tran_du

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tìm hiểu công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách - Tỉnh Hải Dương
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm mà thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho con người. Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Đất đai là chỗ đứng, là địa bàn hoạt động của tất cả các ngành, các lĩnh vực và của con người. Đặc biệt với sản xuất nông nghiệp đất đai càng có vai trò quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Để quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đất đai Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản liên quan đến đất đai.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý…”
Các luật đất đai 1987, 1993, 2003, luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai đang từng bước đi sâu vào thực tiễn.
Công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. ĐKĐĐ thực chất là thủ tục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận quyền chủ sử dụng đất cho chủ sử dụng đất hợp pháp, nhằm thiết lập mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chắc toàn bộ đất đai theo pháp luật. Từ đó, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng được bảo vệ và phát huy, đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.
Hiện nay, công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính càng trở lên phức tạp và quan trọng. Vì đất đai có hạn về diện tích mà nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng do dân số tăng, kinh tế phát triển đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang diễn ra ồ ạt và Việt Nam lại vừa ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Chính những điều này làm cho việc phân bổ đất đai vào các mục đích khác nhau ngày càng trở lên khó khăn, các quan hệ đất đai càng thay đổi với tốc độ chóng mặt và ngày càng phức tạp.
Đối với Hải Dương, trong đó có huyện Nam Sách có đường quốc lộ 183 chạy qua lại nằm giữa 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ngày càng tăng và các quan hệ đất đai ngày càng phức tạp, làm cho công tác quản lý đất đai ngày càng khó khăn.
Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề, đồng thời được sự phân công của khoa Tài nguyên – Môi trường cùng sự hướng dẫn của thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Thanh Trà – Khoa Tài nguyên – Môi trường - trường Đại học Nông Nghiệp, tui tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Tìm hiểu công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương theo các văn bản hiện hành, công văn hướng dẫn của Nhà nước.
- Đề suất một số biện pháp giúp địa phương thực hiện tốt công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính.
1.2.2 Yêu cầu
- Nắm vững quy định đất đai hiện hành và các quyết định của UBND tỉnh, huyện liên quan.
- Số liệu điều tra thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác.
- Những đề suất, kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.
Phần II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính
2.1.1 Lịch sử ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam
2.1.1.1 Thời kỳ trước năm 1945
Ở Việt Nam, công tác ĐKĐĐ có từ thế kỷ thứ VI và nổi bật nhất là:
* Thời kỳ Gia Long với sổ Địa bạ được lập cho từng xã phân biệt rõ đất công điền và đất tư điền của mỗi xã. Và trong đó ghi rõ của ai, diện tích, tứ cận, đẳng hạ để tính thuế. Sổ Địa bạ được lập cho 18.000 xã từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, bao gồm 10.044 tập và có 3 bộ được lưu ở 3 cấp: bản Giáp được lưu ở bộ Hộ, bản Bính ở dinh Bố Chánh, bản Đinh ở xã sở tại. Theo quy định cứ 5 năm thì phải đại tu, hàng năm tiểu tu.
* Thời Minh Mạn: sổ Địa bộ được lập tới từng làng xã. Sổ này tiến bộ hơn sổ thời Gia Long vì nó được lập trên cơ sở đạc điền với sự chứng kiến của các chức sắc giúp việc trong làng. Các viên chức trong làng lập sổ mô tả ghi các thửa đất, ruộng kèm theo sổ Địa bộ có ghi diện tích, loại đất. Quan Kinh Phái và viên Thơ Lại có nhiệm vụ ký xác nhận vào sổ mô tả. Quan phủ căn cứ vào đơn thỉnh cầu của điền chủ khi cần thừa kế, cho, bán hay từ bỏ quyền phải xem xét ngay tại chỗ sau đó trình lên quan Bố Chánh và ghi vào sổ Địa bộ.
* Thời kỳ Pháp thuộc: Thời kỳ này tồn tại rất nhiều chế độ điền địa khác nhau:
- Chế độ điền thổ tại Nam Kỳ: Pháp đã xây dựng được hệ thống bản đồ dải thửa được đo đạc chính xác và lập sổ điền thổ. Trong sổ điền thổ, mỗi trang sổ thể hiện cho một lô đất của mỗi chủ sử dụng trong đó ghi rõ: diện tích, nơi toạ đạc, giáp ranh và các vấn đề liên quan đến sở hữu và sử dụng.
- Chế độ quản thủ địa chính tại Trung Kỳ: đã tiến hành đo đạc bản đồ dải thửa, sổ địa bộ, sổ điền chủ, tài chủ bộ.
- Chế độ điền thổ và quản thủ địa chính tại Bắc Kỳ: Do đặc thù đất đai ở miền Bắc manh mún, phức tạp nên mới chỉ đo đạc được các lược đồ đơn giản và lập được hệ thống sổ địa chính. Sổ địa chính lập theo thứ tự thửa đất ghi diện tích, loại đất, tên chủ. Ngoài ra còn được lập các sổ sách khác như sổ điền chủ, sổ khai báo…
- Nhìn chung, thời kỳ này áp dụng nhiều chế độ quản lý, nhiều loại hồ sơ khác nhau để vừa phù hợp với điều kiện ngoại cảnh vừa phù hợp với mục tiêu lâu dài là xây dựng được một hệ thống hồ sơ thống nhất. Tuy nhiên, trong các chế độ quản lý này thì hệ thống hồ sơ được thiết lập cũng chỉ gồm hai nhóm tài liệu: nhóm lập theo thứ tự thửa đất và nhóm lập theo chủ đất để tra cứu.
2.1.1.2 Thời kỳ Mỹ Nguỵ tạm chiếm miền Nam (1954 - 1975): Thời kỳ này tồn tại hai chính sách ruộng đất: một chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng và một chính sách ruộng đất của chính quyền Nguỵ
* Tân chế độ điền thổ: Theo sắc lệnh 1925 miền Nam Việt Nam sử dụng chế độ điền thổ. Đây là chế độ được đánh giá chặt chẽ có hiệu quả nhất trong thời kỳ Pháp thuộc. Hệ thống hồ sơ được thiết lập theo chế độ này gồm: bản đồ dải thửa kế thừa từ thời Pháp; sổ điền thổ lập theo lô đất trong đó ghi rõ: diện tích, nơi toạ đạc, giáp ranh, biến động, tên chủ sở hữu; sổ mục lục lập theo tên chủ ghi số liệu tất cả các thửa đất của mỗi chủ. Hệ thống hồ sơ trên được lập thành hai bộ lưu tại Ty Điền địa và xã Sở tại.
* Chế độ quản thủ điền địa cũng tiếp tục được duy trì từ thời Pháp thuộc. Theo chế độ này phương pháp đo đạc rất đơn giản các xã có thể tự đo vẽ lược đồ. Và hệ thống hồ sơ gồm: sổ địa bộ được lập theo thứ tự thửa đất (mỗi trang sổ lập cho 5 thửa), sổ điền chủ lập theo chủ sử dụng (mỗi chủ một trang), sổ mục lục ghi tên chủ để tra cứu.
* Giai đoạn 1960 – 1975: Thiết lập Nha Tổng Địa. Nha này có 11 nhiệm vụ trong đó có 3 nhiệm vụ chính là: xây dựng tài liệu nghiên cứu, tổ chức và điều hành tam giác đạc, lập bản đồ và đo đạc thiết lập bản đồ sơ đồ và các văn kiện phụ thuộc.
2.1.1.3 Thời kỳ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
* Thời kỳ tháng 8/1945 – 1979: Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đặc biệt là sau cải cách ruộng đất năm 1957, Nhà nước đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo. Đến năm 1960 hưởng ứng phong trào hợp tác hoá sản xuất đại bộ phận nhân dân đã góp ruộng vào hợp tác xã làm cho hiện trạng sử dụng đất có nhiều biến động. Thêm vào đó là điều kiện đất nước khó khăn có nhiều hệ thống hồ sơ địa chính giai đoạn đó chưa được hoàn chỉnh cũng như độ chính xác thấp do vậy không thể sử dụng được vào những năm tiếp theo. Trước tình hình đó ngày 03/07/1958, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 344/TTg cho tái lập hệ thống Địa chính trong Bộ Tài chính.
Hệ thống tài liệu đất đai trong thời kỳ này chủ yếu là bản đồ giải thửa đo đạc thủ công bằng thước dây, bàn đạc cải tiến và sổ mục kê ruộng đất.
Ngày 09/11/1979, Chính phủ đã ban hành Nghị định 404-CP về việc thành lập tổ chức quản lý ruộng đất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lý Nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất trên toàn bộ lãnh thổ.
* Thời kỳ từ năm 1980 – 1988
Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý “. Nhà nước quan tâm đến công tác quản lý đất đai để quản chặt và nắm chắc quỹ đất trong cả nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, hệ thống quản lý đất đai của toàn quốc còn nhiều hạn chế và chưa có biện pháp cụ thể để quản lý toàn bộ đất đai. Nhà nước mới chỉ quan tâm đến việc quản lý đất nông nghiệp cho nên mới xảy ra tình trạng giao đất, sử dụng đất tuỳ tiện đối với các loại đất khác. Từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Quyết định, Thông tư, Chỉ thị như:
Quyết định số 201/QĐ- CP ngày 01/07/1986 về công tác quản lý đất đai trong cả nước.
Chỉ thị số 299/CT- TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện công tác đo đạc, ĐKĐĐ, thống kê đất đai, phân hạng đất.
Quyết định số 56/QĐ- ĐKTK ngày 05/11/1981 về việc điều tra đo đạc, kê khai đăng ký và lập hồ sơ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai.
Quyết định số 56 này ban hành đã làm cho công tác quản lý đất đai có bước đột phá mới. Công tác ĐKĐĐ có một trình tự khá chặt chẽ. Việc xét duyệt phải do hội đồng đăng ký thống kê đất đai của xã thực hiện, kết quả xét đơn của xã phải do UBND huyện phê duyệt mới được đăng ký và cấp GCNQSDĐ. Hồ sơ ĐKĐĐ khá hoàn chỉnh và chặt chẽ bao gồm 4 mẫu. Nó đã đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý đất đai giai đoạn đó. Các tài liệu của hệ thống quản lý này bao gồm: biên bản xác định địa giới hành chính, sổ dã ngoại, biên bản và các kết quả chi tiết kiểm tra đo đạc ngoài thực địa, trong phòng, đơn xin cấp GCNQSDĐ, bản kê khai ruộng đất của tập thể, bản tổng hợp các hộ sử dụng đất không hợp pháp, sổ mục kê, biểu thống kê, GCNQSDĐ, bản đồ địa chính, thông báo công khai hồ sơ đăng ký, biên bản kết thúc công khai, sổ khai báo biến động…
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, việc xét duyệt được thực hiện chưa nghiêm túc do đó độ chính xác chưa cao. Hầu hết các trường hợp vi phạm không bị xử lý mà vẫn còn được kê khai. Có thể nói, hệ thống hồ sơ địa chính cũng như trình tự thủ tục quản lý khá chặt chẽ nhưng trong quá trình thực hiện chúng lại không chặt chẽ. Do vậy, hệ thống hồ sơ này vẫn chỉ mang tính chất điều tra, phản ánh hiện trạng sử dụng đất. Trong quá trình thiết lập hệ thống hồ sơ thì tình trạng sai sót vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (trên 10% có nơi trên 30%). Công tác cấp GCNQSDĐ chưa được thực hiện. Công tác quản lý đất đai giai đoạn này thiếu đồng bộ cũng như độ chính xác là do pháp luật chưa chặt chẽ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cũng như nhận thức của người dân giai đoạn này chưa cao.
* Thời kỳ từ năm 1988 – 1993
Năm 1988, Luật Đất đai lần đầu tiên được ban hành nhằm đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp. Giai đoạn này thì công tác cấp GCNQSDĐ và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính là một nhiệm vụ bắt buộc và bức thiết của công tác quản lý, là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện Luật Đất đai. Do yêu cầu thực tế, để đáp ứng yêu cầu công việc và thừa kế sản phẩm theo Chỉ thị số 299/CT- TTg ngày 10/11/1980, Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành Quyết định số 201/ĐKTK ngày 14/07/1989 về việc ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ và Thông tư số 302/TT-ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thi hành Quyết định số 201. Chính việc ban hành các văn bản này mà công tác quản lý đất đai đã có bước phát triển mới, công tác ĐKĐĐ có thay đổi mạnh mẽ và chúng được thực hiện đồng loạt vào những năm tiếp theo trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã có những vướng mắc cần giải quyết đó là vấn đề chất lượng hồ sơ, tài liệu đã thiết lập theo Chỉ thị số 299 cũng như vấn đề về chính sách đất đai trong giai đoạn hoàn thiện.
Trong quá trình triển khai theo Luật Đất đai 1988, Nhà nước đã ban hành chính sách khoán 100 và khoán 10 theo Chỉ thị số 100/CT-TW làm cho hiện trạng sử dụng đất có nhiều thay đổi do đó công tác ĐKĐĐ gặp nhiều khó khăn cùng với việc chưa có một hệ thống văn bản hoàn chỉnh chặt chẽ làm cho công tác quản lý đất đai giai đoạn này kém hiệu quả.
Chính vì những lý do trên mà công tác quản lý đất đai cũng như việc lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ giai đoạn này chưa đạt kết quả cao. Đến năm 1993, cả nước mới cấp được khoảng 1.600.000 GCNQSDĐ cho các hộ nông dân tại khoảng 1.500 xã tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng sông Cửu Long (40%). Đặc biệt do chính sách đất đai chưa ổn định nên giấy chứng nhận giai đoạn này chủ yếu là giấy chứng nhận tạm thời (theo mẫu của Tỉnh) chủ yếu cho các xã tự kê khai. Năm 1994, toàn quốc cấp được khoảng 1.050.000 giấy chứng nhận. Loại giấy này có độ chính xác thấp cùng với việc cấp đồng loạt do đó dẫn đến sai sót cao trong quá trình cấp.
* Thời kỳ từ khi Luật Đất đai 1993 ra đời đến trước khi Luật Đất đai 2003 ra đời
Luật đất đai đầu tiên ra đời năm 1988 cùng với nó là sự thành công của Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã khẳng định đường lối, chủ chương của Đảng là hoàn toàn đúng. Nó đã tạo điều kiện cho Luật Đất đai 1993 ra đời nhằm quản lý chặt chẽ đất đai hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân khi người dân là chủ thực sự của đất đai. Nhà nước khẳng định đất đai có giá trị và người dân có các quyền sau: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp…
Do vậy, công tác cấp GCNQSDĐ giai đoạn này là việc làm cấp thiết để người dân khai thác được hiệu quả cao nhất từ đất. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề cấp GCNQSDĐ cho người dân, cơ quan các cấp, các địa phương đã tập trung chỉ đạo công tác cấp GCNQSDĐ và coi nó là vấn đề quan trọng nhất trong quản lý đất đai giai đoạn này. Vì vậy, công tác cấp giấy chứng nhận được triển khai mạnh mẽ nhất là từ năm 1997. Tuy nhiên, công tác cấp GCNQSDĐ vẫn còn nhiều vướng mắc dù Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị về việc cấp GCNQSDĐ cho người dân và đã không hoàn thành theo yêu cầu của Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg và Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành cấp GCNQSDĐ cho nông thôn vào năm 2000 và thành thị vào năm 2001.
môc lôc

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
Phần II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính 3
2.1.4 Một số quy định về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính 14
2.2 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ của một số nước trên thế giới 16
2.3 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính cả nước 17
2.4 Tình hình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính Hải Dương 20
Phần III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Nội dung nghiên cứu 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu 23
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 26
4.1.3 Cảnh quan môi trường 27
4.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 28
4.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 28
4.2.1 Tăng trưởng kinh tế 28
4.2.2 Chuyển dịch cơ cầu kinh tế 29
4.2.3 Thực trạng phát triển các ngành 30
4.2.4 Dân số, lao động, việc làm 32
4.2.5 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 33
4.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 34
4.2.7 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 38
4.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai của huyện Nam Sách 39
4.3.1 Tình hình quản lý đất đai 39
4.3.2 Tình hình sử dụng và biến động đất đai 46
4.4 Kết quả công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 48
4.4.1 Những căn cứ để huyện thực hiện công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính 48
4.4.2 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 50
4.4.3 Kết quả công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ đất của huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương 53
4.4.4 Kết quả lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 60
4.5 Đánh giá công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 63
4.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, hoàn thiện hồ sơ địa chính huyện Nam Sách 65
Phần IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
5.1 Kết luận 68
5.2 Đề nghị 69
Tài liệu tham khảo
Phần IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua thời gian thực tập tốt nghiệp thực hiện đề tài: “Tìm hiểu công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương”, được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thanh Trà cùng với sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Hải Dương, phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Nam Sách đã tạo điều kiện để tui hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp, trong quá trình thực tập tại địa phương tui rút ra một số kết luận sau:
Huyện Nam Sách là một huyện đồng bằng đất chật, người đông, kinh tế tuy mấy năm gần đây có chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp nhưng nông nghiệp vẫn là chủ yếu, cơ sở hạ tầng còn kém, công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ gặp không ít khó khăn:
* Đối với công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính
- Đất nông nghiệp: Đến tháng 12 năm 2007 toàn huyện đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa cho người dân. Công tác cấp GCNQSDĐ đối với đất nông nghiệp trước khi dồn điền đổi thửa đã hoàn thành 100% nhưng sau khi dồn điền đổi thửa lại chưa tiến hành cấp đổi lại GCNQSDĐ cho người dân.
- Đất ở: Công tác cấp ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ cho đất ở nông thôn có tỷ lệ tương đối cao nhưng đất ở đô thị lại có tỷ lệ rất thấp. Toàn huyện có 33.778 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nông thôn và tất cả các hộ này đều đã ĐKĐĐ, tương đương với diện tích là 950,25 ha. Trong đó có 33.034 hộ đã được cấp GCNQSDĐ đạt 97,77% số hộ cần cấp, tương ứng với diện tích là 882,92 ha. Đối với đất ở đô thị, số hộ ĐKĐĐ là 1.826 hộ (chiếm 85,01% tổng số hộ sử dụng đất), tương ứng với diện tích là 33,86 ha. Trong đó có 289 hộ đã được cấp GCNQSDĐ (chiếm 15,83% tổng số hộ ĐKĐĐ), tương ứng với diện tích được cấp GCNQSDĐ là 4,06 ha.
- Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức: Hầu như các tổ chức hành chính sự nghiệp đã được ĐKĐĐ nhưng chưa được cấp GCNQSDĐ. Các tổ chức còn lại có tỷ lệ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ cũng không cao. Toàn huyện có 110 tổ chức (trừ tổ chức hành chính sự nghiệp) thì có 91 tổ chức đã ĐKĐĐ (đạt 82.73%), tương đương với diện tích được ĐKĐĐ là 284,8 ha; có 68 tổ chức được cấp GCNQSDĐ (đạt 74,73% tổng số tổ chức đã ĐKĐĐ), tương đương với diện tích được cấp GCNQSDĐ là 224,61 ha.
* Kết quả lập hồ sơ địa chính: Hệ thống hồ sơ địa chính của huyện không đầy đủ và không thống nhất theo một mẫu. Toàn huyện có 120 quyển sổ mục kê, 14 quyển sổ ĐKĐĐ, 4 quyển sổ địa chính, 3 quyển sổ theo dõi biến động, 28 quyển sổ cấp GCNQSDĐ và 428 tờ bản đồ địa chính. Bản đồ sử dụng là bản đồ 299 còn các sổ sách khác trong bộ hồ sơ địa chính thì lại theo các mẫu của các Quyết định và Thông tư khác nhau.
5.2 Đề nghị
Sau khi nghiên cứu thực trạng công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính của huyện Nam Sách, chúng tui có một số đề nghị nhằm đẩy nhanh tiến độ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính như sau:
- Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đưa ra phương án đẩy nhanh tiến độ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và quyền sở hữu nhà ở đặc biệt là đất ở đô thị; có phương án hợp lý với việc cấp đổi lại GCNQSDĐ nông nghiệp cho người dân sau khi đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa.
- Đề nghị Nhà nước tạo điều kiện về kinh phí, đầu tư trang thiết bị, tin học hoá công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và đặc biệt là hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính.
- Đề nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương xây dựng các phương án chỉ đạo cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành cùng tháo gỡ những khó khăn.
- Đề nghị UBND tỉnh Hải Dương có kế hoạch tăng cường đội ngũ cán bộ ngành Quản lý đất đai. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính để đáp ứng được những yêu cầu thay đổi mới trong công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính hiện nay.
Đề nghị Huyện uỷ, UBND huyện Nam Sách cần tổ chức thông báo, phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai tới từng người dân để họ hiểu rõ ý nghĩa của công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D Tìm hiểu quy trình sản xuất bột ngũ cốc tại công ty CP SXTM Thực phẩm KAT Food Nông Lâm Thủy sản 0
D Tìm hiểu quy trình sản xuất dứa khoanh mini trong nước đường đóng hộp tại công ty cổ phần rau quả tiền giang Nông Lâm Thủy sản 0
D Tìm hiểu quy trình công nghệ sản suất sữa chua 6 tấn/ngày Khoa học kỹ thuật 0
D Tìm hiểu sự thành công thách thức của một chuỗi cung ứng Luận văn Kinh tế 0
D tìm hiểu công nghệ nén ảnh jpeg, chuẩn jpeg và các loại jpeg. thử nghiệm ứng dụng cụ thể Công nghệ thông tin 0
D Tìm hiểu công tác sưu tầm hiện vật tại bảo tàng tỉnh nam định từ năm 2000 đến nay Luận văn Kinh tế 2
D tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất kem Khoa học kỹ thuật 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top