van_6ngan_4tram_lan_nho
New Member
Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu công tác chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam
Nhằm đáp ứng nhu cầu trái ngon của thị trường, nhiều giống cây ăn trái đã được du nhập vào nước ta, đồng thời qua các Hội thi Cây Giống Tốt do Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (Trung tâm Cây ăn quả Long Định cũ) kết hợp với Hội khuyến nông và các Trung tâm Khuyến nông tổ chức đã phát hiện nhiều giống cây ăn trái đặc sản như: sầu riêng hạt lép, nhãn xuồng cơm vàng, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi.
Chính vì giống có chất lượng ngon, nên được thị trường chấp nhận nhanh chóng, điều này làm cho giá cây giống cũng tăng vọt lên, kích thích người dân mạnh dạn đầu tư mua cây giống mới. Tuy nhiên để đáp ứng sớm nhu cầu tiêu dùng về trái cây có chất lượng cao thay vì trồng cây mới mất 3-4 năm mới cho trái với kỹ thuật ghép giống mới trên cây đã có sẵn; chúng ta có trái ngon trên cùng gốc ghép trong khoảng 1 - 1,5 năm.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-10-de_tai_tim_hieu_cong_tac_chuyen_giao_cong_nghe_tro.81tsjp0lkP.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-44923/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ờng không cạnh tranh được với đường nhập ngoại, dẫn tới tình trạng một số nhà máy đường phải giải thể hay phá sảnCó một thực tế đang tồn tại là trình độ sản xuất của bà con nông dân còn ở mức độ thấp, bộc lộ nhất là giống cây trồng, vật nuôi vẫn chưa kiểm dịch đầy đủ và cũng chưa kiểm soát nguồn gốc, chưa kiểm soát tốt phân hoá học, phân bón, công tác bảo quản sau thu hoạch, bao bì, nhãn hiệu hàng hoá thương hiệu vẫn chưa đáp ứng theo chuẩn mực yêu cầu của quốc tế trong qua trình hội nhập, quy mô sản xuất bình quân diện tích đất trên một nông hộ còn rất thấp khoảng 0,7ha/hộ, vì vậy muốn sản xuất với quy mô lớn, chất lượng đồng đều là rất khó. Đi đôi với những bất lợi đó là việc giá thành sản xuất vẫn còn cao, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm đầy đủ khi đưa sản phẩm ra thị trường
3.2 Thực trạng của công tác chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất
3.2.1 Chuyển giao công nghệ trong trồng trọt
Trồng trọt là bộ phận quan trọng bậc nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam. Do đó nghiên cứu, chuyển giao những công nghệ mới vào sản xuất là yêu cầu hết sức bức thiết. Trong hơn hai thập kỷ qua, công nghệ sinh học đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần mang lại những thành tựu to lớn cho loài người. Nhờ công nghệ sinh học hiện đại, các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng được tạo ra với những đặc tính ưu việt đã từng bước khẳng định vị trí trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và y tế.
Công nghệ sinh học (CNSH) có 3 cấp độ khác nhau: CNSH truyền thống như các hoạt động chế biến thực phẩm (rượu, giấm , sữa chua, dưa chua, cà muối, pho-mát, tương, nước mắm, men bánh mì...), ủ phân, phơi ải đất, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại... CNSH cận đại với việc sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm của công nghệ lên men, công nghệ vi sinh vật (cồn, bia, dung môi hữu cơ, bột ngọt và các acid amin khác, acid citric và các acid hữu cơ khác, chất kháng sinh, nhiều vitamin, các loạin vaccin, kháng độc tố, các kit chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học...). CNSH hiện đai chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. CNSH hiện đại sử dụng các kỹ thuật trao đổi, sửa chữa, tổ hợp hay cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những loại vi sinh vật mới hay bắt các sinh vật này tạo ra các protein hay các sản phẩm khác mà vốn dĩ chúng ta không tạo ra được. Một công nghệ quan trọng bậc nhất trong trồng trọt đó là công nghệ cấy chuyển gen
Theo các nhà khoa học, cây chuyển gen có ích lợi tiềm tàng đối với môi trường. Chúng giúp bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên, sinh cảnh và động, thực vật bản địa; góp phần giảm sói mòn đất, cải thiện chất lượng nước, cải thiện rừng và nơi ngụ cư của động vật hoang dại. Thực vật với khả năng tự bảo vệ chống lại côn trùng và cỏ dại có thể giúp giảm liều lượng và nồng độ các thuốc trừ sâu sử dụng. Ở các quốc gia thường xuyên không đủ lương thực để phân phối và giá lương thực ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của đại bộ phận dân chúng thì lợi ích tiềm tàng của cây chuyển gen là không thể phủ nhận. Các loại cây biến đổi gen được trồng phổ biến nhất hiện nay là ngô, đậu tương, cà chua, cải dầu, bông... Nhưng điều quan tâm hơn cả đối với cộng đồng là sản phẩm chế biến từ cây biến đổi gen có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không? Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng nên pháp luật mỗi nước có những quy định riêng về vấn đề này. Nhưng họ cũng thống nhất rằng, thực phẩm xuất xứ từ cây chuyển gen phải được ghi rõ cụ thể để người tiêu dùng được quyền lựa chọn. Ngày nay, các nhà khoa học đang hướng tới tạo những cây chuyển gen thế hệ thứ hai có đặc điểm tăng giá trị dinh dưỡng hay có những tính trạng thích hợp cho công nghiệp chế biến. Lợi ích của những cây trồng này hướng trực tiếp hơn vào người tiêu dùng. Ví dụ: lúa gạo giàu vitamin A và sắt; khoai tây tăng hàm lượng tinh bột; vắc-xin ăn được ở ngô và khoai tây; những giống ngô có thể trồng trong điều kiện cùng kiệt dinh dưỡng; dầu ăn có lợi cho sức khỏe hơn từ đậu nành và cải dầu...
Không phát triển rầm rộ, các nghiên cứu về cây trồng biến đổi gen đã và đang được thực hiện tại một số cơ sở chuyên nghiên cứu về công nghệ sinh học (CNSH) ở nước ta. Các nhà khoa học đã bước đầu thành công trong việc chuyển gen kháng sâu bệnh, pro- vitamin A... vào cây lúa, bắp cải, ngô, đu đủ, cây hoa. Tuy nhiên, những thành công này chỉ dừng lại ở mức độ phòng thí nghiệm. Nhưng các chuyên gia khẳng định, thị trường thực phẩm của Việt Nam đã xuất hiện các cây trồng và sản phẩm biến đổi gen
cây chuyển gen đem lại rất nhiều lợi ích như: tăng sản lượng, cung cấp nhiều hơn thực phẩm cho dân số ngày càng tăng; giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận nông nghiệp; tăng giá trị dinh dưỡng hay tính thích hợp cho công nghiệp chế biến thực phẩm; tạo ra các sản phẩm có lợi cho sức khỏe.
3.2.1.1 Chuyển giao công nghệ trong trồng trọt lúa và hoa màu
* Ứng dụng công nghệ mới để lai tạo các giống cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh
Trước tình hình sâu bệnh, dịch hại lúa và hoa màu diễn ra ngày càng mạnh và bất thường gây thiệt hại to lớn cho người nông dân, các nhà khoa học đã vào cuộc nghiên cứu công nghệ lai tạo ra các giống lcây trồng mới có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh. Phương pháp hữu hiệu này cho phép các nhà tạo giống mới thu được giống mới nhanh hơn và vượt qua những kỹ thuật tạo giống truyền thống.
Nhìn chung việc ứng dụng cây lúa chuyển gien có những lợi ích rõ rệt sau: cây lúa chuyển gien có khả năng kháng các vi khuẩn gây bệnh, kháng côn trùng phá hoại, chống chịu chất diệt cỏ, sản suất Vitamin A từ đó
- Tăng sản lượng
- Giảm chi phí sản xuất
- Tăng lợi nhuận nông nghiệp
- Cải thiên môi trường
* Ứng sụng công nghệ lai tạo giống cây trồng có chất lượng cao
- Những năm gần đây, sản xuất lúa gạo cũng như hoa màu ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể và đang hướng tới nền sản xuất hàng hóa. Mặt khác do đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nên từ nhu cầu đủ no đã và đang tiến tới nhu cầu ăn ngon. Vì vậy, nhu cầu về gạo đặc sản có chất lượng cao cũng không ngừng tăng. Do đó, một số giống lúa thơm ngon đã được lai tạo và đưa vào sản xuất như: Nàng Hương, Oryza sativa L …….
- Ngoài ra nhiều giống lúa có khả năng chịu hạn, chịu mặn cũng đã được lai tạo để đưa vào sản xuất đại trà phù hợp với điều kiện khắc nghiệt của một số địa phương như: OM 4498, OM 5930 …….
* Cơ giới hoá trồng trọt
Trước đây, trong quá trình cày cấy, thu hoạch bà con nông dân phải dùng các công cụ thô sơ. Thì nay với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại máy móc đã được đưa vào sản xuất bao gồm:
- Công cụ gieo lúa theo hàng
- Máy gieo lúa theo hàng liên kết với máy kéo 4 bánh
- ...