icy_girl9x
New Member
Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả nong van hai lá bằng bóng qua da ở bệnh nhân hẹp hai lá có phối hợp với hở van động mạch chủ
- Doppler liên tục : Đầu dò có 2 tinh thể áp điện, một để phát một để thu sóng phản hồi âm. Doppler liên tục ghi được dòng chảy có vận tốc thấp hay cao mà không bị hiện tượng Asialing. Nhưng chỉ ghi được vận tốc trung bình của nhiều vận tốc khác nhau trong dòng chảy(vận tốc giữa dòng cao hơn vận tốc ở phần ngoài của dòng máu)
- Doppler màu: Là Doppler xung mà vận tốc và chiều di chuyển của dòng máu được thể hiện bằng màu sắc khác nhau với độ đậm nhạt khác nhau. Theo qui ước dòng chảy hướng về đầu dò là màu đỏ, dòng chảy đi xa đầu dò là màu xanh. Hiện tượng Asialing được biểu thị bằng khảm màu xanh tím, vàng lẫn lộn (gặp trong các bệnh hở van tim, hẹp van tim, tăng cung lượng tim)
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-23-de_tai_tim_hieu_mot_so_yeu_to_anh_huong_toi_ket_qu.Kuyt4Hrx4V.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-64337/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
khi suy tim nặng,kèm theo hẹp chủ làm giảm dòng máu qua van. Tiếng rung tâm trương còn có thể gặp trong một số trường hợp khác như HoC, tăng cung lượng qua van hai lá…+ Tiếng T1 đanh khá quan trọng trong HHL. Tiếng T1 có thể mềm hơn khi van vôi hoá nhiều hay giảm sự di động của lá van.
+ Tiếng thổi tiền tâm thu cũng thường gặp nhất lá khi bảo bệnh nhân gắng sức hay dùng một ít khí amyl nitrate. Tiếng thổi này sẽ không có khi bệnh nhân bị rung nhĩ.
+ Nghe ở đáy tim có thể thấy tiếng T2 mạnh và tách đôi, biểu hiện của tăng áp động mạch phổi.
* Thực tế lâm sàng có nhiều trường hợp HHL không điển hình: không nghe được tiếng rung tâm trương, clăc mở van hai lá hay tiếng T1 đanh nhưng tổn thương giải phẫu bệnh của van hai lá lại rất nặng và van vôi hoá nhiều hơn so với các trương hợp HHL đIển hình [ 19]
1.4.1.4- Thăm khám thực thể HoC:
* Các dấu hiệu ở tim:
+ Dấu hiệu mỏm tim chạm dội của Bard:sờ thấy mỏm tim đập mạnh và lan trên một diện rộng.
+ Tiếng thổi tâm trương âm sắc êm dịu, nhẹ như hít vào,nghe rõ nhất ở ổ erb-Botkin lan dọc xuống theo bở trái xương ức có khi tới tận mỏm tim.
+ Một số dấu hiệu không hằng định khác:
- Tiếng thổi tâm thu nhẹ ở ổ van động mạch chủ, gọi là tiếng thổi tâm thu “ đi kèm” do tăng thể tích tống máu qua van động mạch chủ trong thì tâm thu.
- Tiếng clic “click” mở van xích ma, nghe gọn ở đầu thì tâm thu, vị trí ở mỏm hay trong mỏm, thường thấy trong những trường hợp HoC vừa và nhẹ.
- Tiếng rung Flint, nghe rõ ở mỏm, trong thì tiền tâm thu và nhiều khi nổi bật ở thì giữa tâm trương.
* Các dấu hiệu ở ngoại biên:
+ Mặt tái nhợt là một dấu hiệu kinh điển.
+ Động mạch nhẩy, rõ nhất ở vùng cổ làm cho đầu hơi lắc lư theo
nhịp tim (dấu hiệu Musset)
+ Mạch Corrigan.
+ Mạch mao mạch
+ Tiếng thổi kép của Duroier ở động mạch đùi
+ HA động mạch tối đa tăng và HA động mạch tối thiểu giảm, nên hiệu số HA cao. Đây là một triệu chứng rất quan trọng giúp cho ta hướng nhiều đến khả năng có HoC.
Trên lâm sàng bệnh nhân vừa có HoC vừa có HHL thì HHL có thể bị bỏ qua hay chẩn đoán sai. Tiếng T1 đanh là đặc điểm của HHL có thể không thể hiện trên bệnh nhân có HoC và ngược lại tiếng rung Flint trong HoC có thể bị bỏ qua bởi tiếng rung tâm trương của HHL. Và tuỳ vào mức độ HoC phối hợp với mức độ HHL trên mỗi bệnh nhân mà các dấu hiệu cơ năng và thực thể được thể hiện ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào tổn thương nào chiếm ưu thế hơn, phụ thuộc vào tác động ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai tổn thương.
1.4.2- Cận lâm sàng:
1.4.2.1- X quang tim phổi:
* Đối với HHL: - Trên phim thẳng ta thấy
+ Giai đoạn đầu của HHL có thể chưa thấy biến đổi nào quan trọng
+ Khi áp lực động mạch phổi tăng , bờ trái có hình 4 cung: cung động mạch chủ, cung động mạch phổi, cung tiểu nhĩ trái , cung thất trái. Một số trường hợp có thể nhìn thấy cả cung nhĩ trái dưới cung tiểu nhĩ trái.
+ Bờ phải sẽ nhìn thấy hình ảnh nhĩ trái tuỳ từng trường hợp vào từng giai đoạn của HHL. Giai đoạn đầu là hình ảnh song song với cung nhĩ tráivẫn ở bên trong cung nhĩ phải. Giai đoạn tiếp theo là hai cung này cắt nhau và sau cùng hình ảnh hai cung song song nhưng cung nhĩ trái ở ngoài cung nhĩ phải.
+ Phổi ứ huyết, có thể nhìn thấy hình ảnh các đường Kerley B
- Trên phim nghiêng có uống baryt cản quang thấy dấu hiệu nhĩ trái đè thực quản ở 1/3 dưới.
* Đối với HoC:
+ Cung động mạch chủ to.
+ Tâm thất trái( được thể hiện bằng cung dưới trái) giãn to, kéo dài ra và mỏm tim hạ thấp.
1.4.2.2- Điện tâm đồ:
* Đối với HHL: có thể thấy
+ Tăng gánh nhĩ trái, dày nhĩ trái-sóng p rộng( p hai lá)
+ Trục điện tim có thể chuyển sang phải.
+ Dày thất phải khi đã tăng áp lực động mạch phổi nhiều.
+ Rung nhĩ cũmg hay gặp.
* Đối với HoC: đa số các trường hợp ta có thể thấy dấu hiệu của tăng gánh tâm trương thất trái, đôi khi còn có thể gặp những hình ảnh của thiếu máu cục bộ dưới thượng tâm mạc.
* Trên bệnh nhân HHL phối hợp HoC ở giai đoạn nặng của cả hai tổn thương có thể thấy dấu hiệu tăng gánh cả hai thất.
1.4.2.3- Siêu âm:
Trong HHL và HoC siêu âm là thăm dò không xâm rất quan trọng và đáng tin cậy, nó giúp cho ta:
Chẩn đoán xác định HHL,HoC
Chẩn đoán mức độ HHL,mức độ HoC Chẩn đoán hình thái van hai lá, van động mạch chủ giúp chỉ định điều trị
Chẩn đoán được các thương tổn kèm theo…
Đánh giá được chức năng thất trái, mức độ tăng áp động mạch phổi.
* Siêu âm tim dùng để chỉ một nhóm các xét nghiệm sử dụng sóng siêu âm khảo sát tim và ghi lại các thông tin dưới dạng sóng như sóng phản hồi âm thanh. Chẩn đoán siêu âm là một bước tiến quan trọng trong bệnh lý tim mạch do độ tin cậy cao của chẩn đoán, đặc biệt do tính chất vô hại của kỹ thuật, giúp tiếp cận người bệnh ở nhiều tình trạng sức khoẻ và ở mọi lứa tuổi kể cả ở tuổi bào thai.
- Năm 1953 chẩn đoán siêu âm được thực hiện lần đầu tiên tại Thuỵ Điển do bác sỹ Edler cùng vơí kỹ sư Hertz trên bệnh nhân HHL. Đó là loại siêu âm 1 chiều (1D) ghi lại những hình ảnh tĩnh về van tim và cấu trúc các buồng tim.
- Những năm 70 của thế kỷ XX, Von Dama và đồng nghiệp đã sử dụng siêu âm chẩn đoán 2 chiều(2D) ghi lại hình ảnh động tương ứng với thời gian thực. Siêu âm 2D ghi được hình ảnh và vận động của các cấu trúc không phải chỉ trên trục thẳng của chùm tia mà còn là trên mặt phẳng tạo ra bởi chùm tia siêu âm quét ra tia từ đầu dò cơ học hay điện tử.
- Hiệu ứng Doppler được phát hiện từ giữa thế kỷ XIX(1842) bởi Christian Johann Doppler. Trong y học, năm 1956 Satomura lần đầu tiên mô tả cách sử dụng Doppler riêng rẽ khảo sát tốc độ dòng máu. Sau đó Lindein edler biểu thị được dòng chảy qua van hai lá. Năm 1965 Baker DW và Franklin DL cùng đồng nghiệp kết hợp được Doppler và sóng âm T- Mode và sau này là siêu âm 2D mở ra thời kỳ siêu âm Doppler trong thăm dò tim mạch. Năm 1970 Doppler màu ra đời cho phép khảo sát những dòng chảy những shunt bất thường trong tim nhạy hơn, nhanh hơn. Năm 1976 J. Holle tìm ra phương pháp đo chênh áp qua van hai lá dựa trên sự tăng tốc độ dòng chảy qua chỗ hẹp.
- Ngay sau siêu âm Doppler là sự ra đời của siêu âm thực quản do Hanrath và các cộng sự phổ biến rông rãi ở Đức, là một mốc quan trọng cho phép đánh giá giải phẫu của tim ở hầu như tất cả các bệnh nhân cũng như có thể đem phục vụ ngay tại phòng mổ. Những phát minh mới gần đây là việc gắn đầu dò siêu âm kỹ thuật số cho phép số hoá hình ảnh siêu âm để phân tích bán định lượng và định lượng cũng như phân tích đăc tính của các mô. Định dạng số hoá là cơ sở phát triển siêu âm gắng sức bao gồm các can thiệp bằng thuốc hay gắng sức. Siêu âm tim thai, siêu âm Doppler năng lượng, siêu âm 3D… cũng mới được thực hiện trong những năm gần đây cho ta hình ảnh chi tiết hơn về không gian.
* Những nguyên tắc vật lý cơ bản:
+ Tần số siêu âm của sóng âm : Âm thanh được truyền như một dạng sóng cơ học xuất phát từ vùng nén âm đến vùng loãng âm của vật truyền âm. Siêu âm là những sóng âm có tần số cao hơn tần...