Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Thiết kế bộ công tác máy ép cọc bấc thấm lắp trên máy xúc một gầu, đào ngược truyền động diesel – thuỷ lực

Kèm bản vẽ

MỤC LỤC
Mục Trang
Phần 1. GIỚI THIỆU CHUNG

Chương 1. Các phương pháp xử lý nền đất yếu.
1.1.Đặc điểm khí hậu và địa chất công trình của nền đất yếu ở VN 1
1.1.1. Đặc điểm khí hậu. 1
1.1.2. Đặc điểm địa chất của nền đất yếu. 2
1.1.3. Cấp đất thi công. 5
1.1.4. Các vùng nền đất yếu đã được thi công trong nước. 5
1.2. Các phương pháp xử lý nền đất yếu. 6
1.2.1.Phương pháp gia cố nền móng bằng cọc cát. 7
1.2.2. Phương pháp gia cố nền móng bằng cọc bấc thấm. 7
Chương 2. Lựa chọn phương án thi công cọc bấc thấm. 10
2.1. Phân loại máy ép cọc bấc thấm. 10
2.2. Lựa chọn máy cơ sở. 13
2.2.1.Phương án 1: Dùng cần trục bánh xích có lắp bộ công tác. 13
2.2.2.Phương án 2. Dùng máy xúc một gầu đào ngược truyền động Diesel – thuỷ lực. 15
2.3 – Phương án lựa chọn. 19
Chương 3. Công nghệ thi công cọc bấc thấm. 20
3.1. Phạm vi thi công. 20
3.2. Bố trí nhân lực. 20
3.3. Chuẩn bị mặt bằng và định vị mặt bằng thi công. 21
3.4. Kho bãi. 21
3.5. Loại bấc thấm sử dụng. 21
3.6. Đánh dấu chiều dài bấc thấm. 23
3.7. Khảo sát định vị bấc thấm. 23
3.8. Thiết bị lắp đặt bấc thấm. 24
3.9. Biện pháp thi công ép bấc thấm. 24
3.10. Kiểm tra chất lượng. 25
3.11. Ghi chép lịch trình cắm bấc thấm. 26
3.12. Một số lưu ý khi sử dụng máy ép cọc bấc thấm. 27





Phần 2. THIẾT KẾ BỘ CÔNG TÁC.

Chương 4. Giới thiệu mô hình tổng thể của máy. 28
Chương 5. Chọn máy cơ sở 30
5.1. Giới thiệu chung. 30
5.2. Phân loại. 30
5.3. Chọn dạng máy cơ sở. 31
5.4. Dự phòng máy cơ sở. 35
Chương 6. Tính toán thiết kế bộ công tác. 39
6.1. Tổng thể bộ công tác. 39
6.2. Tính toán thiết kế bộ công tác. 39
6.2.1. Trục ép. 39
6.2.2. Tính toán thiết kế bộ phận dẫn động. 45
Chương 7. Tính toán kết cấu thép của cột tháp. 63
7.1. Chọn kiểu dáng bộ công tác. 63
7.2. Vật liệu chế tạo kết cấu thép của cột tháp. 68
7.3. Kích thước của kết cấu thép. 68
7.4. Các dạng tải trọng các dụng lên cột. 71
7.5. Sơ đồ tính kết cấu. 75
7.5.1. Phương pháp tính. 75
7.5.2. Lực căng cáp tác dụng lên cột. 75
7.5.3. Sơ đồ tính cột. 76
7.6. Tính chọn cụ thể kích thước các đoạn. 78
7.6.1. Tính chọn và kiểm tra thanh biên của cột. 78
7.6.2. Tính chọn và kiểm tra các thanh giằng. 80
7.7. Ổn định tổng thể của cột thép. 82
7.7.1. Tính toán cột chịu nén lệch tâm theo điều kiện bền. 82
7.7.2. Tính toán cột chịu nén lệch tâm theo điều kiện ổn định. 83
7.8. Tính liên kết tiếp điểm. 85
7.8.1. Tính toán đường hàn. 86
7.8.2. Tính liên kết giữa các đoạn cột. 87
7.8.3. Kiểu dáng bản đế. 89
Chương 8. Lập quy trình công nghệ chế tạo trục ép, quy trình lắp đặt và thử nghiệm. 91
8.1. Quy trình công nghệ chế tạo trục ép. 91
8.2. Quy trình lắp đặt và thử nghiệm. 96
Kết luận. 100
Phần 1. GIỚI THIỆU CHUNG
Chương 1. Các phương pháp xử lý nền đất yếu.

1.1.Đặc điểm khí hậu và địa chất công trình của nền đất yếu ở Việt Nam.
1.1.1. Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu ở Việt Nam có thể nói là khá phức tạp, không thuần nhất. Khí hậu ở miền bắc vừa mang tính chất nhiệt đới lại vừa mang tính chất ôn đới, trong khi đó ở miền nam lại phân ra hai mùa rõ rệt. Ranh giới giữa các vùng khí hậu không rõ rệt. Đặc trưng của khí hậu miền bắc là nóng ẩm và gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-25oC, có khoảng 500 giờ nắng trong một tháng của mùa hè và 70 giờ nắng trong một tháng mùa đông. Năng lượng bức xạ tổng cộng lên tới 110-130 Kcal/năm. Độ ẩm tương đối thường rất cao và dao động từ 50-100%, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000mm. Trong khi đó khí hậu miền nam là khí hậu nóng ẩm điển hình, hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trong năm ít thay đổi với trị số trung bình khoảng 25-27 oC, bức xạ mặt trời lớn, trung bình khoảng 130-135 Kcal/năm.
Một trong những đặc điểm về khí hậu nước ta cũng hết sức lưu ý đó là ảnh hưởng của khí hậu ven biển. Đặc điểm địa lí và địa hình nước ta có bề ngang hẹp, bờ biển trải dài từ bắc vào nam. Vì vậy hàm lượng muối (được tính bằng (mg/m3) ngày đêm) trong khí quyển tăng lên rõ rệt với các vùng đất thi công cách bờ biển 30km trở lại tạo nên khả năng ăn mòn rất lớn với các vật liệu là kim loại cụ thể là máy móc, thiết bị, nhà xưởng…

Hình 1.1. Đồ thị phân bố hàm lượng muối theo khoảng cách từ biển vào đất liền.
Do điều kiện khí hậu ở nước ta như vậy: mưa mang axít ăn mòn, nắng và hàm lượng muối trong khí quyển cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ và độ bền của máy móc, thiết bị thi công nói chung và máy ép cọc bấc thấm nói riêng. Cụ thể là do khí hậu nhiệt đới gần biển nên nóng ẩm, hơi nước nhiều làm cho:
+ Ăn mòn kim loại làm gỉ các chi tiết, bộ phận máy và cụm máy…
+ Lão hoá biến chất của vật liệu xảy ra làm mất các tính chất cơ lí của vật liệu.
Như vậy khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng xấu đến các loại máy và thiết bị thi công và cụ thể ở đây là máy ép cọc bấc thấm.
1.1.2. Đặc điểm địa chất của nền đất yếu:
Việc nghiên cứu các tính chất cơ lí của đất và ảnh hưởng của nó tới quá trình đào đất và gia cố nền là công việc rất quan trọng và phức tạp. Các tính chất cơ lí chủ yếu của đất bao gồm: thành phần cấp phối, độ ẩm tự nhiên, tỉ trọng riêng của đất, chỉ số dẻo, độ sét, góc ma sát trong và lực dính kết.
Đất yếu là những đất có khả năng chịu tải nhỏ (vào khoảng 0,5-1,0 daN/cm2) có tính nén lún lớn, hầu như bão hoà nước, có hệ số rỗng lớn ( e > 1), môđun biến dạng thấp (thường thì Eo = 50daN/cm2), lực chống cắt nhỏ…Nếu không có biện pháp xử lý đúng đắn thì việc xây dựng công trình trên đất yếu này sẽ rất khó khăn hay không thể thực hiện được.
Đất yếu là các vật liệu mới hình thành (từ 10000 đến 15000 năm tuổi), có thể chia thành 3 loại: đất sét hay đất á sét bụi mềm, có hay không có chất hữu cơ, than bùn hay các loại đất rất nhiều hữu cơ và bùn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác

Top