kokotsk2003

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Đời sống tâm lý cũng như thể chất của con người, từ khi mới hình thành đến khi chết, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn là một sự đánh dấu những biến đổi cả về chất và lượng của cả thể người ấy . Tâm lý học lứa tuổi hay Tâm lý học phát triển là một chuyên ngành của tâm lý học, đi sâu nghiên cứu các động lực phát triển tâm lý theo lứa tuổi con người, sự phát triển cá thể của các quá trình tâm lý, phẩm chất tâm lý trong nhân cách của con người đang được phát triển. Theo tâm lý học Mác xít, lứa tuổi được coi là một thời kỳ phát triển nhất định, đóng kín một cách tương đối mà ý nghĩa của nó được quan điểm bởi vị trí của nó trong toàn bộ quá trình phát triển chung, và ở đó những quy luật phát triển chung bao giờ cũng được thể hiện một cách độc đáo về chất. Tuy nhiên, sự phát triển của các giai đoạn lứa tuổi không hoàn toàn đồng nhất với trình độ phát triển tâm lý. Do đó, một trong những vai trò của tâm lý học phát triển là đóng góp những cơ sở lý luận cơ bản về các đặc điểm phát triển tâm lý từng giai đoạn lứa tuổi nhằm phục vụ đắc lực sự phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân thông qua giáo dục.
“Tuổi thanh niên (từ 14, 15 đến 18 tuổi) là thế giới thứ 3 theo nghĩa đen của từ này, tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuổi người lớn (I.X.côn) chính do đặc điểm trên mà lứa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển phức tạp và nhiều mặt của cá thể. Có rất nhiều các nghiên cứu được thực hiện nhằm đi sâu tìm hiểu, tổng kết và đưa ra các định hướng giáo dục mà khách thể nằm trong độ tuổi thanh niên mới lớn.
Nhìn chung, đa số thanh niên mới lớn (từ 14, 15  18 tuổi) tham gia vào chương trình giáo dục ở bậc trung học phổ thông hay cấp 3. Vì vậy, các nghiên cứu về thanh niên mới lớn (thanh niên học sinh) được sử dụng nhiều trong giáo dục, trong định hướng nghề… góp phần hoàn thiện nhân cách cho thanh niên lứa tuổi này và chuẩn bị tích cực cho các em bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo.
Dựa trên các nghiên cứu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên mới lớn (học sinh trung học phổ thông) và một số thực trạng xã hội có liên quan đến lứa tuổi này.
Vì vậy, tui thực hiện đề tài này nhằm đi sâu tìm hiểu, tổng kết một số nét tâm lý lứa tuổi cơ bản và đưa ra một vài ý kiến cá nhân về các vấn đề có liên quan, hướng đến củng cố kiến thức cá nhân và giúp mọi người tiếp cận vấn đề một cách thuận lợi hơn.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. KHÁI NIỆM HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
“Học sinh Trung học phổ thông” là thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh đầu tuổi thanh niên (từ 15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi). Theo tâm lý học lứa tuổi, tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi mới lớn. Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi, trong đó chia ra làm 2 thời kỳ.
Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên (giai đoạn học sinh Trung học phổ thông).
Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (giai đoạn thanh niên - sinh viên).
Khi xem xét nhiều yếu tố tác động hình thành các đặc điểm phát triển ở lứa tuổi này, xuất phát từ những quan niệm, những trường phái khác nhau, có nhiều lý luận khác nhau về lứa tuổi thanh niên.
Các lý luận tâm lý học tập trung xem xét những quy luật tiến hóa của tâm lý là cái cơ bản quyết định sự phát triển các nhà phân tâm học quan tâm nhiều đến sự phát triển của tính dục và sự chi phối của nó đối với sự phát triển của lứa tuổi này.
Các nhà xã hội học lại chú ý trước hết đến tính xã hội hoá của giai đoạn phát triển này và coi mức độ xã hội hoá của mỗi cá thể là tiêu chí chủ yếu quyết định sự phát triển này. Nhiều nhà tâm lý học hiện đại cho rằng cần nghiên cứu lứa tuổi này một cách phức tạp, các yếu tố sinh học, phân tâm học và xã hội học đều được xem xét và xác định rõ vai trò vị trí của nó, tìm ra những quy luật hoạt động bên trong cũng như mối tác động qua lại của chúng.
II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI.
1. Yếu số sinh học.
Từ 15, 16, 17 đến 18 tuổi là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con người đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh, tuy nhiên sự phát triển này còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn. Giai đoạn này bắt đầu thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý.
Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao đã chậm lại, các em gái đạt được sự tăng trưởng của mình trung bình vào khoảng tuổi 16, 17 ( 13 tháng), các em trai khoảng tuổi 17, 18 ( 10 tháng). Điều này giúp hình thành một cơ thể cân đối, đẹp, khoẻ của thanh niên.
Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, cân nặng của thanh niên 16, 17 tuổi có thể gấp đôi cân thiếu niên. Các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, dự dẻo dai được tăng cường.
-Cơ bắp, sức lực phát triển mạnh dễ đạt những thành tích trong thể thao.
-Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng não phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những cấu trúc như trong cấu trúc tế bào não của người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của vỏ đại não lại. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hoá hoạt động phân tích, tổng hợp… của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập.
-Đây là thời kỳ trưởng thành về giới tính. Đa số các em đã vượt qua thời kỳ phát dục, những khủng hoảng tuổi dậy thì chấm dứt để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn, xét cả trên các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển khác của cơ thể về thể chất.
Nguyên nhân của những thay đổi về sinh lý học trên chính là hoạt động của các nội tiết tố, đặc biệt là vai trò của nội tiết tố sinh trưởng và nội tiết tố giới tính.
Nội tiết tố sinh trưởng được sản xuất và duy trì từ lúc con người sinh ra cho đến lúc chết. Mức sản xuất nội tiết tố này tăng trưởng đột ngột vào lúc tuổi dậy thì bắt đầu và duy trì ở mức độ ổn định khi cơ thể đã đạt được sự tăng trưởng của xương, tất cả các cơ quan và hệ thống khác làm cơ thể phát triển hài hoà. Song tuổi thanh niên, việc sản xuất nội tiết tố sẽ giảm xuống mức duy trì và sửa chữa các tế bào, các mô và các cơ quan, hoàn thiện cơ thể.
Nội tiết tố giới tính có nhiệm vụ tạo vóc dáng của cơ thể cho phù hợp với sự phát triển sinh dục và sinh sản của một người đàn ông hay phụ nữ. Các nội tiết tố này, đã bị ngừng sản xuất sau khi thai nhi đã phát triển trong tử cung, được tái sản xuất vào lúc bắt đầu tuổi dậy thì. Theo mệnh lệnh của vùng dưới đồi, FSH (hormon của tuyến yên tác động nên noãn bào của buồng trứng) và LH (hormon tạo thể vàng) được sản sinh, kích thích các cơ quan sinh sản ra các nội tiết tố tại chỗ của riêng chúng: các tinh hoàn sản sinh các testosteron và buồng trứng sản sinh ra ostrogen và progesteron. Các nội tiết tố nam và nữ tác động đến sự phát triển của các
KẾT LUẬN
Sau khi tìm hiểu một số nội dung chi tiết xoay quanh sự phát triển tâm lý, nhân cách của thanh niên học sinh dộ tuổi trung học phổ thông, chúng ta có thể đưa ra một số kết luận như sau:
-Đây là giai đoạn phát triển khá ổn định về thể chất và tâm lý, không có những khủng hoảng nghiêm trọng như ở giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, ở giai đoạn này nhiều nét tâm lý mới được hình thành và phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách nói chung của các em: tình yêu nam nữ, sự chín muồi trong phát dục, vị trí mới trong gia đình và xã hội, tính tích cực, năng động trong hoạt động xã hội, tự ý thức phát triển mạnh, tâm thế coi mình là người lớn, muốn tự khẳng định mình, thế giới quan ngày càng hoàn thiện, khát vọng thành đạt kéo theo ý thức về việc chọn lựa nghề nghiệp tương lai và khả năng tập trung, nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu,…
- Trước những đặc điểm phát triển tâm lý ấy, gia đình, nhà trường và xã hội phải tiến hành những hình thức giáo dục đặc biệt, nhằm theo dõi, định hướng sự hình thành và phát triển nhân cách của các em, đảm bảo cho các em có một nhân cách tích cực, cống hiến cho sự tiến bộ của xã hội.
Gia đình, nhà trường và xã hội cần tôn trọng các đặc điểm lứa tuổi của các em, quan tâm, chú ý đến những nét tâm lý nổi bật để có cách cư xử mềm mỏng, hợp lý mà vẫn có tác dụng giáo dục lớn, tránh thái độ coi thường, xúc phạm tự ý thức, tự trọng của các em, khiến chúng mất tin tưởng vào người lớn, đi đến chống đối, đi ngược lại những chuẩn mực xã hội có những hành vi tiêu cực như tự hủy hoại bản thân, bỏ nhà ra đi, phạm pháp, tham gia vào các tệ nạn xã hội, tự sát,…
Tóm lại, sau sự xem xét những đặc điểm nổi bật của tuổi học sinh trung học phổ thông, chúng ta có thể điều khiển để hiểu sâu thêm về đời sống tâm lý, tình cảm của các em, qua đó thông cảm, thấu hiểu chúng, dành cho chúng cách đối xử hợp lý, giúp các em vượt qua được giai đoạn phát triển quan trọng này, góp phần hoàn thiện nhân cách, chuẩn bị những tiền đề cơ sở cho các giai đoạn phát triển tiếp sau. Nhờ vậy, chúng ta có thể xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với thanh niên, học sinh, qua đó phục vụ tích cực cho quá trình giáo dục, định hướng nhận thức và hành vi cho các em. Đồng thời cũng cung cấp những thông tin cơ bản về sự phát triển của con cái lứa tuổi trung học phổ thông cho cha mẹ, thầy cô, người lớn trong xã hội, góp phần hình thành, duy trì những mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình, trong nhà trường, trong các tổ chức đoàn thể, tạo cho các em một môi trường phát triển lành mạnh và an toàn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tác giả Nguyễn Văn Đồng, Tâm lý học phát triển - Nxb Chính trị Quốc gia 2004.
2. GS. Phạm Minh Hạc, Tuyển tập Tâm lý học - Nxb GD, 2002.
3. GS. Phạm Minh Hạc chủ biên, Tâm lý học (tập 2) - Nxb GD, 1989
4. Tác giả Lê Văn Hồng (chủ biên), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm - Nxb Đại học Quốc Gia 2001.
5. PGS.TS. Lê Khanh, khoa Tâm lý học , trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tập bài giảng: Phương pháp dạy học tâm lý học.
6. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Tâm lý học đại cương - Nxb Đại học Quốc Gia , 2003.
7. Tạp chí Tâm lý học (các số: 1-2000, 2- 2000, 6-2004, 8-2004, 9-2004, 2-2005, 6-2005).
8. Một số nguồn thông tin liên quan từ mạng Internet.

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
I. Khái niệm học sinh trung học phổ thông 3
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý lứa tuổi 4
1. Yếu tố sinh học 4
2. Yếu tố xã hội 5
III. Đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông 7
1. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ 7
1.1. Đặc điểm hoạt động học tập lứa tuổi học sinh THPT 7
1.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của học sinh Trung học phổ thông 9
2. Hoạt động giao tiếp, đời sống tình cảm và sự phát triển tâm lý 10
2.1. Giao tiếp trong nhóm bạn 11
2.2. Giao tiếp trong gia đình 15
2.3. Đời sống tình cảm 16
3. Hoạt động lao động, chọn nghề 18
4. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu 19
4.1. Sự phát triển của tự ý thức, sự tự đánh giá bản thân 19
4.2. Sự phát triển mạnh của tính tự trọng. 23
4.3. Tính tích cự xã hội của học sinh đầu tuổi thanh niên 24
4.4. Sự hình thành thế giới quan 25
4.5. Khát vọng thành đạt. 26
PHẦN III: KẾT LUẬN 29

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top