de0kh0cvjtraj_kh0cvjaj
New Member
Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu về nền văn minh phương Đông cổ đại
Phương Đông bước vào xã hội chiếm hữu nô lệ - xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại - tương đối sớm. Điều này cũng dễ hiểu. Như trên đã nói, nông nghiệp ở phương Đông ra đời sớm và giữ vai trò chủ đạo. Khi nông nghiệp phát triển thì tổ chức xã hội cũng phát triển, dẫn đến việc xã hội sớm phân hoá thành giai cấp và hệ quả là nhà nước sớm ra đời. Thời gian xuất hiện nhà nước phương Đông cổ đại sớm nhất (dưới hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ) là vào khoảng thế kỉ thứ IV TCN. Dĩ nhiên các nhà nước chiếm hữu nô lệ không ra đời cùng một lúc và cũng không chấm dứt cùng một lúc. Ra đời sớm nhất là nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập và Lưỡng Hà (thế kỉ thứ IV TCN), sau đó mới đến các nhà nước ở khu vực sông Ấn, sông Hằng và Hoàng Hà, Dương Tử (thế kỉ thứ III TCN). Về sự “lụi tàn” của các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông cũng tương tự. Nếu như đế quốc Ba Tư ở vùng Trung Cận Đông sụp đổ ngay từ thế kỉ thứ IV TCN thì nhà nước cổ đại Ấn Độ còn kéo dài mãi đến tận những thế kỉ đầu công nguyên.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-de_tai_tim_hieu_ve_nen_van_minh_phuong_dong_co_dai.eWo3viATjg.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56984/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ng Hồng, sông Mã.Như vậy, những trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại, mặc dù thời gian xuất hiện có khác nhau nhưng cùng có chung đặc điểm vô cùng quan trọng, đó là hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
2.Văn minh cổ đại phương Đông được hình thành trên nền nông nghiệp lúa nước Với những điều kiện vô cùng thuận lợi, đó là: thuỷ lượng cao, khí hậu ấm áp, đất đai màu mỡ, dễ canh tác. Cho nên, ngay từ rất sớm, cư dân phương Đông đã bước vào nền văn minh nông nghiệp, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp lúa nước. Nền kinh tế phương Đông mang nặng tính chất tự nhiên, nông nghiệp chủ đạo. Do đặc điểm của tự nhiên ở vùng sông nước, cho nên có rất nhiều đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu, có nguồn nước dồi dào do các con sông lớn cung cấp...Do đó, nền kinh tế phương Đông có những đặc thù riêng, kinh tế tự nhiên chiếm địa vị thống trị. Hoạt động kinh tế chủ đạo là nông nghiệp, qui mô sản xuất nhỏ, gắn liền với công tác thủy lợi. Vì nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của phương Đông nên tư liệu sản xuất chính là ruộng đất. Không chỉ trong thời kỳ cổ đại mà trong suốt chiều dài lịch sử của các quốc gia phương Đông, vấn đề ruộng đất luôn là một vấn đề hết sức quan trọng. Kinh tế công thương ở phương Đông có phát triển nhưng rất yếu ớt, chỉ là một hoạt động kinh tế phụ hay kinh tế thứ yếu trong các gia đình nông dân. Sự phân công chuyên môn hóa giữa các ngành chưa diễn ra một cách sâu sắc, vì năng suất lao động thấp kém, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, công cụ lao động thô sơ. Những sản phẩm của nền kinh tế phương Đông thì rất đơn điệu, chủ yếu là nông sản, lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết khác.
Bên cạnh nông nghiệp và luôn luôn đi cùng với nông nghiệp, cư dân phương Đông còn thể hiện trình độ văn minh của mình thông qua công cuộc chinh phục tự nhiên, đặc biệt là trong công tác trị thủy và làm thủy lợi. Điều kiện tự nhiên của phương Đông vô cùng thuận lợi đối với nền kinh tế nông nghiệp nhưng nó cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức. Vì vậy, để có được cuộc sống ổn định lâu dài, cư dân phương Đông trong quan hệ ứng xử với thiên nhiên, phương Đông không chỉ nghiêng về hoà đồng, thuận tự nhiên mà họ còn tìm cách từng bước chinh phục tự nhiên để phục cho cuộc sống của mình.
Một trong những điều kiện thuận lợi khác của phương Đông chính là việc cư dân phương Đông đã sớm bước vào thời đại kim khí, tức là có sự xuất hiện của những công cụ lao động bằng kim khí như đồng đỏ, đồng thau và sắt. Sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim khí đã làm biến đổi to lớn xã hội loài người. Ngay từ thiên niên kỷ IV TCN, con người đã biết phát minh ra và sử dụng công cụ bằng đồng, đầu tiên là đồng đỏ. Vào khoảng 5500 năm trước đây, cư dân Tây Á và Ai Cập đã biết sử dụng đồng đỏ. Đến khoảng 4000 năm trước đây thì nhiều cư dân trên trái đất đã biết dùng đồng thau. Từ đồng thau, người ta đã biết chế tạo ra nhiều loại công cụ như: lưỡi cày, lưỡi cuốc, rìu, dao...Đến khoảng cuối thiên niên kỷ II, đầu thiên niên kỉ I TCN, con người đã biết chế tạo ra công cụ lao động bằng sắt-một thứ kim loại cứng và sắc hơn đồng rất nhiều. “Sắt cho phép người ta có thể trồng trọt trên những diện tích rộng lớn hơn, có thể khai hoang những miền rừng rú rộng lớn hơn; sắt khiến cho người thợ thủ công có được một công cụ cứng và sắc mà không có một loại đá nào hay một loại kim khí quen thuộc nào có thể đương đầu với nó được”. Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, trong suốt thời kỳ đồ đá, cuộc sống của con người từ chỗ sống bấp bênh, đến chỗ tìm kiếm thức ăn để nuôi sống mình và lúc này, vào buổi đầu của thời đại kim khí, sản phẩm họ làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa thường xuyên.
Với Ai Cập, ngay từ thời kỳ sơ khai, nền nông nghiệp đã bắt đầu xuất hiện với công cụ sản xuất đều làm bằng đá, bằng gỗ, phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu; người ta chỉ biết xới đất lên rồi gieo hạt giống. Tuy vậy, nhờ đất đai màu mỡ nên đã được thu hoạch một cách đều đặng. Theo các văn tự cổ, thời Cổ vương quốc đã có những loại lúa mì đặc biệt ở Thượng và Hạ Ai Cập; nghề trồng nho, trồng cây ăn quả và trồng cây gai cũng được nói đến trong các văn tự cổ. Sang đến thời kỳ Tân vương quốc, nền kinh tế Ai Cập chủ yếu vẫn dựa trên sự phát triển của kinh tế nông nghiệp tưới tiêu. Ở thời kỳ này, nền nông nghiệp đã có bước phát triển mới. Bước tiến đó thể hiện trước hết trong kỹ thuật canh tác. Công cụ bằng đồng thau được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, người ta biết dừng loại cày cán đứng có lỗ cầm và biết dùng vồ để đập đất.
Từ thời Cổ vương quốc, người Ai Cập đã biết chú trọng đến công tác thủy lợi và đã tiến hành xây dựng nhiều công trình thủy lợi có quy mô to lớn. Herodote cũng nói rằng vùng châu thổ sông Nil chằng chịt những kênh đào. Nhà nước còn đặt ra chức nông quan có nhiệm vụ trông nom các công trình thủy lợi. Ở thời kỳ Trung vương quốc, các Pharaon đã hiểu một cách sâu sắc tác dụng của các công trình thủy lợi và tầm quan trọng của việc quan sát mực nước sông Nil đối với sản xuất nông nghiệp. Vì thế, chính quyền nhà nước rất quan tâm đến công tác thủy lợi. Có quy mô to lớn nhất trong thời kỳ này là công trình sửa chữa hồ Phayum thành một bể chứa nước nhân tạo rộng lớn. Đến thời vương triều XII, người ta đã đào một con kênh dẫn nước nối từ hồ tới sông Nil dài 19 km. Sang thời Tân vương quốc, nhà nước đã cử quan Vizir lãnh đạo mọi công việc sản xuất nông nghiệp cũng như công tác thủy lợi trong cả nước.
Với Lưỡng Hà, ngay từ đầu, nền kinh tế nông nghiệp cũng khá phát triển. Do được phù sa bù đắp từ hai con sông Tigris và Euphrates, đất đai ở khu vực này rất màu mỡ, dày đặt thích hợp cho việc gieo trồng lúa mạch lúa mì. Vì khí hậu Lưỡng Hà nóng và khô nên lượng mưa hằng năm không đáng kể; do vậy nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên những vùng đất đã được nước sông tưới tiêu tự nhiên hay bằng sức lao động của con người. Từ xa xưa, cư dân Lưỡng Hà đã biết chăm lo đến công tác thủy lợi, đào kênh máng để tưới tiêu cho đồng ruộng. Dưới thời thống trị của vương triều III Ur, kinh tế nông nghiệp đã được phục hưng và phát triển mạnh mẽ. Công tác thủy lợi được phục hồi, sửa chữa và đào đắp thêm. Cư dân Lưỡng Hà thời kỳ này đã biết dùng gầu, guồng đơn giản để đưa nước lên cao. Việc sử dụng sức kéo của bò, ngựa cũng được phổ biến rộng rãi, diện tích canh tác được mở rộng, sản phẩm nông nghiệp phong phú. Bên cạnh ngũ cốc, chà là, người Lưỡng Hà cũng bắt đầu biết trồng và và sử dụng nho. Sang thời kỳ trị vì của vua Hammurabi, với sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim khí như đồng và sắt, điều này đã thúc đẩy cho nền kinh tế nông nghiệ...