Hamnet

New Member
Download Đề tài Tín dụng đầu tư phát triển: Thực trạng và giải pháp

Download Đề tài Tín dụng đầu tư phát triển: Thực trạng và giải pháp miễn phí





Mục lục
 
Mục lục hộp tra cứu . . .4
Danh mục bảng tra cứu .6
A.Lời nói đầu 7
Chương I. Những vấn đề lý thuyết về tín dụng đầu tư 8
1.1. Khái niệm 8
1.2. Bản chất 8
1.3. Các nguồn huy động vốn: 8
2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng đầu tư 11
2.1. Khái niệm tín dụng đầu tư 11
2.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư: 12
2.3. Tổ chức thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước 14
2.4. Huy động các nguồn vốn cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển 15
2.5. Đối tượng chủ yếu của hoạt động tín dụng đầu tư .16
2.6. Mục đích và vai trò
của tín dụng đầu tư đối với sự phát triển kinh tế xã hội .18
3. Quá trình phát triển của tín dụng đầu tư: 20
3.1.Vài nét chính về hoạt động tín dụng đầu tư của một số nước trên thế giới sau năm 1945 đến nay 21
3.2.Sự hình thành hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam .23
 
Chương II. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư 30
1. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam 30
1.1. Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư tại Tổng cục Đầu tư phát triển Việt Nam và quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia (Từ năm 1990-1999) 30
1.2.Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại quỹ Hỗ trợ đầu tư (DAF) từ năm 2000 đến năm 2006 32
1.3. Ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Sau năm 2006 cho tới nay) 37
2. Đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam 44
3.1. Kết quả đạt được 44
3.2. Những hạn chế: 46
3. Các nguyên nhân cho những tồn tại về hoạt động đầu tư tín dụng tại Việt Nam 52
3.1. Nguyên nhân từ chính sách và môi trường triển khai hoạt động đầu tư tín dụng phát triển 52
3.2. Nguyên nhân từ cơ quan tổ chức thực hiện (Ngân hàng phát triển Việt Nam) 54
3.3. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp: 55
Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tới năm 2020 56
1. Tầm nhìn của Đảng và Nhà nước trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Quốc gia: 56
1.1. Định hướng phát triển KT-XH của đất nước 56
1.2. Mục tiêu, yêu cầu phát triển tín dụng ĐTPT của Nhà nước 56
1.3. Định hướng phát triển tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTVN 58
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT đến năm 2020 59
3. Kiến nghị 67
3.1. Kiến nghị với Chính phủ 67
3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ngành, địa phương 68
KẾT LUẬN 69
 
Tài liệu tham khảo . .70
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Đ – TTg trên cơ sở tổ chức lại hệ thống QHTPT để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. NHPT có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của Pháp luật. NHPT kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ QHTPT, nhưng hoạt động chuyên nghiệp hơn, có quyền lợi và trách nhiệm cao hơn, thể hiện tốt hơn vai trò là công cụ chính sách của Chính Phủ trong hoạt động tín dụng ĐTPT Nhà nước.
Đây là ngân hàng đặc biệt của Chính phủ không nhận tiền gửi từ dân cư, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
*Ưu điểm:
-Hoạt động dưới hình thức ngân hàng nên kiêm thêm nhiều nhiệm vụ hơn, chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng.
-Phù hợp với những cam kết với WTO.
-Quy mô hoạt động lớn hơn
Hạn chế của VDB vẫn bộc lộ trong các giai đoạn hoạt động của chính tổ chức này và Chính phủ vẫn đang hết sức nỗ lực để hoàn thiện thể chế này.
Hộp 5 :Thành lập và hoạt động của các quỹ HTPT tại địa phương trên cả nước.
Hiện nay trên địa bàn cả nước, VDB có 2 hội sở chính và 21 đơn vị (Sở giao dịch, Chi nhánh khu vực, Chi nhánh tỉnh, thành phố). Song trong những năm gần đây, tại 1 số địa phương, ngoài các chi nhánh giao dịch của VDB, địa phương còn thành lập các Quỹ hỗ trợ phát triển địa phương đặt dưới sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh. Ví dụ như Hà Nội có HANIF, Bình Dương có BDIF, Cần Thơ có CADIF…và gần đây nhất là Khánh Hòa với Quỹ đầu tư phát triển Khánh Hòa KDIF. Huy động vốn vay của quỹ được thực hiện chủ yếu qua 3 cách: - Thứ nhất, vay hợp vốn,vốn của quỹ đóng vai trò chủ đạo để kêu gọi vốn các ngân hàng địa phương. -Thứ 2, cho vay kết hợp với nguồn vốn của tín dụng đầu tư phát triển TW. -Thứ 3, cho vay độc lập.
Lý giải cho điều này, nhìn chung có thể nhận thấy một điều rằng các địa phương thành lập quỹ đầu tư phát triển này đều với mục tiêu chủ yếu là tập trung hơn nữa nguồn lực cho phát triển giao thông, cấp nước, y tế, giáo dục, nhà ở và khu Công nghiệp cho địa phương mình. Vì vậy việc tách khỏi các chi nhánh VDB thành lập quỹ đầu tư phát triển không hạn chế hoạt động của VDB, cũng không phải là một bước trở lại thành các quỹ hỗ trợ phát triển như giai đoạn 2000-2005 mà chỉ là cách chuyên môn hóa, đi vào chiều sâu hơn trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước. Mặc dù vậy,các quỹ HTPT địa phương này cũng có những nhược điểm nhất định như sau: Chưa có quy chế ở cấp quốc gia điều phối hoạt động của Quỹ(Kể cả kế toán và quản ký nhân sự). Nghị định về quỹ ĐTPT địa phương mới ở dạng dự thảo. Tùy ở từng tỉnh thì các quỹ này kết hợp chế độ kế toán, quản lý tài chính, nhân sự của quỹ HTPT, DN Nhà nước và NHTMNN theo các cách khác nhau.
Qua các giai đoạn trên cho thấy tín dụng ĐTPT Nhà nước đã có những sự thay đổi đáng kể cả về chính sách và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên phải đến giai đoạn từ năm 2000 đến nay mới có một hệ thống cơ chế quản lý thống nhất đối với hoạt động tín dụng ĐTPT, khắc phục được những hạn chế của cơ chế cũ trong hơn 10 năm trước theo hướng giảm bao cấp, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan cho vay. Vì thế nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng ĐTPT trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay là cần thiết để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động này cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Chương II. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư
1. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam
1.1. Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư tại Tổng cục Đầu tư phát triển Việt Nam và quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia (Từ năm 1990-1999)
Đây là những năm ghi nhận sự ra đời và hoạt động của “Tổng cục đầu tư phát triển ” và sau đó có thêm “Quỹ hỗ trợ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia” (1995), tín dụng đầu tư phát triển được thực hiện theo kế hoạch chỉ định với lãi suất ưu đãi bằng nguồn ngân sách chuyển hàng năm. Tổ chức cho vay không có sự độc lập và tự chủ về tài chính cũng như quyết định tài trợ dự án. Kế hoạch trả nợ dựa trên đặc điểm của dự án, việc thẩm định tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án còn rất sơ khai, hầu như chỉ dừng lại ở tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thủ tục do việc cho vay dựa trên kế hoạch chỉ định hàng năm, sự khác biệt so với trước đó chỉ thể hiện ở việc cho vay có tính lãi suất, có thu hồi vốn.
Bảng 2: TỶ TRỌNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1996-2000 PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị: %
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
100
100
100
100
100
100
I.Vốn Nhà nước
38,3
45,2
48,1
54,0
62,1
61,9
1. Vốn Ngân sách Nhà nước
19,9
20,8
21,3
22,9
26,0
23,2
-Trung ương
11,5
11,3
10,2
10,4
12,1
10,8
-Địa phương
8,4
9,5
11,1
12,5
13,9
12,4
2.Vốn tín dụng ưu đãi
4,5
10,4
13,1
10,4
18,1
20,5
3.Vốn của DNNN
13,9
14,0
13,7
20,7
18,1
18,2
II.Vốn của khu vực tư nhân
29,4
26,2
20,6
21,0
20,0
19,5
III.Vốn đầu tư trực tiếp Nhà nước
32,3
28,6
31,3
25,0
18,0
18,6
Trong vòng 5 năm từ 1995 đến 2000, vốn tín dụng ưu đãi tăng nhanh và chiếm tỷ trọng rất lớn. Nếu như năm 1995 nguồn vốn này mới chiếm 4,5% thì năm 2001 chiếm tới 20,5% bằng 1/3 vốn của khu vực Nhà nước và lớn hơn vốn của khu vực kinh tế tư nhân trong nước.
Hộp 6:Trích “Báo cáo phát triển VN-2006”-Trang 125. Nội dung:”Sự hỗ trợ của Nhà nước có tác động như thế nào?”
“…Về sự trợ giúp của chính phủ, nghiên cứu cho thấy tác động của chính phủ thực sự là một yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn thì thấy có sự khác biệt quan trọng theo thời gian.
Tác động của chính phủ có liên quan tích cực đến sự tăng trưởng của DN ở giai đoạn 1990-đến trước năm 2000 hơn là giai đoạn năm 2002 (Trong cuộc điều tra với DN trong các năm này.)…”
1.2.Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ Hỗ trợ đầu tư (DAF) từ năm 2000 đến năm 2006
Trong hơn 6 năm qua (Giai đoạn 2000-2005), không kể số thu hồi nợ vay đưa vào vay mới, quỹ HTPT đã huy động thêm tổng số vốn gần 75.000 tỷ đồng, bằng 6,7 % tổng vốn đầu tư trong nước của toàn xã hội, tương đương 5,6% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn này. Tính chung số vốn giải ngân tăng trưởng bình quân 21,2%/năm, trong đó giải ngân từ nguồn thu hồi nợ vay chiếm trung bình 19%. Đặc biệt riêng giai đoạn 2002-2004, số vốn được giải ngân hàng năm tăng bình quân 50%/năm, số huy động mới tăng bình quân 45%/năm.
- Quỹ HTPT đã cho vay vốn trong nước để đầu tư trên 8000 dự án (Trong đó có 90 dự án nhóm A), với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký đạt gần 83.000 tỷ đồng, đã giải ngân trên 56.000 tỷ đồng, dư...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại quỹ tín dụng nhân dân trung ương Thanh Hóa Luận văn Kinh tế 0
W Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại ngân hàng phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Luận văn Kinh tế 0
C Nâng cao hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam Hà Thành Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thành Đô Luận văn Kinh tế 0
W Quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh Thành Đô – Ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Thành Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc An Giang Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top