Torn

New Member

Download miễn phí Đề tài Tình hình hoạt động và vai trò đIều tiết vĩ mô nền kinh tế của ngân sách nhà nước Việt Nam





Với việc ban hành và triển khai thực hiện hai Luật thuế mới là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, cho đến năm 2001, việc triển khai thực hiện hệ thống chính sách thuế trong cải cách bước II tiếp tục đạt dược những kết quả tích cực. Số thu NSNN từ thuế, phí và lệ phí tiếp tục tăng qua các năm và chiếm phần chủ yếu trong NSNN. Số thu thuế năm 2000 bằng 10 lần số thu năm 1990; số thu thuế năm 2001 tăng hơn 10% so với năm 2000. Giá cả thị trường tiếp tục ổn định, kinh tế có bước tăng trưởng khá, đời sống người dân trong nước được nâng cao hơn trước, thiên tai xảy ra cũng được khắc phục kịp thời và có hiệu quả, tình hình quốc phòng an ninh luôn được ổn định



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ra chi Ngân sách còn có thể phân loại thành chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ.
b-Tác động vĩ mô của chi NSNN:
Chi Ngân sách có tác động lớn đến việc thực hiện các mục tiêu của chính sách Ngân sách. Tuy nhiên mức độ tác động còn phụ thuộc vào sự đúng đắn của các quyết định đưa ra. Thông thường chi Ngân sách được đưa ra nhằm vào các mục tiêu như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội và ổn định kinh tế. Để thực hiện các mục tiêu đó, Nhà nước thường sử dụng các biểu số như cấp phát cho đầu tư, trợ cấp, chi mua hàng hoá và dịch vụ công cộng. Tuỳ vào mục tiêu cụ thể và tình hình kinh tế xã hội mà có thể thay đổi tổng chi.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả các Nhà nước hiện đại. Để đạt được sự phát triển thì Chính phủ phải hoạch định được chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp và cần có vốn đầu tư của Nhà nước. Chi đầu tư của Chính phủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vì nó tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân, hay nói cách khác là đầu tư của Chính phủ tạo ra sự khởi động ban đầu, kích thích quá trình vận động vốn để hướng tới sự tăng trưởng. Đối tượng đầu tư của Nhà nước thường là những công trình thuộc kết cấu hạ tầng, các ngành kinh tế mũi nhọn và những công trình kinh tế mà không thể dựa vào đầu tư tư nhân nhưng hoạt động của chúng lại cần thiết cho xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển là tiền đề cho sự phát triển kinh tế nói chung, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở mang đầu tư vào các ngành kinh tế và sự ra đời của các doanh nghiệp này sẽ kéo theo sự ra đời của các doanh nghiệp khác. Ngược lại một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Việc xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, thời gian dài và chúng thường không mang lại lợi nhuận trực tiếp mà hiệu quả của chúng thể hiện ở sự phát triển kinh tế nói chung. Các ngành công nghiệp non trẻ cũng cần có vốn đầu tư của nhà nước. Sự phát triển các ngành này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Chi đầu tư của Ngân sách không chỉ có đầu tư mới mà còn bao gồm cả đầu tư mở rộng và đầu tư theo chiều sâu các cơ sở hoạt động. Các biện pháp đầu tư theo chiều sâu có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển, hiệu quả của chúng thường lớn hơn hiệu quả của đầu tư theo chiều rộng vì nhu cầu vốn đầu tư nhỏ hơn, thời gian đầu tư ngắn hơn và thời gian thu hồi vốn cũng ngắn hơn. Tuy nhiên không phải tất cả các khoản đầu tư của Chính phủ đều góp phần cho sự nghiệp tăng trưởng. Vấn đề là ở chỗ phải biết lựa chọn đối tượng đầu tư cho đúng. Thực tế ở nhiều nước cho thấy tác hại của việc lựa chọn đối tượng đầu tư không phù hợp là rất lớn như vốn NSNN bị sử dụng lãng phí, các công trình xây dựng không mang lại hiệu quả kinh tế và tình trạng căng thẳng triền miên về cân đối Ngân sách. Những hậu quả đó lại có tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Chính sách chi cũng có tác động nhất định đến việc thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế. Trong trường hợp chi vượt thu quá nhiều sẽ dẫn đến lạm phát. Vì vậy để kìm hãm lạm phát phải khống chế tiêu dùng của Chính phủ, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nơi lạm phát thường ở mức cao trong khi các chi tiêu của Ngân sách rất lãng phí và kém hiệu quả. Trong những trường hợp bình thường, việc tiết kiệm chi tiêu dùng của Chính phủ góp phần làm tăng tiết kiệm và từ đó có thể mở rộng đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Như vậy ta thấy chi NSNN cho lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển, nó không chỉ tạo tiền đề cho sự phát triển mà còn khuyến khích, định lượng sự phát triển tác động vào việc tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý.
Một trong những mục tiêu của chính sách Ngân sách là thực hiện công bằng xã hội. Ta thấy chính sách thu có những tác động nhất định đến việc thực hiện mục tiêu đó nhưng những hạn chế của chính sách thu cho thấy rằng nếu nguồn Ngân sách nhằm thực hiện việc phân phối lại thì phải nhấn mạnh chính sách chi. Cơ chế thị trường tạo ra sự phân hoá lớn giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp trong xã hội. Để làm giảm khoảng cách đó, Nhà nước sử dụng hình thức trợ cấp từ NSNN. Các khoản trợ cấp đó có ý nghĩa lớn đối với các tầng lớp có thu nhập thấp, chúng làm tăng đáng kể thu nhập của họ. Trong những trường hợp đặc biệt, trợ cấp từ Ngân sách là nguồn thu nhập chính của một bộ phận dân cư. Các khoản trợ cấp cho giáo dục cơ sở, trợ cấp cho y tế có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao dân trí và bảo đảm sức khoẻ cho dân cư. Tất nhiên không phải tất cả các khoản chi đều nhằm vào mục tiêu thực hiện công bằng xã hội vì đó không phải là mục tiêu duy nhất của chính sách Ngân sách. Để tăng cường tác động của chính sách chi đối với việc giảm bớt bất công trong phân phối thu nhập phải lưu ý đặc biệt đến cơ cấu chi, tránh chi dàn trải, có tính chất bình quân.
Chi văn hoá xã hội bao gồm các khoản chi của Ngân sách cho các nhu cầu của xã hội về đào tạo, giáo dục, y tế, sức khoẻ, phúc lợi xã hội và trợ cấp xã hội. Quy mô chi của Ngân sách của lĩnh vực này phụ thuộc vào khả năng của Ngân sách và của chính sách xã hội. Chi văn hoá xã hội là khoản chi cần thiết không thể thiếu đối với xã hội vì nó liên quan trực tiếp đến việc nâng cao dân trí và đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân. tất cả các nước đều ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên đã và đang dành một bộ phận chi đáng kể cho lĩnh vực văn hoá xã hội, đặc biệt là chi cho giáo dục. Chi văn hoá xã hội còn là phương tiện để Nhà nước thực hiện quá trình phân phối lại thu nhập nhằm mục tiêu công bằng xã hội. Các khoản trợ cấp cho giáo dục phổ thông, cho các chương trình dinh dưỡng, trợ cấp xã hội là những khoản chi có vai trò đặc biệt trong việc chuyển giao thu nhập cho tầng lớp nhân dân có thu nhập thấp.
Chi quản lý hành chính là khoản chi không liên quan trực tiếp đến sản xuất nhưng rất cần thiết cho xã hội. Nó đảm bảo kinh phí hoạt động cho các cơ quan hành chính và các cơ quan chính quyền Nhà nước. Chi quản lý hành chính bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp cho các viên chức Nhà nước, chi mua sắm, bảo dưỡng trang thiết bị, đồ dùng làm việc, chi phí văn phòng, chi phí nghiệp vụ, trong đó chi mua sắm, bảo dưỡng trang thiết bị và chi lương là các khoản chi chủ yếu. Chi Ngân sách cho quản lý chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi Ngân sách song thường vẫn không đáp ứng nhu cầu chi do bộ máy quản lý hành chính thường rất cồng kềnh, kém hiệu quả, lương của viên chức Nhà nước thường bị khống chế ở mức thấp nên khó duy trì và khó thu hút được tầng lớp các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi để đảm bảo ho...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của Công ty Tài chính Bưu điện Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 200 Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích tình hình hoạt động & xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty may Nhà Bè Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT AG qua ba năm 2001-2003 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top