daihung777

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tiểu luận Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến qua đó khái quát đặc điểm văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

MỞ ĐẦU
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ có tên tuổi của văn học dân tộc, ông là một trong những thay mặt lớn nhất và cuối cùng của văn học Việt Nam trung đại. Ông là người chứng kiến những bước thăng trầm bi thương vào loại bậc nhất của lịch sử dân tộc, tận mắt chứng kiến sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn và các phong trào yêu nước trước một kẻ thù hoàn toàn xa lạ và ông cũng là người nhận thấy một cách đau xót nhất sự sụp đổ của một hệ tư tưởng đã lỗi thời, cũng như sự bất lực đến hài hước của một loại hình tri thức thay mặt cho hệ tư tưởng ấy trước thực tế lịch sử. Tưởng rằng cùng với sự kết thúc của thể chế xã hội lạc hậu ấy, nền văn học Việt Nam trung đại sẽ rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc với một cách phản ánh đã lỗi thời. Nhưng thật kỳ lạ là từ trong sự suy thoái tưởng chừng như đã đến đỉnh điểm lại xuất hiện một tài năng thơ ca vào loại xuất chúng như Nguyễn Khuyến. Ông giống như một dấu chấm cảm thán khẳng định tính chất cổ điển có sức làm lay động lòng người của văn học trung đại vào giai đoạn cuối cùng của thời kỳ văn học dài hàng chục thế kỷ này của dân tộc. Nguyễn Khuyến may mắn làm sao vừa đỗ: Tam nguyên thừa đủ để tự đắc với đời bằng con đường khoa cử, vừa hằn đậm tên tuổi trong lịch sử văn học, như một trong dăm ba tên tuổi đứng đầu của văn học Việt Nam qua mọi thời kỳ. Những sáng tác bằng chữ Nôm và chữ Hán của Nguyễn Khuyến mang những nét riêng, nét độc đáo của một nhà thơ tài ba đồng thời vẫn mang những dấu ấn và đặc điểm chung của văn học trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Tìm hiểu về thơ văn Nguyễn Khuyến sẽ cho thấy được những đặc điểm chung của văn học thời kỳ này.






NỘI DUNG
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Năm 1858, thực dân Pháp lấy cớ triều đình Nguyễn ngăn cản việc thông thương và giết giáo sĩ, ngày 1 tháng 8 chúng đã nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược chính thức nước ta. Sau năm tháng nhận thấy cuộc chiến tranh do mình phát động vẫn dậm chân tại chỗ nên thực dân Pháp đã thay đổi kế hoạch, chúng chỉ để lại một lực lượng nhỏ ở Đà Nẵng để giam chân quân đội triều đình, còn lại kéo vào Nam mở cuộc tiến công Gia Định. Ngày 10 tháng 2 năm 1859 từ Vũng Tàu chúng pháo kích các công sự bảo vệ con đường thuỷ vào Gia Định, và vài ngày sau đó chúng chiếm được thành Gia Định. Trải qua hơn bốn mươi năm thực dân Pháp đã hoàn toàn đặt được ách thống trị trên đất nước ta. Trong thời gian ấy chúng lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và ba tỉnh miền tây Nam Kỳ. Sau khi toàn bộ Nam Kỳ đã rơi vào tay giặc, chúng bắt đầu đánh ra Bắc Kỳ, rồi đánh Trung Kỳ. Thắng lợi của thực dân Pháp được đánh dấu bằng những hàng ước mà triều đình Nguyễn lần lượt ký kết với chúng.
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, cả dân tộc ta với tinh thần yêu nước đã tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống lại kẻ thù. Và cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ XIX là những trang rực rỡ về lòng yêu nước của nhân dân ta. Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối một phần nào nhưng dần dần về sau đã thoả hiệp và từng bước đầu hàng thực dân Pháp. Trong triều bộ phận đầu não của nhà nước phong kiến lúc đầu đã chia thành hai phái, một phái với tư tưởng chủ hoà và một phái với tư tưởng chủ chiến. Phái chủ hoà thì chủ trương giữ thế thủ. Họ đề nghị kéo dài tình trạng giằng co để đợi cho thực dân Pháp “mỏi”. Trái lại, phái chủ chiến gồm những người yêu nước nhưng mang nặng tư tưởng bài ngoại, như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết… nói chung kém thế lực.
Trong khi Nam Kỳ đang dồn sức chống ngoại xâm thì ở miền Trung và miền Bắc chưa có ngoại xâm, bọn phong kiến tăng cường bóc lột nhân dân một cách thậm tệ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân vì thế đã nổ ra. Nhà nước thống trị đứng trước hai mâu thuẫn, bên ngoài thì mâu thuẫn với bọn thực dân xâm lược, bên trong lại mâu thuẫn với phong trào khởi nghĩa của nông dân. Triều đình nhà Nguyễn đã thoả hiệp với bọn thực dân để quay lại đàn áp phong trào nông dân trong nước. Hàng ước 1862 đã ra đời trong bối cảnh như vậy. Sau năm 1862, triều đình nhà Nguyễn đã không còn vai trò gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp nữa. Và như vậy là cuộc kháng chiến chống Pháp sau năm 1862 không những tập trung vào thực dân Pháp mà còn bắt đầu đả kích cả triều đình phong kiến đầu hàng. Nhưng phải đến hàng ước năm 1884, sự đầu hàng của triều đình mới hoàn toàn bộc lộ và từ đây triều đình thực sự trở thành mục tiêu đả kích của nhân dân bên cạnh việc đả kích thực dân Pháp.
Cuộc kháng chiến chống Pháp trong phong trào Cần Vương tiếp sau đó vẫn chịu sự chi phối ít nhiều của ý thức hệ phong kiến nhưng không phải do những người thay mặt chính quyền phong kiến cầm đầu, mà do các văn thân và sĩ phu yêu nước chống Pháp lãnh đạo. Phong trào rầm rộ từ Bình Định, Quảng Bình ra đến Hưng Yên, Thái Bình, Tây Bắc và kéo dài đến gần hết thế kỷ XIX. Tiếng súng Cần Vương tắt dần, cuộc chiến đấu gần như không còn phương hướng nhưng lòng yêu nước của nhân dân ta thì không bao giờ tắt. Không bốc lên thành ngọn nửa thì nó cháy âm ỉ trong lòng, để chờ một ngọn gió mới sẽ lại bùng lên mãnh liệt
Đây là những diễn biến lịch sử cơ bản đã diễn ra trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử dân tộc trải qua những biến cố thăng trầm, bắt đầu rơi vào sự thống trị của thực dân Pháp, nhân dân phải chịu đồng thời nhiều tầng áp bức từ triều đình phong kiến và đế quốc thực dân. Bối cảnh lịch sử này đã chi phối tới đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội; tới mọi khía cạnh của đời sống. Và đặc biệt nó có ảnh hưởng rõ rệt và trực tiếp đối với sự phát triển của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
Do sự ra đời và phát triển trong điều kiện xã hội có những biến cố trọng đại và sau lưng nó có một truyền thống lâu đời về văn học và văn hoá dân tộc, văn học giai đoạn cuối thế kỷ XIX có những nét đặc thù riêng và có những đóng góp nhất định cho lịch sử dân tộc. Trên quan điểm vận động của lịch sử, có thể nói giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX đã có những thành tựu đáng kể cho nền văn học nước nhà.
Văn học giai đoạn này bắt đầu bằng thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu và và kết thúc bằng thơ văn tố cáo hiện thực xã hội của Tú Xương và Nguyễn Khuyến. Đây chính là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ thứ nhất trong lịch sử văn học dân tộc. Cũng là giai đoạn mà ở đó nổi bật lên tên tuổi của những nhà văn nhà thơ với những tác phẩm thể hiện rõ nét tinh thần yêu nước của mình.
Một ai đó đã nói rằng: văn học là tấm gương phản ánh hiện thực. Quả đúng như vậy, tấm gương hiện thực này được chiếu lên bởi sự đóng góp của mỗi nhà văn, nhà thơ chân chính. Ở giai đoạn văn học này nổi lên rất nhiều tên tuổi của những nhà văn, nhà thơ có tinh thần yêu nước. Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu đó, thông qua những tác phẩm của Nguyễn Khuyến chúng ta có thể hiểu được phần nào đặc điểm văn học giai đoạn này.
2. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN
Nguyễn Khuyến sinh năm Ất Mùi (1835) ở Hoàng Xá, huyện Ý Yên, Nam Định nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.
Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà nho cùng kiệt nhưng có truyền thống học hành thi cử. Ông nội Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Tích đỗ nho sinh, cha là Nguyễn Tông Khải đỗ liền ba khoa tú tài, nhưng trượt cử nhân. Từ nhỏ Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là người chăm chỉ học hành giỏi giang. Năm mười bảy tuổi ông đi thi Hương với cha nhưng không đậu, sau đó cha mất vì nhà cùng kiệt nên ông đã phải thôi học để đi dạy thuê kiếm tiền nuôi mẹ. Lúc bấy giờ có ông Nghè là Vũ Văn Lý, người làng Vĩnh Trụ, huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam thấy ông học giỏi mà phải bỏ dở giữa chừng nên đã đem về nuôi và cho ăn học tiếp. Năm Giáp Tý (1864), Nguyễn Khuyến đi thi Hương đậu giải nguyên trường thi Nam Định. Năm sau Nguyễn Khuyến đi thi Hội không đỗ, ông ở lại Huế học trường Quốc Tử Giám để chờ kỳ thi khác. Năm Tân Mùi (1871), Nguyễn Khuyến thi hội lần thứ hai, đỗ Hội Nguyên sau đó vào thi đình, đỗ Đình Nguyên. Như thế là cả ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu nên người ta gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ.
Sau khi đậu xong, Nguyễn Khuyến được bổ làm quan ở Nội các Huế, năm sau đổi làm Đốc học Thanh Hoá, rồi sát Nghệ An, nhưng được mấy tháng thì mẹ mất và ông xin về quê để chịu tang mẹ. Mãn tang ông vào kinh làm Biện lý bộ Hộ. Năm 1877, đổi làm Bố chánh Quảng Ngãi, năm 1879, Nguyễn Khuyến bị điều về Kinh sung chức Trực học sĩ và làm Toản tu ở Quốc sử quán. Năm 1883 triều đình Huế cử ông làm phó sứ cùng với Lã Xuân Oai, tuần phủ Lạng Bình làm chánh sứ đi công cán nhà Thanh, nhưng tình hình biến đổi đến tháng 8 năm 1883 Thuận An thất thủ, việc đi sứ bị đình lại và ông trở về với chức cũ. Tháng 12 năm ấy thục dân Pháp đánh Sơn Tây, Nguyễn Hữu Độ đã cử Nguyễn Khuyến lên làm quyền Tổng đốc nhưng ông dứt khoát từ chối, lấy cớ đau mắt nặng xin cáo quan về làng.
Nguyễn Khuyến làm quan tất cả có 11 năm từ 1872 đến 1883, còn phần lớn cuộc đời của ông gắn bó với quê nhà, một vùng đồng ruộng chiêm trũng. Nguyễn Khuyến rất có ý thức về khí tiết của ông. Trong khoảng thời gian ông ra làm quan cho nhà Nguyễn khi thì ở Huế, khi thì ở các tỉnh Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang, lúc nào ông cũng sống một cuộc đời cần kiệm, liêm chính, không làm việc gì khả dĩ làm nhơ bẩn đến đạo đức cao thượng của ông. Ông đã tự ví mình như cái lược quý bằng đồi mồi dùng để chải cho sạch hết cái bụi bẩn. Trong thời gian từ quan về sống tại quê nhà, Nguyễn Khuyến sống gần gũi với quần chúng, và do vậy hiểu được những tâm tình, lo toan của những người xung quanh. Ông làm thơ tặng bạn bè, tặng anh vợ, tặng ông hàng thịt…làm câu đối viếng người làng, viếng người thợ rèn, hay mừng đám cưới, mừng tân gia…Nguyễn Khuyến viết nhiều về con người, về thiên nhiên, cảnh vật xung quanh mình. Trước Nguyễn Khuyến, trong văn chương Việt Nam không thiếu những tác phẩm viết về nông thôn, nhưng hình ảnh nông thôn trong văn học nói chung còn mờ nhạt. Có thể nói, với Nguyễn Khuyến, lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học. Nguyễn Khuyến để lại khoảng ba trăm bài thơ chữ Hán và chữ Nôm.
3. THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
3.1. Nguyễn Khuyến – tác giả tiêu biểu của khuynh hướng tố cáo hiện thực
Những sáng tác của Nguyễn Khuyến có một đặc điểm nổi bật mang nét chung của văn học Việt Nam giai đoạn này đó là tập trung vào chủ đề tố cáo hiện thực. Đây là một chủ đề rất mới, rất thời sự được bắt nguồn từ chính hoàn cảnh lịch sử của đất nước lúc bấy giờ. Giai đoạn truớc, văn học hướng sự phát triển vào con người, cố gắng vươn lên khẳng định những giá trị chân chính của con người cho nên những chủ đề thường được đề cập là tình yêu, là giải phóng tình cảm, là quyền sống của con người, và đấu tranh chống lại những thế lực phong kiến kìm hãm sự phát triển tự nhiên của nó. Nhưng tất cả những chủ đề ấy khi văn học bước sang giai đoạn này thì tự nó đều biến mất và nhường chỗ cho một chủ đề mới rất thời sự và tập trung đó là chủ đề yêu nước chống Pháp và chủ đề tố cáo hiện thực, mà Nguyễn Khuyến là một thay mặt tiêu biểu. Văn học tố cáo hiện thực giai đoạn này chủ yếu là bức tranh của xã hội Việt Nam lúc giao thời, từ một xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân bán phong kiến, với tất cả tính chất hài hước, lố bịch nhưng cũng bi đát, đáng thương của nó. Những năm cuối của thế kỷ XIX, phong trào Cần Vương chống Pháp coi như thất bại. Thực dân Pháp đặt ách thống trị lên đất nước ta. Chúng ráo riết củng cố nền thống trị của chúng và bắt đầu một công cuộc khai thác thuộc địa. Một xã hội thực dân với đầy đủ tính chất xấu xa, bỉ ổi của nó ra đời, một bức tranh xã hội đen tối hiện ra trước mặt. Ở thành phố, lối sống thực dân bắt đầu xuất hiện với những nhân vật hoàn toàn mới với những “ông Tây”, “bà đầm”…Xã hội nửa phong kiến nửa thực dân hiện ra thối nát và trâng tráo, lố lăng. Những thuần phong mỹ tục nghìn đời nay của dân tộc đã bị dẫm đạp. Với Nguyễn Khuyến ông như một nhà hoạ sĩ, thấy hiện tượng nào đập vào mắt, kích thích hứng thú sáng tác thì ông ghi lại. Mảng sáng tác cũng rất có giá trị của Nguyễn Khuyến là mảng thơ trào phúng, đả kích. Nguyễn Khuyến thấy khá rõ cái xấu xa của xã hội đương thời. Là một nhà nho từng làm quan ông chú ý trước hết tới cái xấu của đám nho sĩ, của bọn quan lại đi thi, làm quan trong thời buổi nước mất nhà tan thì có gì là thực chất? Ông gọi đó là những “tiến sĩ giấy”, là “phỗng đá”, là “anh hề chèo”… Ông vạch trần bọn quan lại chỉ lo cho túi mình đầy ắp và bất chấp tất cả sự khen chê của dư luận.
“Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp
Tiên là ý chú muốn nhiều xu”
Hay trường hợp nhà thơ đả kích một tên đốc học Hà Nam như:
“Ai rằng ông dại với ông điện
Ông dại sao ông biết lấy tiền
…Chỉ cốt túi mình cho nặng chắc
Trăm năm mặc kệ tiếng khen chê”
(Tặng ông đốc học Hà Nam)
Ông đả kích thói rởm đời lố lăng, thứ con đẻ của xã hội thực dân. Ngòi bút đả kích của Nguyễn Khuyến trở nên chua xót, cay đắng khi ông thấy chính nhân dân bị bọn thực dân lừa gạt đã tham gia một cách vô ý thức vào những trò chơi làm hạ phẩm giá của mình.
Nhưng có lẽ đả kích bọn quan lại cay độc nhất là khi nhà thơ liệt ngang hàng “vợ bợm” với “chồng quan” trong câu thơ “vợ bợm chồng quan danh phận đó”. Câu thơ này dễ làm người ta liên tưởng tới câu tục ngữ dân gian: “mèo mả gà đồng” hay “mạt cưa mướp đắng”.
Một trong những đối tượng mà Nguyễn Khuyến tập trung tố cáo là những ông nghè, ông cống - sản phẩm của những kỳ thi hương thi hội đã đến thời kỳ mục nát.
Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ
Tưởng rằng đồ thực hoá đồ chơi
(Vịnh tiến sĩ giấy)
Ngoài những ông nghè, ông cống hữu danh vô thực, Nguyễn Khuyến còn tập trung lên án một số các hiện tượng lố lăng khác do xã hội thực dân đem lại. Ông xót xa, cay đắng mà kêu lên rằng:
Kìa hội Thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo!
Bà quan tênh hếch xem bơi trải
Thằng bé lom khom nghé hát chèo
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Ham tiền cột mỡ lắm anh leo
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu
(Hội Tây)
Nguyễn Khuyến đã dùng ngòi bút của mình để lên tiếng đả kích những con người ấy, những con người của đất nước mình nhưng đã vô tình mắc mưu kẻ thù bị lôi vào vòng xoáy xấu xa mà không hay biết. Thái độ đả kích của Nguyễn Khuyến thâm trầm mà sâu sắc, bốp chát mà sắc nhọn. Đó là thái độ của một nhà nho già đạo đức trước những diễn biến lố lăng của xã hội đương thời.
3.2. Lòng yêu nước của Nguyễn Khuyến qua những tác phẩm thơ ca
Không dùng ngòi bút sắc nhọn để tố cáo, buộc tội kẻ thì và bè lũ tay sai bán nước, ca ngợi cuộc chiến đấu của nhân dân và những lời kêu gọi nhân dân đoàn kết chiến đấu như những tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích…..yêu nước của Nguyễn Khuyến thể hiện ở lòng yêu nước đó thể hiện ở tình cảm với đất nước. Sống trăn trở, đồng cảm với những con người bình thường, lòng yêu thương con người ở Nguyễn Khuyến đã phá vỡ giới hạn của văn chương bác học trước ông. Do học vấn, do hoàn cảnh chung, Nguyễn Khuyến không vươn tới nhu cầu giải phóng của chủ nghĩa nhân đạo. Nếm trải sâu sắc nỗi đắng cay trăm bề của người dân mất nước, Nguyễn Khuyến đã thể hiện một lòng yêu nước thiết tha theo cách của riêng ông, nói tiếng nói của đa số dân cư trong cơn quốc nạn. Lòng yêu nước của ông không thể hiện ở những biểu hiện sống mái, một mất một còn hay không đội trời chung với kẻ thì mà nó được thể hiện ở những khía cạnh khác.
Hình ảnh đất nước xuất hiện thường xuyên trong thơ Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến viết về Thăng Long:
“Hành mao hà xứ khởi lâu các
Già bác đãn thanh vô quản huyền
Huyền điểu quy lai mê cựu kính
Bạch âu mộ hạ túc hàn yên”
(Hoàn Kiếm hồ)
Hay những câu thơ về đất nước trước sự khai phá của quân thù:
- “Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm
Nước độc ma thiêng mấy vạn người
Khoét rộng ruột gan trời đất dậy
Phá tung phên dậu hạ di rồi…”
(Hoài cổ)
Hay:
“Sơn hà cử mục tối kham liên”
(Ngước mắt nhìn non sông rất thương cảm)
(Ký sửu trùng dương)
Hay:
Nhất độ giang sơn, nhất bạch đầu”
(Mỗi lần giang sơn biến đổi là một lần ta phải bạc đầu”
(Thu tứ)
Có thể nói, bộ phận thơ văn có nội dung yêu nước của Nguyễn Khuyến gần với khuynh hướng văn học yêu nước giai đoạn này, nhất là gần với
3.3. Tính chất trữ tình trong hồn thơ Nguyễn Khuyến
Như chúng ta đã biết, hàng nghìn năm qua văn học Việt Nam phát triển trong điều kiện một dân tộc luôn luôn phải chống chọi với thiên nhiên và kẻ thù xâm lược. Thiên nhiên tai ác, nhưng khi con người đã làm chủ được nó thì thiên nhiên lại trở thành nguồn vui, nguồn cảm hứng dồi dào cho thi tứ. Và đất nước này, những con người trong đất nước này đã hun đúc nên một truyền thống trữ tình rất sâu đậm trong văn học chúng ta. Nếu văn thơ một thời nào đó do ảnh hưởng của Tống nho mà nguồn trữ tình có phần vơi cạn thì trái lại, trong văn học dân gian, tiếng nói hồn nhiên của cuộc sống, bao giờ cũng tràn đầy những tình cảm yêu thương, ngọt ngào chất trữ tình. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đã thể hiện rõ tính chât trữ tình phong phú này. Và bài thơ Nguyễn Khuyến sáng tác ở quê nhà chính là những dẫn chứng tiêu biểu cho đặc điểm này.
Làm nên cái độc đáo của riêng Nguyễn Khuyến đó chính là những vần thơ ông viết về nông thôn, đó là những vần thơ trữ tình viết về những con người và cảnh vật thiên niên nơi ông sinh sống, về những phong tục tập quán tốt đẹp còn được gìn giữ. Đó là thiên nhiên của miền quê bao la có ao nước trong veo lóng lánh bóng trăng, có da trời xanh ngắt, có lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, có đom đóm lập loè ở ngõ tối và có:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”
Và có cả những âm thanh trong suốt như:
“Một tiếng trên không ngỗng nước nào”
Nói về thiên nhiên trong văn học cổ rất nhiều nhưng trước Nguyễn Khuyến dường như chưa bao giờ có một thiên nhiên đậm đà phong vị của đất nước quê hương đến thế. Nguyễn Khuyến có thể coi là nhà thơ viết về nông thôn số một của văn học dân tộc. Điều kỳ lạ là nông thôn Việt Nam đã tồn tại hàng nghìn năm và đã xuất hiện trong thơ ca của nhiều thế hệ nhà thơ nhưng lại một lần nữa vừa như được phát hiện lại qua thơ văn Yên Đổ ở những góc độ không ngờ. Thử hỏi các nhà thơ lớn trước Nguyễn Khuyến đã viết đựoc những gì về làng quê và người nông dân? Đó là một đóng góp lớn của Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến cũng tự biểu hiện một tâm hồn khác lạ, mang dấu vết trữ tình sâu đậm.
Những ngày từ quan trở về, tuổi đã già, nhà thơ dạy học ở một miền nông thôn yên tĩnh. Với cảnh trí thiên nhiên là những đầm nước mênh mông của ruộng đồng chiêm trũng, những ngôi nhà cổ lặng lẽ nép mình trong khóm núi, và những đêm trăng lên chiếu lồng trong ánh nước bạc, nhà thơ có lúc như muốn trở về với tư tưởng ẩn dật, cầu an truyền thống của những nho sĩ sinh bất phùng thời. Ông uống rượu và làm thơ về rượu và để rồi mỉm cười và lắc đầu:
“Thế sự, tao đầu, tiếu bất ngôn…”
(Thu nhiệt)
Với những câu thơ như vậy, người ta dễ có cảm tưởng Nguyễn Khuyến là một ẩn sĩ chán đời. Nhưng khá hiếm những câu thơ như vật. Thường xuyên trong các bài thơ của ông, dù là nói chuyện về nhà ở ẩn, chuyện thiên nhiên hay chuyện uống rượu, nghĩa là nói về những đề tài dễ mang tính chất ẩn dật, nhà thơ vẫn không ẩn dật tí nào, mà bao giờ cũng gắn bó với cuộc đời. Bài Trở về vườn cũ là một bài khá tiêu biểu. Đoạn đầu cũng có cái không khí thanh thản của một con người dường như rũ hết bụi trần, lánh đục tìm trong, nhưng ngay sau đó, nhà thơ lại viết những câu than thở đầm đìa nước mắt:
“Ngọn gió đông ngoảnh lại lệ đầm khăn
Tình thương hải tang điền qua mấy lớp”
Một tấm lòng ít khi thanh thản mà bao giờ cũng day dứt, chính vì Nguyễn Khuyến không phải là kẻ chán đời. Dưới dạng một nho sĩ ở ẩn, tấm lòng nhà thơ vẫn có trăm nghìn mối dây bện chặt với cuộc đời. Và gắn bó với cuộc đời của đất nước, của nhân dân, thơ Nguyễn Khuyến quả có tầm vóc hơn, nhưng cũng buồn hơn vậy.
Nói chung âm điệu trong phần lớn thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến là buồn. Một tiếng hát giữa đêm khuya cũng làm nhà thơ buồn tê tái; nghe một tiếng cuốc kêu cũng thấy lòng da diết
“Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tàn bóng nguyệt tà
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước phải nằm mơ…”
(Cuốc kêu cảm hứng)
Nguyễn Khuyến biết mình là người có tài có đức nhưng vì tình thế éo le đặc biệt của nước Việt nam hồi cuối thế kỷ XIX nên ông không thể đem tài, đem sức ra bon chen ở trường danh lợi, ông an thân sống trong sự eo hẹp của cảnh thanh bần, không có sức gì có thể khuất phục được khí tiết cao cả của ông Nguyễn Khuyến cũng hay say rượu như Lý Bạch, nhưng Nguyễn Khuyến uống rượu không phải là để đi ra khỏi mặt đất này mà để đi sâu vào cuộc sống trên mặt đất mà than vãn cho người đời phần nhiều không …
Đời sống bình dị và thanh bạch của Nguyễn Khuyến khiến ông gần gụi nhân dân, cảm thông và chia sẻ những vui buồn và đau khổ của nhân dân, đồng tình với những nguyện vọng của nhân dân.
4. Nghệ thuật giản dị và tinh tế thể hiện qua chùm thơ chữ Nôm
Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, về hình thức biểu hiện, còn nhiều gắn bó với giai đoạn trước. Nó vẫn bao gồm hai thành phần chữ Hán và chữ Nôm. Nếu như những năm cuối của giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX xu hướng sáng tác bằng chữ Hán được triều đình nhà Nguyễn khuyến khích có phần lấn át xu hướng sáng tác bằng chữ Nôm, thì ngược lại, trong giai đoạn này sáng tác bằng chữ Nôm, chữ Hán đều phát triển, và sáng tác bằng chữ Nôm lại phát triển và có phần sắc sảo hơn những sáng tác bằng chữ Hán. Trong đó phải kể đến những đóng góp của Nguyễn Khuyến qua những sáng tác thơ Nôm của mình
Về mặt nghệ thuật, thơ Nguyễn Khuyến không những có nội dung thâm thuý mà nghệ thuật cũng rất đặc sắc. Ông là người đã đưa chất trào phúng vào thơ chữ Hán và dùng cả “điển cố” lấy từ ca dao.
Trong thơ Nguyễn Khuyến, có rất nhiều trích dẫn ca dao, tục ngữ, chỗ nào cũng uyển chuyển, cũng lưu loát. Nguyễn Khuyến tiếp tục truyền thống học tập ca dao, tục ngữ của những nhà thơ Nôm những thế kỷ trước, nhưng ông có cách phát triển của riêng mình. Chẳng hạn ngoài nhưng tứ ca dao rất đẹp được nhà thơ sử dụng lại, trong một số bài thơ trào phúng ông còn lấy đề tài gợi ý từ ca dao. Ca dao có câu: “Gái có chồng như gông đeo cổ” thì nhà thơ có bài Muốn lấy chồng:
“Mới biết có chồng như có cánh,
Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông”
Trong một bài thơ ông viết:
“ Quyên đã gọi hè quang quốc quốc
Gà từng gáy sáng té tè te
Lại còn giục giã về hay ở
Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe..”
(Chim chích chòe)
Tứ thơ rất nhẹ nhàng và âm hưởng của câu thơ cũng rất nhẹ. Những tiếng tượng thanh “quang quốc quốc”. “tẻ tè te”, đi với nhau rất hài hòa.
Trong một bài thơ Xuân nhật ngẫu đề, ông có một sáng tác ngôn ngữ rất độc đáo. Nhà thơ tả hoa thủy tiên sắp nở:
“Một khóm thủy tiên dăm bảy cụm
Xanh xanh như sắp thập thò hoa”
“Thập thò” là một động từ dành cho động vật, chỉ có Nguyễn Khuyến mới dùng cho một đối tượng khác là hoa vậy.
Trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, ngôn ngữ dân tộc được nhà thơ sử dụng là thứ ngôn ngữ của đời sống hàng ngày giản dị nhưng rất tinh tế, và sinh động, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu . Nhà thơ đã khai thác được giá trị tạo hình của nhiều từ láy.
- “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”
- Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Có thể khẳng định rằng: Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ đã có những cống hiến quan trọng làm cho ngôn ngữ thơ đi sát với đời sống và đó là một bước tiến trong văn học Việt Nam.


KẾT LUẬN

Văn học là sản phẩm của xã hội, luôn song hành cùng lịch sử. Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, văn học giai đoạn nửa cuối thể kỷ XIX đã cố gắng thực hiện sứ mệnh của mình trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Thành tựu của văn học trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX là hết sức đáng kể về phương diện lịch sử, đồng thời góp phần làm phong phú cho truyền thống văn học vẻ vang của nước nhà. Với những tác phẩm thơ ca viết bằng chữ Hán và chữ Nôm của mình, có thể nói Nguyễn Khuyến đã có những đóng góp lớn cho văn học giai đoạn cuối thể kỷ XIX nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Thông qua những sáng tác của Nguyễn Khuyến ta có thể thấy được những đặc điểm văn học sử của giai đoạn này. Trước hết đó là đặc điểm yêu nước chống Pháp, tố cáo hiện thực xã hội, là chất trữ tình sâu đậm và sự lên ngôi của những vần thơ Nôm với một nghệ thuật ngôn từ giản dị mà tinh tế. Bút pháp của Nguyễn Khuyến trong thơ về cơ bản là hiện thực trữ tình, thỉnh thoảng có điểm xuyết những yếu tố trào phúng. Cái cười trong thơ Nguyễn Khuyến không vang lên thành tiếng mà thường là cái cười kín đáo, thâm trầm. Ông đã sử dụng hầu hết các thể loại thơ ca cổ mà thể loại nào cũng rất thành công. Giữa gạch nối của hai giai đoạn lịch sử, hai thời kỳ văn học, Nguyễn Khuyến hiện lên như một cây đại thụ, mà bóng mát của nó tuy không rợp bóng thời gian suốt bao thế kỷ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, nhưng gốc rễ của nó đã ăn sâu vào đất Việt, góp phần tạo nên tâm hồn Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đình Liên, Đỗ Đức Hiểu, Lê Trí Viễn,...Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam - T.2- Từ thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 19, Nxb Xây dựng, 1957.
2. Trần Ngọc Vương. Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
3. Trần Ngọc Vương. Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
4. Lê Thu Yến (ch.b), Đoàn Thị Thu Vân, Lê Văn Lực, Văn học Việt Nam. Văn học trung đại những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, 2002.
5. Nguyễn Phạm Hùng, Trên hành trình văn học trung đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 200.
6. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2000.
7. Nguyễn Văn Huyền s.t, biên dịch, giới thiệu, Nguyễn Khuyến tác phẩm / Nguyễn Khuyến, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2002.
8. Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Lê Trí Viễn giới thiệu, Văn thơ Nguyễn Khuyến, Nxb Bộ Giáo dục, 1957.
9. Hà Minh Đức, Vũ Thanh, Bùi Văn Cường.. Nguyễn Khuyến về tác giả và 10. Văn Tân, Nguyễn Khuyến nhà thơ Việt Nam kiệt xuất, Nxb Văn sử địa, 1959.


Mục lục
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 3
2. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN 4
3. THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX 5
KẾT LUẬN 11


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top