thoidi

New Member
Download Đề tài Tìm hiểu tình hình biến động giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây

Download Đề tài Tìm hiểu tình hình biến động giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây miễn phí





Trong 8 tháng đầu năm 2008, cao su xuất khẩu của Việt Nam được lợi về giá, tăng liên tục và đạt mức kỷ lục hơn 3.000 USD/tấn vào tháng 8/08. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý III/08 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên giá cao su thiên nhiên trong xu hướng giảm mạnh khiến cho nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên giảm dẫn đến giá cao su giảm mạnh.
Giá cao su thiên nhiên tăng cao trong 8 tháng đầu năm 2008 chủ yếu là do giá dầu thô tăng quá nhanh làm tăng giá cao su tổng hợp, khiến nhiều doanh nghiệp phải chuyển sang sử dụng cao su thiên nhiên. Mặt khác, giá cao su tăng còn do hoạt động đầu cơ. Trong những tháng này giá cao su xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, đạt mức kỷ lục hơn 3.000 đô la Mỹ/tấn vào tháng 8-2008. Nhưng tính đến cuối tháng 12-2008, giá cao su chỉ còn ở mức 1.315 đô la/tấn, giảm hơn 50% so với thời điểm tháng 8-2008.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

h chính sách nhằm đảm bảo cho ngành cao su phát triển bền vững. Trước tình hình thực tiễn trên, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu tình hình biến động giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình biến động giá cao su xuất khẩu ở Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình sản xuất cao su ở Việt Nam
- Tìm hiểu tình hình xuất khẩu cao su ở Việt Nam
- Biến động giá cao su xuất khẩu của Việt Nam
- Đề xuất mọi số giải pháp nhằm ổn định giá cao su xuất khẩu.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: biến động giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới
* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: tìm hiếu sự biến động giá cao su xuất khẩu từ đó đưa ra một số giải pháp và đề xuất.
Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu phản ánh biến động giá cao su xuất khẩu ở Việt Nam trong những năm qua.
Phạm vi về không gian: tiến hành nghiên cứu giá cao su xuất khẩu ở Việt Nam
II PHẦN NỘI DUNG
2.1 Tình hình sản xuất cao su ở Việt Nam
Cao su là loại cây trồng không những có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Trồng cao su tốn ít chi phí nhưng cho lãi suất rất cao. Hiện cao su là cây trồng đứng thứ 2 về tỷ suất lợi nhuận, chỉ sau cây cà phê. Nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới tăng trong khi nguồn cung ở nhiều nước đang có chiều hướng giảm. Đây sẽ là cơ hội thúc đẩy sự phát triển của cao su Việt Nam, do tiềm năng của cao su còn rất lớn.
Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (64%), kế đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10 %). Diện tích cây cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%).
Bảng 2.1 Số liệu về sản xuất cao su trong nước 2008-2009
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2008
2009
So sánh 09/08 (%)
DT gieo trồng
1000ha
631,4
674,2
106,8
DT cho sản phẩm
1000ha
399,1
421,6
105,6
Năng suất
tạ/ha
16,5
17,2
103,8
Sản lượng
1000 tấn
659,6
723,7
109,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2010 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu tăng diện tích cao su lên trên 40.000ha đưa tổng diện tích cao su cả nước lên 715.000ha.
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), sản lượng cao su tự nhiên trong tháng 1/2010 đạt 47,6 ngàn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Không giống với hầu hết những nước sản xuất cao su khác, sản xuất cao su của Việt Nam thuộc về những doanh nghiệp lớn chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Vì cây cao su ở những đồn điền lớn không cho thu hoạch trong mùa đông (cuối tháng 1 cho đến giữa tháng 4) nên trong thời gian này, sản lượng cao su tự nhiên rất ít.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, sản lượng cao su tính đến tháng 9 ước đạt 761,1 nghìn tấn, tăng 7,0% so với năm 2009. Sản lượng tăng là do diện tích trồng cao su đã được mở rộng thêm 26 nghìn ha trong năm nay ở vùng Tây Nguyên theo dự án chuyển đất rừng cùng kiệt kiệt sang trồng cao su và dự án trồng mới cao su ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo báo cáo của ANRPC, sản lượng cao su của Việt Nam so với cùng kỳ năm ngoái giảm 26,8% trong quý I, sau đó tăng trưởng trở lại 14,6% trong quý II. Sản lượng được dự báo sẽ tăng 18,2% trong quý III và tăng 7,4% trong quý IV. Gần 55% nguồn cung cao su hàng năm của Việt Nam đến trong khoảng tháng 9 đến tháng 12. ANRPC dự báo sản lượng cao su của Việt Nam trong năm 2010 sẽ đạt 770 nghìn tấn, tăng 8,3% so với năm 2009.
Hiện nay, diện tích cao su của Việt Nam được xếp thứ 6 (chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích cao su thế giới), sản lượng xếp thứ 5 (khoảng 7,7% tổng sản lượng cao su thế giới) và xuất khẩu đứng thứ 4 (khoảng 9%). Cao su nội địa xuất vào các khu chế xuất tại Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2010, chiếm thị phần 6%, tăng 82,3%, đạt 14.250 tấn, trị giá 39,2 triệu USD
2.2 Tình hình xuất khẩu cao su ở Việt Nam
Từ đầu năm 2009, ngành cao su toàn cầu đã gặp khó khăn lớn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ ô-tô thu hẹp, nhiều ngành công nghiệp đình trệ kéo theo nhu cầu săm lốp và cao su nguyên liệu sụt giảm rất nhanh, giá xuống thấp chỉ còn khoảng 55 - 60% so với cùng kỳ năm trước.
Thời điểm tháng 8/2008 giá cao su đạt trên 3.000 USD/tấn, thì đến đầu 2009 chỉ còn trên 1.000 USD/tấn. Có thể nói, đây là sự tụt dốc quá nhanh của giá cao su xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng như người sản xuất đối mặt với nguy cơ thua lỗ, mất việc làm. Đồng thuận với các nước xuất khẩu cao su khác, VRA khuyến cáo các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu nếu giá cao su xuống dưới 1.350 USD/tấn, đồng thời đề xuất Nhà nước hỗ trợ phương án mua trữ cao su nếu giá mua trong nước thấp dưới 1.000 USD/tấn... rất may là tình huống này đã không xảy ra.
Sau thời kỳ suy giảm mạnh, giá cao su xuất khẩu đã có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2009. Giá cao su vào tháng 1/2009 chỉ đạt bình quân khoảng 1.280 USD/tấn, sau đó ổn định ở mức 1.420 – 1.485 USD/tấn trong quý I và quý II.
Từ tháng 6 đến tháng 12/2009, giá cao su xuất khẩu tăng liên tục. Đến tháng 12/2009, cao su xuất khẩu đạt bình quân 2.004 USD/tấn, tăng 57% so với tháng 1, riêng chủng loại SVR 3L đạt 2.622 USD/tấn. Lượng cao su và trị giá xuất khẩu đã tăng liên tục trong quý 3 và quý 4, đặc biệt trong 2 tháng cuối năm, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đã tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Giá cao su thiên nhiên không tiếp tục giảm mà giữ ổn định trong 6 tháng đầu năm 2009. Ngoài ra, giá cao su tăng nhanh trong 6 tháng cuối năm còn do mức tiêu thụ cao su của thị trường Trung Quốc tăng mạnh do sự cải thiện chính sách kích cầu thị trường ô-tô nội địa của thị trường này. Đồng thời, giá dầu thô tăng vào 2 quý cuối năm 2009 khi nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi đã nâng đỡ giá cao su thiên nhiên và lượng tiêu thụ gia tăng. Thực tế là thị trường xuất khẩu thu hẹp song số lượng DN Việt Nam tham gia xuất khẩu cao su lại tăng rất mạnh. Nhiều thị trường giảm khối lượng cao su nhập khẩu song vẫn duy trì các ngành công nghiệp tiêu thụ cao su dù với số lượng thấp. Cụ thể là năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu cao su sang 71 nước, không sụt giảm nhiều so với 2008 (73 nước) và số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cao su tăng gấp đôi so với năm trước (năm 2008 có khoảng 230 DN) nhưng phần lớn quy mô xuất khẩu thấp. Nhờ vậy, lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam đã tăng so với năm 2008, kim ngạch xuất khẩu tuy giảm so với năm 2008 nhưng vẫn đạt 1,2 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra hồi đầu năm (1,1 tỷ USD) đây là kết quả rất đáng ghi nhận. Hiện có tới 70% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào thị trường Trung Quốc, điều này có thể tiềm ẩn những bất ổn khi thị trường nhập khẩu xảy ra biến động cũng như việc các nhà nhập khẩu sẽ có lý do để ép giá bởi có quá nhiều doanh nghiệp cùng tập trung vào một thị trường.
Trong bối cảnh nhu cầu cao su của nhiều thị trường sụt giảm do ảnh hưởng của suy thoái ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Tìm hiểu bản chất của thuế giá trị gia tăng, đánh giá tình hình thực hiện ở Việt Nam trong năm vừa qua và đề xuất biện pháp xử lý thuế Luận văn Kinh tế 0
H Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty điện lực I - Chương I: Khái niệm chung về hệ thống điện và lưới điện Luận văn Kinh tế 0
A Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty điện lực I - Chương III: Ứng dụng dsm điều hoà đồ thị phụ tải để giảm tổn thất điện năng Luận văn Kinh tế 0
W Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty điện lực I - Chương II: Hiện trạng công tác chống tổn thất ở công ty điện lực i Luận văn Kinh tế 0
M Bìa Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty điện lực I Luận văn Kinh tế 0
W Tìm hiểu cơ sở thực tập đặc điểm tình hình của công ty gốm xây dựng Xuân Hoà Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu về Ngân sách nhà nước và công tác quản lý NSNN. Liên hệ với tình hình thực tiễn ở Việt Nam và thành phố Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu tình hình suy thận trong hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em tại khoa nhi - bệnh viện trung ương huế Y dược 0
D Tìm hiểu tình hình phụ gia trong nước giải khát Nông Lâm Thủy sản 0
K Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ Văn học dân gian 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top