Download Tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích
Khác cổ tích, truyền thuyết không có không gian đời thường, cũng không có thế giới siêu nhiên, kỳ ảo. Không gian trong truyền thuyết luôn mang tính cụ thể, xác định. Nó phải là những địa danh có thực, là không gian lịch sử, gắn liền với nhân vật và sự kiện lịch sử; gắn liền với thời gian lịch sử xác định. Nó đồng thời là những không gian thiêng, trường tồn cùng với sự bất tử của nhân vật lịch sử. Đơn cử, núi Tản Viên hóa chốn non thiêng vì gắn liền tên tuổi Sơn Tinh - vị anh hùng trị thuỷ, cũng là một trong Tứ bất tử trên thần điện Việt Nam. Sông Bạch Đằng trở thành địa danh lịch sử khi gắn với tên tuổi Ngô Quyền buổi đánh quân Nam Hán; gắn với thời đại Đông A, khi Trần Hưng Đạo cùng vua tôi nhà Trần đuổi giặc Nguyên – Mông. Tương tự như vậy, truyền thuyết đã lần lượt tạo nên những cặp sóng đôi: không gian lịch sử – nhân vật lịch sử. Có thể kể, đất Mê Linh – Hai Bà Trưng, núi Lam Sơn - Lê Lợi, Đám lá tối trời (Gò Công) - Trương Định, Gò Tháp (Đồng Tháp) - Thiên Hộ Dương, Thất Sơn huyền bí (An Giang) - Quản Cơ Trần Văn Thành.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Sau khi diễn giải, Chu Xuân Diên nhấn mạnh, khái niệm “truyện cổ tích” bao hàm ba yếu tố nghĩa: “truyện cổ tích là truyện kể; truyện kể này có quan hệ với thời quá khứ xa xưa cả về nội dung lẫn nguồn gốc phát sinh; dấu tích của truyện kể này vẫn còn lại cho đến nay” Văn học dân gian Việt Nam, Sđd, tr.230.
.
Từ những phát biểu trên, chúng tui hình dung, truyện cổ tích là những sáng tác tự sự dân gian, có cốt truyện hoàn chỉnh; chủ yếu dựa trên nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, hoang đường; truyện kể về những sự tích đời xưa nhưng dấu tích truyện kể còn lưu cho đến nay.
Còn truyền thuyết là gì? Có nhiều cách phát biểu về khái niệm truyền thuyết, nhưng nếu phỏng theo những đặc điểm vừa nêu của cổ tích, chúng tui diễn đạt lại nội hàm của khái niệm truyền thuyết như sau: truyền thuyết là những sáng tác tự sự dân gian; có sự hiện diện của yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, hoang đường; truyện kể về nhân vật và sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ; truyện gắn liền với nhiều chứng tích văn hóa còn lưu cho đến nay.
Và như vậy, chỉ xét qua khái niệm, truyền thuyết và cổ tích khá gần gũi nhau về đặc điểm thi pháp. Trong đó, có nhiều yếu tố khá trùng hợp: cùng là tác phẩm tự sự dân gian; có yếu tố kỳ ảo, hoang đường; tác phẩm kể chuyện quá khứ nhưng còn lưu dấu tích trong hiện tại.
Do mỗi thể loại đều được phân chia thành nhiều tiểu loại nên chúng tui có nhu cầu xác định tiểu loại nào đã gây ra sự nhầm lẫn (hay đồng nhất) giữa truyền thuyết và cổ tích.
Trước hết, truyện cổ tích được chia thành ba tiểu loại: cổ tích về loài vật, cổ tích sinh hoạt, cổ tích thần kỳ. Cách chia này căn cứ vào đặc điểm nhân vật chính và thủ pháp xây dựng hình tượng. Cổ tích về loài vật kể lai lịch hình thành các giống vật; truyện có ít yếu tố thần kỳ. Cổ tích sinh hoạt kể chuyện đối nhân xử thế hàng ngày, với hai kỉểu nhân vật thường gặp là chàng ngốc (ngốc thật, giả ngốc) và người thông minh; truyện có ít yếu tố thần kỳ. Cổ tích thần kỳ kể về số phận và quá trình vượt thử thách của những nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh tài trí; truyện đậm đặc yếu tố thần kỳ. Cổ tích thần kỳ tiêu biểu cho đặc trưng thể loại cổ tích. Một số truyện cổ tích thần kỳ do có không gian, thời gian xác định, đặc biệt là nhân vật chính thường có lai lịch xác định nên dễ bị nhầm lẫn với truyền thuyết.
Còn truyền thuyết có nhiều tiểu loại phổ biến: truyền thuyết địa danh, truyền thuyết thần tổ ngành nghề, truyền thuyết lịch sử... Trong đó, truyền thuyết lịch sử, do có nhân vật lịch sử, có nhiều yếu tố kỳ ảo, hoang đường và chứng tích văn hóa còn lưu lại nên dễ bị nhầm lẫn với cổ tích thần kỳ.
Như vậy, xét từ cấp độ tiểu loại, sự nhầm lẫn hay đồng nhất giữa truyền thuyết và cổ tích thực chất tập trung vào mối quan hệ giữa hai tiểu loại: cổ tích thần kỳ và truyền thuyết lịch sử.
2.2. Về quan hệ giữa hai thể loại:
Xét thời điểm ra đời, truyền thuyết xuất hiện sớm và trước cổ tích rất lâu. Truyền thuyết tiếp ngay sau thần thoại, là nơi còn trầm tích tàn dư của thần thoại. Truyền thuyết được xem là phương cách lý giải lịch sử; cách tưởng nhớ nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử theo quan điểm của nhân dân. Truyền thuyết luôn gắn liền vận mệnh dân tộc. Nó là sự hòa quyện giữa “niềm tin” và “cái thiêng”; là sự kết hợp giữa “lịch sử” và “hư cấu”. Trong khi đó, cổ tích ra đời muộn hơn. Cổ tích tiếp sau truyền thuyết, là nơi còn trầm tích tàn dư của truyền thuyết. Một số truyện cổ tích được hình thành từ chính sự vận động và chuyển hóa thể loại của văn bản truyền thuyết. Cổ tích chỉ ra đời trong lòng một xã hội đã phân chia giai cấp và nảy sinh mâu thuẫn giai cấp về quyền lợi, địa vị. Cổ tích gắn liền số phận những người bất hạnh trong cuộc đời thường. Nó là phương cách mà nhân dân gởi gắm ước mơ, khát vọng về một cuộc đời tốt đẹp, công bằng, hạnh phúc. Nó là sự hòa quyện giữa “vẻ đẹp hồn nhiên, ngây thơ” và “chất thần kỳ, huyền ảo”; là sự kết hợp giữa “hiện thực” và “hư cấu”.
Theo tiến trình lịch sử, cho dù sử học đã hình thành, dòng sử chính thống đã đảm nhiệm vai trò lưu giữ lịch sử dân tộc nhưng thể loại truyền thuyết vẫn bền bỉ vận động, giữ nguyên bản chất thể loại và phát triển thêm số lượng tác phẩm. Sức sống dài lâu của truyền thuyết được bảo đảm bởi yếu tố “niềm tin” và “nội dung lịch sử”. Còn cổ tích, theo tiến trình lịch sử, lại dần mất đi điều kiện sinh tồn trong lòng văn học dân gian. Cổ tích, do không được tiếp nhận trên cơ sở “niềm tin” và nhất là không còn được nuôi dưỡng bằng một “hiện thực mơ hồ, huyền ảo” nên không còn tiếp tục phát triển, sinh sôi như truyền thuyết. Nhưng nguồn năng lượng vô hạn của cổ tích không mất đi. Nó được chuyển hóa vào văn học viết. Nó hiện diện qua những “chuyện cổ tích giữa đời thường”.
Như vậy, quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích là quan hệ tiếp nối và song hành. Cổ tích tiếp nối truyền thuyết, đón nhận sự chuyển hóa thể loại và tàn dư của truyền thuyết. Cổ tích...
Download Tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích miễn phí
Khác cổ tích, truyền thuyết không có không gian đời thường, cũng không có thế giới siêu nhiên, kỳ ảo. Không gian trong truyền thuyết luôn mang tính cụ thể, xác định. Nó phải là những địa danh có thực, là không gian lịch sử, gắn liền với nhân vật và sự kiện lịch sử; gắn liền với thời gian lịch sử xác định. Nó đồng thời là những không gian thiêng, trường tồn cùng với sự bất tử của nhân vật lịch sử. Đơn cử, núi Tản Viên hóa chốn non thiêng vì gắn liền tên tuổi Sơn Tinh - vị anh hùng trị thuỷ, cũng là một trong Tứ bất tử trên thần điện Việt Nam. Sông Bạch Đằng trở thành địa danh lịch sử khi gắn với tên tuổi Ngô Quyền buổi đánh quân Nam Hán; gắn với thời đại Đông A, khi Trần Hưng Đạo cùng vua tôi nhà Trần đuổi giặc Nguyên – Mông. Tương tự như vậy, truyền thuyết đã lần lượt tạo nên những cặp sóng đôi: không gian lịch sử – nhân vật lịch sử. Có thể kể, đất Mê Linh – Hai Bà Trưng, núi Lam Sơn - Lê Lợi, Đám lá tối trời (Gò Công) - Trương Định, Gò Tháp (Đồng Tháp) - Thiên Hộ Dương, Thất Sơn huyền bí (An Giang) - Quản Cơ Trần Văn Thành.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Tóm tắt nội dung:
khái niệm “truyện cổ” (hay “truyện cổ dân gian”), “truyện đời xưa” dùng để chỉ nhiều loại truyện dân gian khác nhau, trong đó có truyện cổ tích. Tương đương với khái niệm này trong tiếng Hán là “cố sự” (sự tích đời xưa) hay “dân gian cố sự”. Còn “tích” có nghĩa là gì? Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn giới thiệu 29 nghĩa của từ “tích”, trong đó có hai nghĩa có liên quan đến khái niệm truyện cổ tích: 1) tích: dấu chân, dấu vết; 2) dấu vết cũ, dấu chân. Những nghĩa này còn giữ được gần như nguyên vẹn những nghĩa gốc tương đương của từ “tích” trong tiếng Hán: vết chân, dấu vết; những gì người xưa để lại (theo Khang Hi từ điển). Những sắc thái nghĩa trên của từ “tích” thấy có trong các nghĩa của từ “sự tích” (Hán Việt): 1) Đầu đuôi gốc tích của một việc; 2) Sự việc có thật; 3) Dấu tích của việc (theo Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn). Nghĩa của từ “tích” trong các thành ngữ “truyện xưa tích cũ”, “có tích mới dịch nên tuồng”, rõ ràng có liên quan với khái niệm “sự tích”. Như vậy, trong các nghĩa của từ “tích” (Hán Việt) có bao hàm hai yếu tố: 1) sự việc, câu chuyện (→ sự tích); 2) dấu vết (→ di tích). Hai yếu tố này có lẽ đã khiến cho từ “cổ tích” (Hán Việt) mang hai nghĩa nói về hai hiện tượng khác nhau: 1) di tích xưa; 2) truyện đời xưa (theo Hán Việt từ điển). Nghĩa thứ nhất tương đương với từ “cổ tích” trong tiếng Hán: “Cổ tích = cổ nhân chi trần tích = dấu vết người xưa” (theo Từ điển từ nguyên). Còn nghĩa thứ hai thì chỉ có trong từ “cổ tích” Hán Việt. Khái niệm “truyện cổ tích” của ta được tiếng Hán biểu thị bằng từ “cố sự” (truyện cổ) hay “dân gian cố sự” (truyện cổ dân gian). Từ “cố sự” trong tiếng Hán còn được dùng để chỉ các loại truyện cổ khác nữa (cả thành văn lẫn dân gian).Sau khi diễn giải, Chu Xuân Diên nhấn mạnh, khái niệm “truyện cổ tích” bao hàm ba yếu tố nghĩa: “truyện cổ tích là truyện kể; truyện kể này có quan hệ với thời quá khứ xa xưa cả về nội dung lẫn nguồn gốc phát sinh; dấu tích của truyện kể này vẫn còn lại cho đến nay” Văn học dân gian Việt Nam, Sđd, tr.230.
.
Từ những phát biểu trên, chúng tui hình dung, truyện cổ tích là những sáng tác tự sự dân gian, có cốt truyện hoàn chỉnh; chủ yếu dựa trên nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, hoang đường; truyện kể về những sự tích đời xưa nhưng dấu tích truyện kể còn lưu cho đến nay.
Còn truyền thuyết là gì? Có nhiều cách phát biểu về khái niệm truyền thuyết, nhưng nếu phỏng theo những đặc điểm vừa nêu của cổ tích, chúng tui diễn đạt lại nội hàm của khái niệm truyền thuyết như sau: truyền thuyết là những sáng tác tự sự dân gian; có sự hiện diện của yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, hoang đường; truyện kể về nhân vật và sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ; truyện gắn liền với nhiều chứng tích văn hóa còn lưu cho đến nay.
Và như vậy, chỉ xét qua khái niệm, truyền thuyết và cổ tích khá gần gũi nhau về đặc điểm thi pháp. Trong đó, có nhiều yếu tố khá trùng hợp: cùng là tác phẩm tự sự dân gian; có yếu tố kỳ ảo, hoang đường; tác phẩm kể chuyện quá khứ nhưng còn lưu dấu tích trong hiện tại.
Do mỗi thể loại đều được phân chia thành nhiều tiểu loại nên chúng tui có nhu cầu xác định tiểu loại nào đã gây ra sự nhầm lẫn (hay đồng nhất) giữa truyền thuyết và cổ tích.
Trước hết, truyện cổ tích được chia thành ba tiểu loại: cổ tích về loài vật, cổ tích sinh hoạt, cổ tích thần kỳ. Cách chia này căn cứ vào đặc điểm nhân vật chính và thủ pháp xây dựng hình tượng. Cổ tích về loài vật kể lai lịch hình thành các giống vật; truyện có ít yếu tố thần kỳ. Cổ tích sinh hoạt kể chuyện đối nhân xử thế hàng ngày, với hai kỉểu nhân vật thường gặp là chàng ngốc (ngốc thật, giả ngốc) và người thông minh; truyện có ít yếu tố thần kỳ. Cổ tích thần kỳ kể về số phận và quá trình vượt thử thách của những nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh tài trí; truyện đậm đặc yếu tố thần kỳ. Cổ tích thần kỳ tiêu biểu cho đặc trưng thể loại cổ tích. Một số truyện cổ tích thần kỳ do có không gian, thời gian xác định, đặc biệt là nhân vật chính thường có lai lịch xác định nên dễ bị nhầm lẫn với truyền thuyết.
Còn truyền thuyết có nhiều tiểu loại phổ biến: truyền thuyết địa danh, truyền thuyết thần tổ ngành nghề, truyền thuyết lịch sử... Trong đó, truyền thuyết lịch sử, do có nhân vật lịch sử, có nhiều yếu tố kỳ ảo, hoang đường và chứng tích văn hóa còn lưu lại nên dễ bị nhầm lẫn với cổ tích thần kỳ.
Như vậy, xét từ cấp độ tiểu loại, sự nhầm lẫn hay đồng nhất giữa truyền thuyết và cổ tích thực chất tập trung vào mối quan hệ giữa hai tiểu loại: cổ tích thần kỳ và truyền thuyết lịch sử.
2.2. Về quan hệ giữa hai thể loại:
Xét thời điểm ra đời, truyền thuyết xuất hiện sớm và trước cổ tích rất lâu. Truyền thuyết tiếp ngay sau thần thoại, là nơi còn trầm tích tàn dư của thần thoại. Truyền thuyết được xem là phương cách lý giải lịch sử; cách tưởng nhớ nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử theo quan điểm của nhân dân. Truyền thuyết luôn gắn liền vận mệnh dân tộc. Nó là sự hòa quyện giữa “niềm tin” và “cái thiêng”; là sự kết hợp giữa “lịch sử” và “hư cấu”. Trong khi đó, cổ tích ra đời muộn hơn. Cổ tích tiếp sau truyền thuyết, là nơi còn trầm tích tàn dư của truyền thuyết. Một số truyện cổ tích được hình thành từ chính sự vận động và chuyển hóa thể loại của văn bản truyền thuyết. Cổ tích chỉ ra đời trong lòng một xã hội đã phân chia giai cấp và nảy sinh mâu thuẫn giai cấp về quyền lợi, địa vị. Cổ tích gắn liền số phận những người bất hạnh trong cuộc đời thường. Nó là phương cách mà nhân dân gởi gắm ước mơ, khát vọng về một cuộc đời tốt đẹp, công bằng, hạnh phúc. Nó là sự hòa quyện giữa “vẻ đẹp hồn nhiên, ngây thơ” và “chất thần kỳ, huyền ảo”; là sự kết hợp giữa “hiện thực” và “hư cấu”.
Theo tiến trình lịch sử, cho dù sử học đã hình thành, dòng sử chính thống đã đảm nhiệm vai trò lưu giữ lịch sử dân tộc nhưng thể loại truyền thuyết vẫn bền bỉ vận động, giữ nguyên bản chất thể loại và phát triển thêm số lượng tác phẩm. Sức sống dài lâu của truyền thuyết được bảo đảm bởi yếu tố “niềm tin” và “nội dung lịch sử”. Còn cổ tích, theo tiến trình lịch sử, lại dần mất đi điều kiện sinh tồn trong lòng văn học dân gian. Cổ tích, do không được tiếp nhận trên cơ sở “niềm tin” và nhất là không còn được nuôi dưỡng bằng một “hiện thực mơ hồ, huyền ảo” nên không còn tiếp tục phát triển, sinh sôi như truyền thuyết. Nhưng nguồn năng lượng vô hạn của cổ tích không mất đi. Nó được chuyển hóa vào văn học viết. Nó hiện diện qua những “chuyện cổ tích giữa đời thường”.
Như vậy, quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích là quan hệ tiếp nối và song hành. Cổ tích tiếp nối truyền thuyết, đón nhận sự chuyển hóa thể loại và tàn dư của truyền thuyết. Cổ tích...