kasperskyvn
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU
***
T
rong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi thay nhiều mặt của đất nước, Lễ hội Việt Nam với tư cách là một thành tố cấu thành của văn hoá Việt Nam cũng đang có sự biến đổi về nội dung và hình thức. Những lễ hội truyền thống tiếp tục được duy trì và mở rộng. Những lễ hội cổ truyền ở một số làng quê bị quên lãng trong một thời gian dài được làm sống dậy cùng với danh hiệu làng văn hóa được Bộ Văn Hoá Thông Tin trao tặng cho các làng này. Bên cạnh những lễ hội truyền thống, những hình thức mới chứa đựng những nội dung mới của hoạt động lễ hội đang diễn ra biến động và từng bước định hình trong điều kiện mới đó là các lễ hội hiện đại - lễ hội du lịch, lễ hội văn hoá- thể thao- các ngày kỉ niệm…đang ngày càng mở rộng với nhiều quy mô, mức độ và nội dung phong phú đa dạng, sinh động không dễ dàng thẩm định và kiểm soát. Những lễ hội mới mang màu sắc hiện đại được tạo dựng một cách hoành tráng, gắn với du lịch, văn hoá của những vùng đất như: Lễ hội hoa Đà Lạt, Lễ hội kỉ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội, Lễ hội Di sản Miền Trung…Tất cả đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý tìm cách khai thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu đặt ra.
Thông thường ở Việt Nam những lễ hội có từ trước 1945 được gọi là lễ hội cổ truyền, lễ hội dân gian, truyền thống. Những lễ hội ra đời từ sau 1945 được gọi là lễ hội hiện đại, lễ hội này đã và đang trở thành hoạt động văn hoá thường niên ở các cộng đồng dân cư.
Lễ hội Việt Nam cũng là một kênh để giới thiệu nền văn hoá Việt Nam ra thế giới đồng thời giúp cho chính những người dân Việt Nam hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc và ý nghĩa của những sự kiện văn hoá này. Tổ chức những lễ hội hiện đại với mục đích dễ nhận thấy hơn cả của những sự kiện lễ hội hiện đại nhằm thu hút khách quốc tế đến với Việt Nam.
Báo chí có một vai trò quan trọng và tỏ ra là một kênh thông tin hữu hiệu nhất để giới thiệu lễ hội Việt Nam. Sự đóng góp của báo chí trong việc phản ánh và xây dựng hình ảnh lễ hội Việt Nam trong tâm trí người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế là rất lớn.
Bên cạnh đó, báo chí vẫn còn thể hiện một số hạn chế sau: Chưa truyền tải được cái “hồn” của mỗi một lễ hội một cách thuyết phục, thiếu đi sự hiểu biết sâu sắc về truyền thống dân tộc thể hiện qua các lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại.
Các phương tiện truyền thông tỏ ra khá cứng nhắc trong việc phản ánh các lễ hội hiện đại. Hầu hết các lễ hội hiện đại được chuyển tải trên báo chí theo kịch bản. Theo đó, báo chí không thể hiện được sự tìm tòi sáng tạo và những cách thể hiện đa dạng khác nhau. Chính vì thế lễ hội hiện đại chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của công chúng.
Qua sự khảo sát tìm hiểu trên 3 tờ báo: Lao Động, Tiền Phong, báo điện tử Vietnamnet từ năm 2005 trở lại đây với mong muốn có được một nhãn quan về lễ hội Việt Nam qua báo chí, từ đó tham vọng tìm ra những cách chuyển tải tốt hơn hình ảnh lễ hội Việt Nam, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc.
CHƯƠNG 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỄ HỘI VIỆT NAM
1. Lễ hội - “dòng nước đầu nguồn” của văn hoá Việt Nam:
Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời giàu giá trị nhân bản và đậm đà bản sắc dân tộc. Các loại hình nghệ thuật phát triển phong phú và nhiều dáng vẻ. Nói đến văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về vật chất và tinh thần, thể hiện trình độ sống và dân trí, những quan niệm về đạo lý, nhân sinh, thẩm mỹ của một dân tộc và dấu ấn của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trước Cách mạng Tháng 8 đã đưa ra một định nghĩa sâu sắc về văn hoá: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, con người sáng tạo ra, phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật văn học, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và những phương tiện, cách sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo đó là văn hoá. Văn hoá là sử dụng tổng hợp mọi cách sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, những đòi hỏi của sự sinh tồn”
Như vậy có thể nói, văn hoá là chứng tích của trình độ văn minh. Sức mạnh của các nền văn hoá dân tộc đang dần dần được coi như một nhân tố nội sinh trong việc phân tích nghiên cứu các trường hợp thành công của phát triển. Không thể nói đến sự phát triển hoàn thiện của một dân tộc khi văn hoá non kém. Ngược lại, thước đo một nền văn hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trình độ phát triển của xã hội về khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, sự phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, vấn đề con người và môi trường văn hoá, sức sáng tạo bền bỉ trong lao động và đấu tranh của nhân dân và dân tộc đó.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
***
T
rong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi thay nhiều mặt của đất nước, Lễ hội Việt Nam với tư cách là một thành tố cấu thành của văn hoá Việt Nam cũng đang có sự biến đổi về nội dung và hình thức. Những lễ hội truyền thống tiếp tục được duy trì và mở rộng. Những lễ hội cổ truyền ở một số làng quê bị quên lãng trong một thời gian dài được làm sống dậy cùng với danh hiệu làng văn hóa được Bộ Văn Hoá Thông Tin trao tặng cho các làng này. Bên cạnh những lễ hội truyền thống, những hình thức mới chứa đựng những nội dung mới của hoạt động lễ hội đang diễn ra biến động và từng bước định hình trong điều kiện mới đó là các lễ hội hiện đại - lễ hội du lịch, lễ hội văn hoá- thể thao- các ngày kỉ niệm…đang ngày càng mở rộng với nhiều quy mô, mức độ và nội dung phong phú đa dạng, sinh động không dễ dàng thẩm định và kiểm soát. Những lễ hội mới mang màu sắc hiện đại được tạo dựng một cách hoành tráng, gắn với du lịch, văn hoá của những vùng đất như: Lễ hội hoa Đà Lạt, Lễ hội kỉ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội, Lễ hội Di sản Miền Trung…Tất cả đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý tìm cách khai thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu đặt ra.
Thông thường ở Việt Nam những lễ hội có từ trước 1945 được gọi là lễ hội cổ truyền, lễ hội dân gian, truyền thống. Những lễ hội ra đời từ sau 1945 được gọi là lễ hội hiện đại, lễ hội này đã và đang trở thành hoạt động văn hoá thường niên ở các cộng đồng dân cư.
Lễ hội Việt Nam cũng là một kênh để giới thiệu nền văn hoá Việt Nam ra thế giới đồng thời giúp cho chính những người dân Việt Nam hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc và ý nghĩa của những sự kiện văn hoá này. Tổ chức những lễ hội hiện đại với mục đích dễ nhận thấy hơn cả của những sự kiện lễ hội hiện đại nhằm thu hút khách quốc tế đến với Việt Nam.
Báo chí có một vai trò quan trọng và tỏ ra là một kênh thông tin hữu hiệu nhất để giới thiệu lễ hội Việt Nam. Sự đóng góp của báo chí trong việc phản ánh và xây dựng hình ảnh lễ hội Việt Nam trong tâm trí người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế là rất lớn.
Bên cạnh đó, báo chí vẫn còn thể hiện một số hạn chế sau: Chưa truyền tải được cái “hồn” của mỗi một lễ hội một cách thuyết phục, thiếu đi sự hiểu biết sâu sắc về truyền thống dân tộc thể hiện qua các lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại.
Các phương tiện truyền thông tỏ ra khá cứng nhắc trong việc phản ánh các lễ hội hiện đại. Hầu hết các lễ hội hiện đại được chuyển tải trên báo chí theo kịch bản. Theo đó, báo chí không thể hiện được sự tìm tòi sáng tạo và những cách thể hiện đa dạng khác nhau. Chính vì thế lễ hội hiện đại chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của công chúng.
Qua sự khảo sát tìm hiểu trên 3 tờ báo: Lao Động, Tiền Phong, báo điện tử Vietnamnet từ năm 2005 trở lại đây với mong muốn có được một nhãn quan về lễ hội Việt Nam qua báo chí, từ đó tham vọng tìm ra những cách chuyển tải tốt hơn hình ảnh lễ hội Việt Nam, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc.
CHƯƠNG 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỄ HỘI VIỆT NAM
1. Lễ hội - “dòng nước đầu nguồn” của văn hoá Việt Nam:
Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời giàu giá trị nhân bản và đậm đà bản sắc dân tộc. Các loại hình nghệ thuật phát triển phong phú và nhiều dáng vẻ. Nói đến văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về vật chất và tinh thần, thể hiện trình độ sống và dân trí, những quan niệm về đạo lý, nhân sinh, thẩm mỹ của một dân tộc và dấu ấn của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trước Cách mạng Tháng 8 đã đưa ra một định nghĩa sâu sắc về văn hoá: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, con người sáng tạo ra, phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật văn học, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và những phương tiện, cách sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo đó là văn hoá. Văn hoá là sử dụng tổng hợp mọi cách sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, những đòi hỏi của sự sinh tồn”
Như vậy có thể nói, văn hoá là chứng tích của trình độ văn minh. Sức mạnh của các nền văn hoá dân tộc đang dần dần được coi như một nhân tố nội sinh trong việc phân tích nghiên cứu các trường hợp thành công của phát triển. Không thể nói đến sự phát triển hoàn thiện của một dân tộc khi văn hoá non kém. Ngược lại, thước đo một nền văn hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trình độ phát triển của xã hội về khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, sự phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, vấn đề con người và môi trường văn hoá, sức sáng tạo bền bỉ trong lao động và đấu tranh của nhân dân và dân tộc đó.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links