Đề tài Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam
Download Đề tài Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam miễn phí
Quảng Châu nhật báo chỉ thuộc nhóm báo loại 3 (thuộc Thành uỷ TP Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông), song đây là đơn vị đầu tiên tuyên bố thành lập tập đoàn ở Trung Quốc (vào năm 1996, trước Văn Hối Tân Dân báo 2 năm (1998) và truớc Bắc Kinh Nhật Báo 4 năm (2000).)
Về hoạt động báo chí: Tập đoàn báo chí Quảng Châu được mệnh danh là “lá cờ đầu” trong lĩnh vực báo in, sở hữu 13 tờ báo, 4 tạp chí, 1 nhà in, 1 nhà xuất bản. Chủ lực trong hàng ấn phẩm của tập đoàn là tờ Quảng Châu nhật báo (1,65 triệu bản/kì, 40 – 60 trang khổ lớn).
Lực lượng phát hành mạnh với 3.000 nhân viên phát hành, gần 200 xe tải vận chuyển báo, mỗi ngày lưu chuyển 4 chuyến báo đến các đại lý phát hành tại những thành phố và các tỉnh thành khác.
Tập đoàn còn có một trung tâm quảng cáo với hàng trăm nhân viên, liên kết với các công ty quảng cáo chuyên nghiệp trong việc bán sản phẩm và phát triển, mở rộng thị phần. Hơn 150 chuỗi cửa hàng ở Quảng Châu và những thành phố khác thuộc khu vực duyên hải đều là khách hàng thân thiết của tập đoàn trong việc đăng ký mua báo dài hạn và mua quảng cáo, tạo nên nguồn thu chính của tập đoàn. (Doanh thu quảng cáo năm 2003 đạt 1,7062 tỉ nhân dân tệ (hơn 200 triệu USD), đứng đầu về doanh thu quảng cáo trên báo in 8 năm liền.)
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download choTóm tắt nội dung:
ielsen/NetRatings. Về lĩnh vực truyền hình, Gannett điều hành đến 21 đài truyền hình ở nước Mĩ (nằm trong các mạng lưới truyền hình lớn nhất nước Mĩ như CBS, NBC, ABC, UPN) với thị phần 19,8 triệu hộ gia đình. Mỗi đài truyền hình này lại có một website mang tính địa phương giới thiệu tin tức, các nội dung quảng cáo và giải trí, dưới dạng văn bản và cả dưới dạng video. Thông qua công ty con Captivate, hệ thống phát hình này còn chuyển tải tin tức và quảng cáo tới công chúng qua các màn hình video đặt ở các cao ốc văn phòng và thang máy của một số khách sạn. Các lĩnh vực hoạt động khác: Bên cạnh các hoạt động kinh doanh truyền hình và báo chí – xuất bản, tập đoàn còn có chiến lược đầu tư vào mảng quảng cáo online thông qua công ty con PointRoll – cung cấp cho các nhà quảng cáo trực tuyến những dịch vụ tiếp thị truyền thông chất lượng, và có một số đầu tư quan trọng khác, như đầu tư vào CareerBuilder cho quảng cáo tìm người; đầu tư vào Classified Ventures cho các mẩu quảng cáo về bất động sản và xe hơi; đầu tư vào Topix.net, chuyên thu thập thông tin về sản phẩm và dịch vụ của các công ty khác; ShermansTravel, một dịch vụ du lịch online; ShopLocal, một nhà cung cấp các phương cách tiếp thị online cho các nhà quảng cáo ở địa phương, khu vực, trong nước; và vào 4INFO, chuyên cung cấp các dịch vụ tìm kiếm qua điện thoại di động. Ngoài ra, Gannett còn có một tổ chức phi lợi nhuận là Gannett Foundation (Quỹ tài trợ Gannett), chuyên tài trợ các tổ chức cộng đồng ở những nơi mà Gannett sở hữu nhật báo hay đài truyền hình. Quỹ này hướng đến các dự án đưa ra những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề nền tảng, chẳng hạn như giáo dục và phát triển, phát triển kinh tế, phát triển sức trẻ, giải quyết các vấn đề của cộng đồng, hỗ trợ những người cơ nhỡ, bảo vệ môi trường, làm giàu bản sắc văn hoá, …, đặc biệt là các dự án đào tạo nghề báo.3.1.3. Một số vấn đề xung quanh các tập đoàn truyền thông Mĩ: Bài viết “The New Global Media: It’s a Small World of Big Conglomerates” của tác giả Robert McChesney, một nhà nghiên cứu truyền thông nổi tiếng trên thế giới, cho thấy có 2 cấp độ tập đoàn truyền thông trên thế giới. Cấp 1 bao gồm khoảng 9 tập đoàn truyền thông đa quốc gia (hầu hết đến từ Mĩ). Cấp 2 bao gồm các tập đoàn truyền thông khu vực hay quốc gia (hầu hết đến từ Bắc Mĩ, Nhật, châu Âu). Xu hướng của cả 2 cấp là vươn ra khỏi bờ cõi quốc gia, tìm đến với các thị trường truyền thông chưa được khai phá (chẳng hạn như châu Á). Tác giả nêu bật mâu thuẫn giữa sự bành trướng và tham vọng lợi nhuận của các tập đoàn truyền thông với sự kháng cự lại của truyền thống và văn hoá của các nước có thị trường truyền thông chưa phát triển, để rồi cuối cùng, chiến thuật không đối đầu được xem là một chiến thuật hữu hiệu. Ngoài ra, tác giả Robert cũng đặt ra một vấn đề đáng quan ngại khác: sự bất bình đẳng trong hưởng thụ truyền thông. Hiện tại, thứ báo chí tốt nhất thuộc về tầng lớp doanh nhân, phục vụ các nhu cầu và định kiến của giới này. Báo chí phục vụ cho công chúng có khuynh hướng là một thứ báo chí “vớ vẩn” do các tập đoàn truyền thông cung cấp, qua các đài truyền hình của Mĩ. Sự xuống cấp về chất lượng báo chí không dễ nhận ra. Robert McChesney cho rằng: “Thật vậy, cái tài của hệ thống truyền thông – thương mại là không có quy trình kiểm duyệt công khai. Như George Orwell lưu ý trong lời giới thiệu của cuốn sách chưa được xuất bản Animal Farm, sự kiểm duyệt trong các xã hội “tự do” thông thái hơn và hoàn hảo hơn rất nhiều trong các xã hội chuyên chế, bởi vì “những ý tưởng bất thường có thể im lặng, những sự thật bất lợi có thể nằm lại trong bóng tối, mà không cần có một lệnh cấm chính thức nào.””[21] Đó chính là một nguy cơ đe doạ nền dân chủ và các tập đoàn báo chí luôn tìm cách khắc phục điều này bằng cách nâng cao trách nhiệm xã hội của mình. Một vấn đề khác cũng không kém quan trọng trong thời đại “truyền thông mới” ngày nay, một số tập đoàn không thức thời đang gặp nhiều khốn đốn trong kinh doanh, nhất là về khoản cạnh tranh quảng cáo. Điển hình là hồi đầu tháng 03/2006, Knight Ridder, tập đoàn báo in số 2 ở Mĩ, đã phải bán hàng loạt các tờ báo vì làm ăn thua lỗ. Thị trường truyền thông Mĩ là nơi thường diễn ra các thương vụ mua bán, sáp nhập, nên về bản chất là không ổn định. Ngoài ra, giới kinh doanh truyền thông Mĩ luôn hướng tới mục tiêu tự do sở hữu các kênh truyền thông, nên họ luôn vận động cho việc tháo dỡ những luật lệ trói buộc phạm vi kinh doanh. Điều đó dẫn đến sự phản đối của các nhà hoạt động dân chủ, và cả của một bộ phận công chúng truyền thông vì họ lo ngại đến vấn đề tự do báo chí.3.2. Các tập đoàn báo chí ở Trung Quốc: Do không có điều kiện đến Trung Quốc để trực tiếp nghiên cứu và do hạn chế về ngôn ngữ công cụ (tiếng Hoa), phần báo cáo này được thực hiện chủ yếu dựa trên nguồn tài liệu về các tập đoàn báo chí Trung Quốc đã đăng tải trên hai tờ báo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Sài Gòn Giải Phóng và tạp chí Nghề Báo. (Trang web của một số tập đoàn báo chí Trung Quốc vẫn không có phiên bản tiếng Anh, một điều mà đa số các tập đoàn báo chí lớn trên thế giới đều có.) Ngoài ra, người viết cũng tham khảo một số tài liệu bằng tiếng Anh để làm phong phú thêm báo cáo. 3.2.1. Sự ra đời của các tập đoàn báo chí TRUNG QUốC: Theo nghiên cứu “Nền báo chí Trung Quốc”[22] do mạng MarketResearch.com tiến hành (NXB Tri thức Trung Hoa ấn hành vào tháng 4/2005), các tập đoàn báo chí Trung Quốc ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển khi báo chí tham gia kinh tế thị trường ở Trung Quốc, và sự ra đời này diễn tiến theo hướng tập hợp các cơ quan báo chí lại với nhau (nguyên văn là newspaper companies ý chỉ các cơ quan báo chí trên thực tế đã hoạt động như một doanh nghiệp). “Khi Trung Quốc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, ngành báo chí cũng dần dần phát triển theo hướng chuyển đổi, tiến tới cạnh tranh thị trường. Sự tồn tại của một cơ quan báo chí (nguyên văn là publisher với ý chỉ những cơ quan phát hành các ấn phẩm báo chí – truyền thông) giờ phụ thuộc vào các hoạt động kinh doanh tự thân hơn là dựa vào hỗ trợ của chính phủ. Sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí trở nên gay gắt hơn khi họ tìm cách thu hút độc giả. Vì sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các cơ quan báo chí và sự tự do hoá của ngành xuất bản báo chí ở Trung Quốc, đồng thời với các cam kết gia nhập WTO, nhiều cơ quan báo chí đã được tập hợp lại hình thành nên những tập đoàn báo chí.”[23] Tập đoàn báo chí đầu tiên của Trung Quốc ra đời vào năm 1996, tức là 5 năm trước khi Trung Quốc gia nhập WTO (12/2001). Đó là tập đoàn Nhật báo Qu...