ga_oanh

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu luận điểm: Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh - Vận dụng của Đảng ta vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay





Nước ta tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp vừa tạo ra những cơ hội, thời cơ những cũng tạo ra những thách thức, nguy cơ lớn. Những nguy cơ đó là: các thế lực thù địch âm mưu “diễn biến hòa bình”, nguy cơ tụt hậu xã hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và thế giới đang là một vấn đề lớn, nguy cơ chệnh hướng xã hội chủ nghĩa xã hội cùng là một điều lo ngại, ngoài ra nạn tham nhũng, tham ô được xem là “quốc nạn”.
Những thành tựu về yếu kém trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của Đảng. Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Trong công tác xây dựng Đảng, bên cạnh những ưu điểm đang nổi lên một số mặt yếu kém và khuyết điểm, nhất là khuyết điểm về công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Một số tổ chức đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn, dân chủ bị vi phạm, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết, chất lượng sinh hoạt đảng giảm sút, công tác tư tưởng, công tác lý luận còn yếu kém, bất cập, công tác cán bộ còn một số biểu hiện trì trệ. Việc đổi mới cách lãnh đạo của Đảng còn lúng túng”
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

yên tự đổi mới, tự chỉnh đốn và quy luật này cũng quy định sự vận động và phát triển của Đảng ta mãi về sau. Đổi mới, chỉnh đốn Đảng là đòi hỏi khách quan trong xây dựng Đảng, kể cả trong điều kiện Đảng đã trở thành đảng cầm quyền.
1.2. ĐẢNG PHẢI THƯỜNG XUYÊN TỰ CHỈNH ĐỐN ĐỂ NÂNG CAO SỨC CHIẾN ĐẤU VÀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
      1.2.1. Giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân
            1.2.1.1. Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin
            Theo Hồ Chí Minh: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Chính vì vậy mà Người nói: Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt”.  Người xem việc học tập, nâng cao trình độ lý luận Mác-Lênin là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của mỗi cán bộ, đảng viên.
            Trong quá trình vận động thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước. Chủ nghĩa Mác-Lênin được Hồ Chí Minh khẳng định là một học thuyết cách mạng và khoa học, nó chỉ ra thế giới quan và phương pháp luận, là kim chỉ nam đúng dắn cho giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ khác đứng lên làm cách mạng, cải tạo thế giới và giải phóng giai cấp mình ra khỏi áp bức, bóc lột, hướng tới sự phát triển toàn diện của con người.
            1.2.1.2. Tăng cường giáo dục, rèn luyện đảng viên
            Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, từng đảng viên là chiến sĩ cách mạng tiên phong của Đảng. Toàn bộ sức mạnh của Đảng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đều được tạo thành từ những người đảng viên, đều phụ thuộc vào số lượng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” [11,204]. Do vậy, Người thường xuyên quan tâm, chăm lo giáo dục, rèn luyện đảng viên về mọi mặt.
            Theo Hồ Chí Minh, chăm lo giáo dục phẩm chất chính trị, nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngũ đảng viên, cán bộ đảng là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của các tổ chức đảng, đó là biện pháp chủ động, tích cực nhằm đảm bảo tư cách Đảng viên, bảo đảm cho mỗi Đảng viên là những chiến sĩ cộng sản có lý tưởng cách mạng, giữ vững vai trò tiên phong, gương mẫu trong nhận thức và hành động.
            Vì vậy, theo Người, để làm cho tất cả đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng thì cần thường xuyên giáo dục, rèn luyện đảng viên cả phẩm chất và năng lực, vừa “hồng” vừa “chuyên”. Giáo dục, rèn luyện cả “đức” lẫn “tài”. Trong Di chúc, chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” [1,24].
            1.2.1.3. Không ngừng nâng cao trình độ chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên
            “Nhân tài kiến quốc” là một vấn đề có tầm chiến lược liên quan đến sự hưng thịnh hay suy vong của một đất nước. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến những bậc tài đức, những người hiền năng. Người yêu cầu: “Các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải bào cáo ngay cho Chính phủ biết” [5,192]. Sau khi tìm được những người tài đức thì giao công việc thích hợp cho họ và trong quá trình làm việc phải không ngừng nâng cao trình độ chính trị, học vấn, chuyên môn và nghiệp vụ để họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
            Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề dạy dỗ cán bộ, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thường xuyên học hỏi để biết việc làm. Người cho rằng: cách mạng là một nghề, nghề nào cũng phải học, cán bộ phải vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, vừa hồng vừa chuyên, phải hồng thắm chuyên sâu. Đối với cấp lãnh đạo và các cơ quan tổ chức thì cần lựa chọn và sử dụng cán bộ cho đúng. Người đòi hỏi thế hệ cha anh phải sống mẫu mực, nêu gương, phải giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thành thế hệ cách mạng cho đời sau. Người cho rằng muốn giáo dục người ta làm cách mạng phải cách mạng bản thân mình trước đã.
      1.2.2. Đổi mới công tác cán bộ
            1.2.2.1. Mục tiêu của công tác cán bộ
            Vấn đề công tác cán bộ là một khâu quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là công việc thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của Đảng. Vì vậy mục tiêu của công tác cán bộ là để tránh tình trạng bè phái cục bộ, địa phương; sử dụng cán bộ phù hợp với khả năng, vị trí làm việc, sở trường của từng người và cũng để rèn luyện, thử thách cán bộ. Từ đó mới có hiệu quả cao trong việc sử dụng cán bộ.
            1.2.2.2. Thực hiện những chủ trương và biện pháp đổi mới công tác cán bộ
            Hồ Chí Minh coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Thắng lợi và sự vững mạnh của cách mạng, trước hết là do đường lối chính trị đúng đắn; cán bộ có năng lực tổ chức thực hiện giỏi. Với tư cách là Đảng cầm quyền, Đảng cộng sản phải biết cách tổ chức để tăng cường đoàn kết toàn dân, phát huy chức năng động, sáng tạo và tinh thần làm chủ của mọi tầng lớp nhân dân, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài nhằm huy động được sức mạng toàn dân vào sự nghiệp kiến thiết đất nước. Vì thế đổi mới công tác cán bộ là hết sức cần thiết. Người nêu ra những yêu cầu đối với công tác cán bộ là:
            Thứ nhất, hiểu và đánh giá đúng cán bộ. Muốn hiểu và đánh giá đúng cán bộ phải có những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực, hoàn toàn công minh, khách quan.
            Thứ hai, khi sử dụng cán bộ, tức là đặt đúng người đúng việc, tùy tài mà dùng người. cần vì việc mà đặt người chứ không phải vì người mà định việc.
            Thứ ba, giải quyết quan hệ giữa cán bộ trẻ và cán bộ già. Cán bộ trẻ và cán bộ già phải đoàn kết bổ sung, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.
            Thứ tư, phải chống bệnh địa phương cục bộ trong chính sách cán bộ, tránh đầu óc phe phái, họ hàng.
            Thứ năm, phải “chiêu hiền đãi sĩ”, cầu người hiền tài, cân nhắc cán bộ.
            Thứ sáu, xây dựng, chỉnh đốn hệ thống nhà trường đào tạo cán bộ.
Hồ Chí Minh đã khẳng định: công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, Đảng phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta. Vì vậy, phải xây dựng chỉnh đốn hệ thống nhà trường để đào tạo, bồi dưỡng cán...
 
Tags: tại sao phải tự chính đốn và tự đổi mới trong đảng, theo TTHCM tại sao phải đổi mới, cỉnh đốn Đảng, Hãy chứng minh bài học kinh nghiệp đảng cộng sản thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn,nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ở địa phương, vì sao hcm cho rằng phải thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn đảng, Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới., Vì sao HCM cho rằng phải thường xuyên xây dựng chỉnh đốn Đảng?, tại sao đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới, Đảng cộng sản việt nam thường xuyên tự đổi mới tự chỉnh đốn nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng trong thời kỳ đổi mới, Đảng cộng sản viet nam thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn,nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng trong thời kì đổi mớiiệt nam, Chủ trương của Đảng về tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Chủ trương của đảng về tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong quá trình lãnh đạo trong công cuộc đổi mới đất nước, bài giảng thường xuyên tự đổi mới tự chỉnh đốn nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng, Tại sao hồ chí minh cho rằng đảng phải tự chỉnh đốn , tự đổi mới, ngành giáo dục thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lục lãnh đạo sức chiến đấu của đảng

Các chủ đề có liên quan khác

Top