Link tải luận văn miễn phí cho ae Li
1. Tính cấp thiết đề tài
“Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Là một người Việt Nam có lẽ không ai trong chúng ta không biết đến lời tuyên bố đó là lời mở đầu cho bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đọc trước toàn thể quốc dân đồng bào cả nước và tuyên bố nền độc lập của nước ta với toàn thế giới. Trong lời tuyên ngôn đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định các quyền cơ bản của con người trong đó có “quyền sống” là quyền không ai có thể xâm phạm được. Ngay cả nước Mỹ một quốc gia luôn tự coi minh là “xứ tự do” cũng thừa nhận quyền này trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1879. Trong Điều 3 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua 10/12/1948: “ Mọi người đều được sống, được tự do và đảm bảo an toàn cá nhân” và Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16/12/1966: “Mỗi người đều có quyền được sống . Quyền này được pháp luật bảo vệ. Không ai bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ ”. Nước ta hoàn toàn nhất trí về những tuyên bố trên. Bên cạnh đó, nước ta còn tham gia nhiều công ước quan trọng về quyền con người. Để làm được điều đó nhà nước ta đã đưa ra các biện pháp nhằm bảo về quyền sống, sức khỏe…thông qua việc xây dựng hệ thống pháp luật đặc biệt là luật hình sự, các ngành khoa học nghiên cứu về tội phạm như tội phạm học.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đời sống của nhân dân không những ổn định mà ngày một nâng cao do sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề dân số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung trong đó có tội phạm giết người. Do vậy, cùng với sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế thì nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đặt ra ngày càng bức thiết.
Tình hình tội phạm nói chung và tội phạm giết người giai đoạn hiện nay nói riêng ngày càng có diễn biến phức tạp. Ngày 31/7/1998, theo đề nghị của Bộ Nội Vụ này là Bộ Công An, Chính phủ đã thông qua các nghị quyết tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm nhằm phát huy trách nhiệm của các cấp các ngành, huy động sức mạnh của toàn xã hội…giải quyết các vấn đề trật tự, an ninh xã hội đặc biệt là tội giết người. Nếu xem xét dưới góc độ xã hội và Luật hình sự chúng ta sẽ thấy rõ hơn về vấn đề bảo vệ quyền sống của con người.
Dưới góc độ xã hội: Có thể nói con người vừa là động lực vừa là mục tiêu chính của sự phát triển. Con người đã sáng tạo ra xã hội và là giá trị xã hội cao quý nhất. bởi vậy việc xâm hại tính mạng con người gây ra những hậu qua rất nghiêm trọng không những đem lại những tâm lý tiêu cực cho xã hội mà đặc biệt là những thân nhân của nạn nhân gây những đau thương tang tóc, gia đình gánh chịu những nỗi đau về tinh thần…Không những vậy mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, e sợ trong quần chúng nhân dân
Dưới góc độ Luật Hình sự: Giết người không những tước đoạt trái phép quyền sống của con người mà còn mang lại những hệ quả tai hại cho xã hội. Ở nước ta tội phạm giết người nói chung ngày một gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm giết người có sự chuẩn bị trước, có tổ chức phạm mang lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vẫn tiếp tục xảy ra, gây nên sự bất bình, phẫn nộ trong quần chúng nhân dân trên địa bàn các tỉnh và trong cả nước. Nếu chú ý theo dõi về tình hình tội phạm trong thời gian gần đây phần nào thấy được tình hình tội phạm giết người có những chuyển biến phức tạp và ngày càng những hành vi “vô nhân tính” hay nói đúng hơn là hành vi của loài “dã thú”: như con giết cha, chồng giết vợ chặt xác thành nhiều khúc, bạn bè, người thân chỉ vì những mâu thuẫn rất nhỏ nhặt nhưng cũng có thể ra tay giết người. Đặc biệt, trong thời gian gần đây tội phạm giết người thân ngày càng gia tăng. Có thể nói rằng trên địa bàn các tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, trong những năm gần đây tình trạng sử dụng bạo lực diễn ra trầm trọng. Trong đó, có nhiều vụ án giết người xảy ra một cách tàn ác, dã man, hành vi giết người xảy ra chủ yếu là do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tội phạm giết người diễn ra với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng của con người. Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện cực kỳ nguy hiểm như súng, lựu đạn... gây ra cái chết của nhiều người một cách thương tâm. Bởi vậy, cần có những biện pháp nhằm ngăn chặn tới mức tối đa sự xảy ra của tui phạm lấy lại lòng tin trong quần chúng nhân dân, bỏa đảm sự bình yên cho cuộc sống nhân dân.
Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp, ngày 24/8/2005 “Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48/NQ/TW về chiến lược và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Do vậy, tìm ra giải pháp chiến lược để đấu tranh phòng chống tội phạm trên phạm vi cả nước cũng như ở địa phương là vô cùng cần thiết.
Để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người đạt được những kết quả. Nhiều vụ án giết người đã được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, đảm bảo được sự giáo dục, răn đe của pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Tình hình tội giết người ở nước ta từ năm 2003-2009” là rất cần thiết nhằm thấy được “bức tranh” toàn cảnh của tình hình tội phạm giết người trong một khoảng không gian thời gian nhất định từ đó có thể tìm ra những nguyên nhân của tình hình tội phạm, đoán xu hướng…Qua những nghiên cứu về tình hình tội phạm giết người và những nguyên nhân…có thể đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn. Từ đó, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người và tiến tới hạn chế, đẩy lùi loại tội phạm này trên địa bàn cả nước trong thời gian ngắn nhất.
2. Tình hình nghiên cứu
Tội giết người là tội có sức ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Là một đề tài có nội dung phong phú, diễn biến phức tập nên được các nhà khoa hoc trên thế giới quan từ rất lâu. Để nghiên cứu được sâu sắc hơn về vấn đề tình hình tội phạm giết người không chỉ dựa vào kết quả ngiên cứu của một ngành khoa học mà nó phải là kiến thức tổng hợp của đa ngành như: tội phạm học, luật hình sự, xã hội học, tâm lý học...Do đó, để thấy rõ hơn tình hình nghiên cứu của tình hình tội phạm giết người cần thấy được tình hình nghiên cứu chung của các ngành nghiên cứu về lĩnh vực này ở cả trong và ngoài nước.
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.
a. Trên các báo, tạp chí, tập san.
1. Trần Hữu Tráng: “Một số vấn đề về tình hình tội phạm ẩn ở Việt Nam”. Tạp chí luật học. Số 3/2000.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1. Tính cấp thiết đề tài
“Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Là một người Việt Nam có lẽ không ai trong chúng ta không biết đến lời tuyên bố đó là lời mở đầu cho bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đọc trước toàn thể quốc dân đồng bào cả nước và tuyên bố nền độc lập của nước ta với toàn thế giới. Trong lời tuyên ngôn đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định các quyền cơ bản của con người trong đó có “quyền sống” là quyền không ai có thể xâm phạm được. Ngay cả nước Mỹ một quốc gia luôn tự coi minh là “xứ tự do” cũng thừa nhận quyền này trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1879. Trong Điều 3 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua 10/12/1948: “ Mọi người đều được sống, được tự do và đảm bảo an toàn cá nhân” và Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16/12/1966: “Mỗi người đều có quyền được sống . Quyền này được pháp luật bảo vệ. Không ai bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ ”. Nước ta hoàn toàn nhất trí về những tuyên bố trên. Bên cạnh đó, nước ta còn tham gia nhiều công ước quan trọng về quyền con người. Để làm được điều đó nhà nước ta đã đưa ra các biện pháp nhằm bảo về quyền sống, sức khỏe…thông qua việc xây dựng hệ thống pháp luật đặc biệt là luật hình sự, các ngành khoa học nghiên cứu về tội phạm như tội phạm học.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đời sống của nhân dân không những ổn định mà ngày một nâng cao do sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề dân số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung trong đó có tội phạm giết người. Do vậy, cùng với sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế thì nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đặt ra ngày càng bức thiết.
Tình hình tội phạm nói chung và tội phạm giết người giai đoạn hiện nay nói riêng ngày càng có diễn biến phức tạp. Ngày 31/7/1998, theo đề nghị của Bộ Nội Vụ này là Bộ Công An, Chính phủ đã thông qua các nghị quyết tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm nhằm phát huy trách nhiệm của các cấp các ngành, huy động sức mạnh của toàn xã hội…giải quyết các vấn đề trật tự, an ninh xã hội đặc biệt là tội giết người. Nếu xem xét dưới góc độ xã hội và Luật hình sự chúng ta sẽ thấy rõ hơn về vấn đề bảo vệ quyền sống của con người.
Dưới góc độ xã hội: Có thể nói con người vừa là động lực vừa là mục tiêu chính của sự phát triển. Con người đã sáng tạo ra xã hội và là giá trị xã hội cao quý nhất. bởi vậy việc xâm hại tính mạng con người gây ra những hậu qua rất nghiêm trọng không những đem lại những tâm lý tiêu cực cho xã hội mà đặc biệt là những thân nhân của nạn nhân gây những đau thương tang tóc, gia đình gánh chịu những nỗi đau về tinh thần…Không những vậy mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, e sợ trong quần chúng nhân dân
Dưới góc độ Luật Hình sự: Giết người không những tước đoạt trái phép quyền sống của con người mà còn mang lại những hệ quả tai hại cho xã hội. Ở nước ta tội phạm giết người nói chung ngày một gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm giết người có sự chuẩn bị trước, có tổ chức phạm mang lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vẫn tiếp tục xảy ra, gây nên sự bất bình, phẫn nộ trong quần chúng nhân dân trên địa bàn các tỉnh và trong cả nước. Nếu chú ý theo dõi về tình hình tội phạm trong thời gian gần đây phần nào thấy được tình hình tội phạm giết người có những chuyển biến phức tạp và ngày càng những hành vi “vô nhân tính” hay nói đúng hơn là hành vi của loài “dã thú”: như con giết cha, chồng giết vợ chặt xác thành nhiều khúc, bạn bè, người thân chỉ vì những mâu thuẫn rất nhỏ nhặt nhưng cũng có thể ra tay giết người. Đặc biệt, trong thời gian gần đây tội phạm giết người thân ngày càng gia tăng. Có thể nói rằng trên địa bàn các tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, trong những năm gần đây tình trạng sử dụng bạo lực diễn ra trầm trọng. Trong đó, có nhiều vụ án giết người xảy ra một cách tàn ác, dã man, hành vi giết người xảy ra chủ yếu là do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tội phạm giết người diễn ra với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng của con người. Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện cực kỳ nguy hiểm như súng, lựu đạn... gây ra cái chết của nhiều người một cách thương tâm. Bởi vậy, cần có những biện pháp nhằm ngăn chặn tới mức tối đa sự xảy ra của tui phạm lấy lại lòng tin trong quần chúng nhân dân, bỏa đảm sự bình yên cho cuộc sống nhân dân.
Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp, ngày 24/8/2005 “Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48/NQ/TW về chiến lược và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Do vậy, tìm ra giải pháp chiến lược để đấu tranh phòng chống tội phạm trên phạm vi cả nước cũng như ở địa phương là vô cùng cần thiết.
Để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người đạt được những kết quả. Nhiều vụ án giết người đã được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, đảm bảo được sự giáo dục, răn đe của pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Tình hình tội giết người ở nước ta từ năm 2003-2009” là rất cần thiết nhằm thấy được “bức tranh” toàn cảnh của tình hình tội phạm giết người trong một khoảng không gian thời gian nhất định từ đó có thể tìm ra những nguyên nhân của tình hình tội phạm, đoán xu hướng…Qua những nghiên cứu về tình hình tội phạm giết người và những nguyên nhân…có thể đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn. Từ đó, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người và tiến tới hạn chế, đẩy lùi loại tội phạm này trên địa bàn cả nước trong thời gian ngắn nhất.
2. Tình hình nghiên cứu
Tội giết người là tội có sức ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Là một đề tài có nội dung phong phú, diễn biến phức tập nên được các nhà khoa hoc trên thế giới quan từ rất lâu. Để nghiên cứu được sâu sắc hơn về vấn đề tình hình tội phạm giết người không chỉ dựa vào kết quả ngiên cứu của một ngành khoa học mà nó phải là kiến thức tổng hợp của đa ngành như: tội phạm học, luật hình sự, xã hội học, tâm lý học...Do đó, để thấy rõ hơn tình hình nghiên cứu của tình hình tội phạm giết người cần thấy được tình hình nghiên cứu chung của các ngành nghiên cứu về lĩnh vực này ở cả trong và ngoài nước.
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.
a. Trên các báo, tạp chí, tập san.
1. Trần Hữu Tráng: “Một số vấn đề về tình hình tội phạm ẩn ở Việt Nam”. Tạp chí luật học. Số 3/2000.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links