Download Tiểu luận Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên miễn phí
MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC HỘP vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Lí luận về sản xuất nông nghiệp 4
2.1.2 Lí luận về đầu vào 5
2.1.3 Lí luận về cung ứng 7
2.1.4 Các nguồn cung ứng đầu vào trong nông nghiệp và chức năng của từng nguồn 8
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình cung ứng đầu vào 14
2.2 Cơ sở thực tiễn 16
2.2.1 Tình hình cung ứng đầu vào ở một số nước trên thế giới. 16
2.2.2 Tình hình cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghịêp ở Việt Nam 19
PHẦN III : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 21
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu 32
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 32
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 32
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 33
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 34
PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Thực trạng sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên qua 3 năm (2006- 2008) 35
4.1.1 Tình hình sản xuất trồng trọt của các hộ nông dân trên địa bàn 35
4.1.2 Nhu cầu đầu vào phục vụ cho sản xuất trồng trọt của các hộ nông dân 41
4.2 Tình hình hoạt động của các nguồn cung ứng đầu vào trên địa bàn huyện Phổ Yên – Thái Nguyên 51
4.2.1 Hoạt động cung ứng đầu vào của phòng nông nghiệp huyện Phổ Yên 53
4.2.2 Hoạt động cho vay vốn của hệ thống các Ngân hàng 57
4.2.3 Hoạt động cung ứng đầu vào của các đoàn, hội 62
4.2.4 Hoạt động cung ứng đầu vào của hệ thồng đại lý bán buôn, bán lẻ vật tư nông nghiệp 69
4.2.5 Hoạt động cung ứng đầu vào của các Doanh nghiệp có quan hệ trên địa bàn 71
4.3 Đánh giá của người dân về các nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên 74
4.3.1 Mức độ tiếp cận với các nguồn cung ứng đầu vào của người dân 74
4.3.2 Đánh giá của người dân về hệ thống cung cấp vật tư nông nghiệp 75
4.3.2 Đánh giá của người dân về Hội nông dân 76
4.3.3 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 78
4.3.4 Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn 79
4.3.5 Ngân hàng chính sách xã hội 81
4.3.6 Hội phụ nữ 82
4.3.7 Các doanh nghiệp, công ty phục vụ sản xuất nông nghiệp 82
4.4 Một số định hướng giải pháp nhằm nâng cao khả năng cung ứng đầu vào phát triển sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên 84
4.4.1 Định hướng 84
4.4.2 Một số giải pháp 85
PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
5.1 Kết luận 89
5.2 Kiến nghị 90
5.2.1 Đối với Nhà nước 90
5.2.2 Đối với địa phương 90
5.2.3 Đối với người dân 91
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đầu vào là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, cả trong nông nghiệp, công nghiệp cũng như các hoạt động dịch vụ. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, nông dân cần nhiều các yếu tố như vốn, lao động, kỹ thuật, vật tư,… để phục vụ sản xuất do nông nghiệp mang tính thời vụ và tính rủi ro cao, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết khí hậu. Bên cạnh đó, nông dân thường là những người có trình độ học vấn thấp, ít được tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, tiếp cận với thông tin thị trường kém, bảo thủ, ngại đổi mới trong cách làm ăn. Với nguồn vốn hạn chế người dân không đủ lực để cải tiến những cách sản xuất truyền thống của mình. Do vậy việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho nông dân một cách đầy đủ, hợp lý và kịp thời vụ là rất cần thiết.
Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ, vật tư nông nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, thường phân phối qua nhiều khâu trung gian khi đến tay người dân thì giá quá cao và nhiều khi không đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân. Nhất là đối với các doanh nghiệp tham gia cung ứng phân bón, việc cung ứng sản phẩm còn chưa có một mô hình kinh tế rõ rệt mạnh ai nấy làm, cung ứng manh mún, tản mạn. Kể cả các doanh nghiệp nông nghiệp được hỗ trợ đầu vào có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng cũng chưa tổ chức được hệ thống cung ứng phân bón hoàn thiện, đảm bảo giá bán đến người dân và mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó các tổ chức, đoàn thể quần chúng ở cơ sở là những trung gian hoạt động rất hiệu quả nhưng chưa được sử dụng một cách tích cực và chưa phát huy được hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình.
Do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ vật tư trong lĩnh vực nông nghiệp và những người sản xuất nông nghiệp gặp gỡ và trao đổi với nhau tạo thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các chính sách hỗ trợ bóp méo giá thương mại bị cắt giảm thì vấn đề này càng trở nên bức thiết. Làm thế nào để đảm bảo được nguồn cung ứng đầu vào vững chắc cho sản xuất nông nghiệp, dung hoà hợp lý giữa giá bán các sản phẩm sản xuất trong nước với giá nhập khẩu, đảm bảo lợi ích cộng đồng trong dây chuyền cung ứng giữa người sản xuất, người nhập khẩu và người dân? Đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhưng đến nay vẫn chưa có những giải pháp cụ thể và thiết thực cho vấn đề này.
Phổ Yên là một huyện trung du miền núi, nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên. Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội huyện còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là hoạt động sản xuất trồng trọt. Trình độ dân trí chưa cao, các thông tin thị trường còn xa lạ với nông dân, dịch vụ và các ngành kinh doanh phục vụ nông nghiệp ít phát triển, nguồn vốn đầu tư còn ít. Đặc biệt nông dân còn nhiều hạn chế trong vấn đề tiếp cận các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Do vậy chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao khả năng cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt trên địa bàn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu vào và cung ứng đầu vào trong hoạt động sản xuất trồng trọt.
- Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên.
- Tìm hiểu những nhận xét, đánh giá của người dân về các nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt cho nông dân trên địa bàn.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các hộ nông dân hoạt động sản xuất trồng trọt và các nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt trên địa bàn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: các nguồn cung ứng đầu vào chủ yếu phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên và đánh giá của nông dân về các nguồn cung ứng đó.
+ Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên
+ Phạm vi thời gian: thời gian thu thập số liệu trong vòng 3 năm từ năm 2006- 2008. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ ngày 8/1/2009 đến ngày 10/5/2009.
PHẦN II : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lí luận về sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc. Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trongcác thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.
Có hai loại nông nghiệp chính:
• Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
• Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hay trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị thường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi.
2.1.2 Lí luận về đầu vào
a. Khái niệm về đầu vào
Đầu vào là các chi phí về lao động, vật tư, tiền vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. (Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2005).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: