rabbits_rule_the_world
New Member
Download Chuyên đề Tình hình, thực trạng giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa miễn phí
MỤC LỤC
PHẦN I - GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ 3
PHẦN II - QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN 5
I. Khái quát chung về quá trình tìm hiểu thu thập thông tin. 5
II. Phương pháp thu thập thông tin và nguồn thu thập thông tin. 6
1. Phương pháp thu thập thông tin. 6
2. Nguồn thu thập thông tin. 6
3. Kết quả thu thập thông tin 7
3.1. Đặc điểm tình hình Vĩnh Phúc. 7
3.2. Khảo sát nguồn lực lao động tỉnh Vĩnh Phúc 7
PHẦN III - TÌNH HÌNH, THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 14
I. Quá trình triển khai xây dựng chương trình giải quyết việc làm 14
II. Kết quả các nội dung hoạt động của chương trình việc làm 15
1. Kết quả chung 15
2. Kết quả cụ thể 16
2.1. Giải quyết việc làm trong nông nghiệp nông thôn 16
2.2. Giải quyết việc làm trong Công nghiệp xây dựng 16
2.3. Giải quyết việc làm trong Thương mại du lịch – dịch vụ 17
2.4. Cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm 17
2.5. Công tác xuất khẩu lao động 17
2.6. Công tác đào tạo nghề 18
2.7. Tổ chức hội chợ việc làm 19
PHẦN IV - TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GQVL CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 20
I. Đánh giá chung 20
1. Những ưu điểm 20
2. Những hạn chế, nguyên nhân 21
II. Giải pháp 22
KẾT LUẬN 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
ì công việc đầu tiên là tiếp xúc với sổ sách, các báo cáo về tình hình lao động trong tỉnh. Việc tìm hiểu, nghiên cứu sổ sách đòi hỏi phải cẩn thận, xem xét hết mọi góc độ, mọi khía cạnh để đưa ra những nhận định, ý kiến xác đáng khách quan phù hợp với thực tế.Công việc tìm hiểu, nghiên cứu sổ sách, báo cáo bước đầu đã cho em được cái nhìn tương đối khách quan về tình hình lao động trong tỉnh. Tuy nhiên đó mới chỉ là cái khung cơ bản, còn thiếu những yếu tố thực tiễn để cho việc nhìn nhận đánh giá được toàn diện hơn. Để đạt được điêu này thì việc trực tiếp tham gia đi đến các khu công nghiệp, các trung tâm giới thiệu việc làm… là điều rất cần thiết.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho việc viết chuyên đề thực tập của mình thì việc tìm hiểu thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo, qua
internet… cũng được chú trọng đến.
Phương pháp thu thập thông tin và nguồn thu thập thông tin.
Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp thu thập thông tin là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Lựa chọn những phương pháp đúng đắn, khoa học, thích hợp với từng hoạt động cụ thể sẽ giúp cho những thông tin thu được có tính khách quan và hiệu quả. Ngược lại nếu sử dụng những phương pháp sai lầm sẽ dẫn đến việc những thông tin thu thập được không phản ánh đúng bản chất của sự việc mà chúng ta xem xét.
Trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, em đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong mỗi hoạt động thực tiễn của mình.
Các phương pháp được sử dụng như: Phương pháp thống kê tổng hợp và so sánh sử dụng khi xử lí số liệu trong sổ sách báo cáo. Ngoài ra phương pháp quan sát kết hợp với phân tích được sử dụng khi đi thực tế.
Nguồn thu thập thông tin.
Trong quá trình thực tập đã tạo cơ hội cho em tiếp xúc với rất nhiều nguồn nhưng để phục vụ cho việc viết chuyên đề em đã sử dụng những nguồn sau :
Các báo cáo về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm của Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Các báo cáo về thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo
Các hồ sơ tài liệu về nguồn lao động của tỉnh
Kết quả thu thập thông tin
Sau một thời gian làm việc với tinh thần nghiêm túc em đã thu được các kết quả sau:
Đặc điểm tình hình Vĩnh Phúc.
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở trung tâm của miền Bắc nước ta, phía Bắc giáp Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Nam giáp Hà Tây và thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp với Phú Thọ, phía Đông giáp với hai huyện ngoại thành của Hà Nội là Sóc Sơn và Đông Anh. Với dân số là 1.127.500 người chiếm 1,41 % tổng số dân cả nước (theo Niên giám thống kê năm 2004), trên diện tích 1371km2. Là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong những năm gần đây Vĩnh Phúc đã có những bước tiến nhảy vọt về kinh tế với tốc độ tăng trưởng là 12,46%.
Khảo sát nguồn lực lao động tỉnh Vĩnh Phúc
Về số lượng lao động
Tính đến ngày 31/12/2006, số lượng lao động của Vĩnh Phúc là 872.044 người, bằng 73,51% dân số toàn tỉnh (cao hơn nhiều so với tỷ lệ lao động trung bình trên tổng số dân trung bình cả nước). Trong đó, số người ngoài tuổi lao động vẫn tham gia lao động trong các ngành kinh tế quốc dân là 29.650 người (chiếm 3,4% lực lượng lao động của tỉnh). Trung bình mỗi năm nguồn lao động Vĩnh Phúc được bổ sung thêm hơn 20 ngàn người. Từ năm 2000 đến nay, trung bình lao động Vĩnh Phúc đã tăng thêm 75.850 lao động (bằng 11,28%).
Về cơ cấu lao động
Về cơ cấu tuổi
Tính đến năm 2006, lao động trong độ tuổi (nam từ 15-59 tuổi, nữ từ 15-54 tuổi) tham gia lao động là 739.999 người (chiếm 84,63% tổng số lao động toàn tỉnh). Chia ra khu vực thành thị có tổng số lao động là 84.341 người tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên, lao động trong độ tuổi là 79.093 người, chiếm 93,77%; lực lượng này tập trung chủ yếu tại các vùng nông thôn (chiếm 85% tổng số lao động của tỉnh) với tổng số 741.237 người, lao động trong độ tuổi là 623.046 người, chiếm 84,05%; chỉ tính riêng vùng dành đất phát triển công nghiệp dịch vụ và đô thị của tỉnh, Vĩnh Phúc có 47.450 người trong độ tuổi lao động chiếm 5,63% lực lượng lao động trong độ tuổi của tỉnh, trong đó:
Lao động có độ tuổi từ 15-17 có 4220 người, chiếm 8,9% ;
Lao động có độ tuổi từ 18-25 có 12760 người , chiếm 26,9%;
Lao động có độ tuổi từ 26-35 có 11060 người , chiếm 23,3%;
Lao động có độ tuổi từ 36-45 có 10100 người, chiếm 21,3%;
Lao động có độ tuổi từ 46 trở lên có 9310 người, chiếm 19,6%
Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
Năm
Cơ cấu lao động
1997
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1. Phân theo thành phần kinh tế
100
100
100
100
100
100
100
100
+ Kinh tế nhà nước
2,42
1,95
2,34
2,29
2,04
2,01
1,99
1,70
+ Kinh tế tập thể
73,65
39,12
38,92
21,01
19,87
19,74
19,69
19,48
+ Kinh tế cá thể
23,61
55,58
55,26
72,74
73,53
73,16
72,69
72,05
+ Kinh tế tư nhân
0,20
2,98
2,98
2,98
3,08
3,29
3,50
3,65
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
0,12
0,37
0,5
0,98
1,48
1,80
2,19
3,12
2. Phân theo ngành kinh tế
100
100
100
100
100
100
100
100
+ Nông lâm nghiệp, thủy sản
90,04
89,79
89,09
84,61
83,27
80,66
78,03
75,26
+ Công nghiệp xây dựng
6,16
6,56
6,56
8,97
9,87
9,97
10,06
11,02
+ Thương mại dịch vụ
3,8
3,65
3,65
6,42
6,86
9,37
11,91
13,72
(Bảng 1 : Cơ cấu lao động Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế)
Cơ cấu trình độ, chuyên môn kĩ thuật của nguồn lao động:
Trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, nhất là trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ đòi hỏi người lao động phải có tác phong công nghiệp, tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ trong lao động và sản xuất. Tính đến nay, cơ cấu trình độ, chuyên môn kĩ thuật của nguồn lao động tỉnh Vĩnh Phúc chia theo 3 khu vực chính (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ) được thể hiện như sau:
Nội dung
Trình độ
Tổng số
Chia ra
Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp, xây dựng
Thương mại, dịch vụ
Không có bằng cấp
610.080
459.146
67.231
83.703
Đã qua đào tạo nghề
144.940
109.082
15.972
19.886
Trung học chuyên nghiệp
65.294
49.140
7.196
8.958
Cao đẳng
20.718
15.592
2.283
2.843
Đại học trên đại học
31.012
23.340
3.416
4.255
Tổng số:
872.044
656.300
96.099
119.645
(Bảng 2 : Cơ cấu trình độ chuyên môn, kỹ thuật lao động Vĩnh Phúc năm 2006)
Về chất lượng lao động
Tầm vóc, thể lực của người lao động Vĩnh Phúc đang được cải thiện về chiều cao và cân nặng. Chiều cao trung bình của người lao động đã tăng từ 1,55m năm 1997 lên 1,58m năm 2000 và 1,66m năm 2005; cân nặng trung bình của người lao động cũng tăng tương ứng từ 48kg năm 1997 lên 49,5kg năm 2000 và 51,2kg năm 2005… Các nhân tố tác động trực tiếp tới thể lực người lao động cũng được cải thiện không ngừng. Công tác ...