duy nhất để cạnh tranh vừa tận dụng được năng lực của mạng, vừa thu hút được khách hàng mà lại không phải bỏ thêm chi phí như khuyến mại.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-20-de_tai_tim_hieu_chien_luoc_kinh_doanh_cua_cong_ty.LBBkLAl8w7.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-46605/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
điểm bão hòa, sẽ không còn chỗ cho các doanh nghiệp mới. Ngay cả những doanh nghiệp đang có thị phần cũng buộc phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển. Thị trường Việt Nam tuy khá rộng lớn nhưng cũng không phải vô tận. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, hiện thị trường viễn thông Việt Nam đã gần như bão hòa với tỷ lệ người dân dùng điện thoại di động vào loại cao nhất trong khu vực. Vì vậy, sẽ không còn chỗ cho các nhà mạng đang ngấp nghé.Vẫn còn những phân khúc thị trường có thể khai thác được, chẳng hạn có thể mở rộng các loại dịch vụ dành riêng cho những người thu nhập thấp, cho các đối tượng học sinh, sinh viên... Tuy nhiên thực tế từ mấy năm nay, hầu như các nhà mạng lớn đều khai thác triệt để các mảng dịch vụ dành cho các đối tượng nói trên.
Chiếm tới hơn 80% thị phần di động thuộc về ba “đại gia” là VinaPhone, MobiFone và Viettel, phần còn lại chỉ là khe cửa hẹp, nên việc các nhà mạng nhỏ khó thu hút thuê bao là điều không tránh khỏi. Với việc phân chia “miếng bánh” thị phần như vậy, nhiều chuyên gia nhận định, vị thế của các mạng di động Việt Nam đã được xác định khá rõ ràng. Và tình hình sẽ khó có thể thay đổi được.
Trong khi doanh thu không cao, nhưng lại phải đầu tư nhiều để thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá, nên các nhà mạng nhỏ đương nhiên khó khăn về tài chính. Khó khăn này khiến các mạng nhỏ không còn đủ sức chạy đua đường dài.
Việc giảm cước sẽ không phải là yếu tố số một để nhà mạng lựa chọn nữa mà quan trong hơn là đa dạng hóa nhiều gói cước để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Những yếu tố thuận lợi để phát triển một mạng di động như hạ tầng, giá cước, dịch vụ gia tăng, thiết bị đầu cuối... đã được các mạng di động khai thác triệt để.
Các hãng lớn cũng quyết định "hạ" đối thủ bằng cách giảm cước xuống ngang mức khuyến mãi mà doanh nghiệp mới cung cấp, và cũng áp dụng một loạt chính sách ưu đãi đối với các thuê bao di động trả sau như tặng số phút gọi trong ngày, gửi quà tặng, hay quay số trúng thưởng…
Sự trung thành với 1 nhãn hiệu của khách hàng không cao, rất nhiều người sử dụng 2 sim của 2 mạng khác nhau.
Thị trương mục tiêu (giới trẻ) rất tiềm năng nhưng không bền vững, dễ thay đổi.
Cơ hội
Bộ Thông tin và Truyền thông siết chặt quản lý thuê bao trả trước, hàng chục triệu sim bị bỏ đi theo quy định. Như vậy Beeline có cơ hội đón số lượng khách hàng này. Lượng thuê bao di động của Việt Nam được coi sắp cán ngưỡng bão hoà nhưng thực chất, ngưỡng bão hoà này mới đang “cán đích”… nửa vời. Thực tế, vẫn chưa có con số chính xác về lượng thuê bao thực thuê bao ảo của các mạng di động. Ngay trong số thuê bao đã đăng ký cũng còn tới hàng vài chục triệu thuê bao thông tin cá nhân không chính xác.
Kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh, dân số lớn và có kết cấu trẻ nên tập trung khai thác thị trường giới trẻ - một phân khúc tiêu dùng tăng trưởng cao và hết sức quan trọng đối với các mạng điện thoại di động.
Điểm yếu
Là một hãng mới gia nhập thị trường
Ra đời ngày 20/7/2009 cách đây không lâu. Beeline gặp hạn chế lớn về thị phần. Chiếm tới 3/4 thị phần là của ba mạng lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel. Phần còn lại khá nhỏ nhoi dành cho các mạng mới còn lại. Giới chuyên gia viễn thông Việt Nam thừa nhận những thế mạnh đặc biệt của Beeline nhưng cũng phần nào lo ngại khi mà hầu hết các mạng di động đi trước của Việt Nam đã khẳng định thị phần của mình. Giá cước mà Beeline đưa ra có thể hấp dẫn thật song cũng sắp tới ngưỡng của giá sàn. Liệu sự cạnh tranh về giá cước sẽ được tân binh áp dụng được bao lâu? Khi mà các hãng lớn cũng đua nhau giảm giá để thu hút và giữ chân khách hàng của mình. Thế mạnh nào mới thực sự giúp Beeline giành được thị phần nhỏ nhoi sắp tới mức bão hòa của thị trường thông tin di động Việt Nam? Và câu hỏi, liệu liên danh quốc tế đầu tiên về di động của Việt Nam có đủ sức để làm nên chuyện hay không, câu trả lời này vẫn còn để ngỏ...
Beeline vẫn chưa thực sự nhận được sự chào đón của các đại lý
Theo khảo sát, nhân tố quan trọng đầu tiên khiến cho Beeline chưa được "phủ sóng" tại khắp các điểm bán là do chịu tác động từ doanh nghiệp đi trước… HT Mobile. Mạng di động tiền thân của doanh nghiệp thứ 6 - Vietnamobile - 092 ra đời rầm rộ nhưng chưa tạo được bước đột phá như kỳ vọng của người tiêu dùng.
Các chủ đại lý sim thẻ cho biết cửa hàng không dám mạnh tay nhập sim Beeline vì trước đó sim Vietnamobile (một mạng có chính sách cước giống Beeline) đã không thu hút được sự chú ý của khách hàng. Lượng sim còn tồn trong kho khá nhiều.
Một số đại lý khác thì tiết lộ sở dĩ họ "ngại" bán sim Beeline là vì người tiêu dùng đã quá quen thuộc với các thương hiệu lớn như VinaPhone, MobiFone, Viettel. Một yếu tố khá quan trọng nữa là thẻ sim của 3 mạng di động đại gia có tài khoản lớn hơn sim mà Beeline cung cấp.
Cụ thể, với bộ kit trả trước mệnh giá 65.000 đồng, thì VinaPhone có tài khoản lên tới 130.000 đồng trong khi giá bán chỉ có 50.000 đồng, MobiFone có tài khoản 120.000 đồng, giá cũng chỉ 50.000 đồng. Viettel thì tài khoản 120.000 đồng, giá 55.000 đồng. Trong khi đó, sim của Beeline có giá dao động từ 50.000-55.000 đồng cho tài khoản 120.000 đồng.
Theo giải thích của các chủ đại lý sim thẻ, việc bán sim các mạng lớn như VinaPhone, MobiFone, Viettel với giá thấp hơn nhiều mệnh giá và tài khoản còn lớn hơn cả tài khoản khuyến mại là do các đại lý chấp nhận lãi ít để bán được nhiều.
Với việc tài khoản khuyến mại của mạng lớn hầu hết là lớn hơn, giá mua sim thì bằng hay rẻ hơn, cộng với việc các thẻ nạp tiền tiếp theo đều được tặng 100% giá trị thẻ nạp, chính các đại lý là người khuyên người dùng nên mua sim của các mạng lớn chứ không phải là gói Big Zero "giá trị vô địch".
Hạn chế về mức độ và vùng phủ sóng
Lý giải về nguyên nhân khiến "giá trị vô địch" của Big Zero (Beeline) chưa được đón nhận nồng nhiệt dù được quảng cáo rất mạnh, giá cước hấp dẫn, nhưng có nhiều khách mua sim phàn nàn chất lượng sóng kém, hay lỗi mạng… nên không được nhiều người ưa chuộng.
Theo thông tin từ trang web chính thức thì hiện tại Beeline đã phủ sóng 50 tỉnh thành phố - đạt 80%, trong đó có 5 thành phố chính: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, còn lại ở 45 tỉnh thành khắp cả nước.
Mặc dù mức độ và vùng phủ sóng đã được mở rộng và cải thiện so với trước kia nhưng vẫn tồn tài những hạn chế khiến người dùng không mấy hài lòng.
Chưa có các dịch vụ gia tăng đáng kể cho khách hàng
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về viễn thông, bên cạnh điểm yếu về vùng phủ sóng, Beeline cũng còn có điểm yếu khác là chưa có các dịch vụ giá trị gia tăng gì đáng kể để khách hàng sử dụng trong khi các mạng lớn thì đã có hàng chục dịch vụ.
Tại các vùng đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi chất lượng của mạng di động được người tiêu dùng rất quan tâm thì Beeline không có trong tay "con bài" chiến lược ...