Download miễn phí Đồ án Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa tư nhân Mỹ Phước huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương





MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1
I.1. Sự cần thiết của đồ án 1
I.2. Nội dung đồ án 2
I.3. Giới hạn đồ án 2
I.4. Phương pháp thực hiện 3
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN MỸ PHƯỚC 4
II.1. Vị trí địa lý 4
II.2. Nội dung hoạt động 4
II.2.1. Quy mô khám chữa bệnh của bệnh viện 4
II.2.2. Nhu cầu lao động của bệnh viện 5
II.2.3. Các hạng mục công trình 6
II.2.4. Nguồn cung cấp nước 8
II.2.5. Nhu cầu sử dụng điện 8
II.2.6. Hệ thống thoát nước mưa 8
II.2.7. Hệ thống thoát nước thải 8
CHƯƠNG III: TỒNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN 10
III.1. Tổng quan về xử lý nước thải bệnh viện 10
III.2. Nguồn gốc phát sinh 10
III.3. Đặc trưng ô nhiễm nước 11
III.4. Nồng độ các chất ô nhiễm nước 12
III.5. Các phương pháp xử lý nước thải 15
III.5.1. Phương pháp xử lý cơ học 15
III.5.1.1. Song chắn rác 15
III.5.1.2. Bể lắng cát 18
III.5.1.2.2. Bể lắng cát ngang 19
III.5.1.2.3. Bể lắng cát sục khí 21
III.5.1.2.4. Bể lắng cát đứng 24
III.5.1.3. Bể lắng 25
III.5.2. Phương pháp xử lý sinh học 32
III.5.2.1. Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp hoá sinh trong điều kiện tự nhiên 32
III.5.2.1.1. Hồ sinh vật 32
III.5.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng 33
III.5.2.1.3. Khả năng áp dụng hồ sinh học 33
III.5.2.1.4. Cánh đồng tưới công cộng và bãi lọc 33
III.5.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá sinh trong điều kiện nhân tạo 34
III.5.2.2.1. Bể Aerotank 34
III.5.2.2.1.1. Khái niệm 34
III.5.2.2.1.2. Quá trình oxy hoá trong bể 34
III.5.2.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm sạch của bể Aerotank 35
III.5.2.2.1.4. Phân loại bể Aerotank 37
III.5.2.2.2. Bể lọc sinh học 48
III.5.2.2.2.1. Bể biophin nhỏ giọt 48
III.5.2.2.2.2. Bể biophin cao tải 49
CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA MỸ PHƯỚC 51
IV.1. Các thông số tính toán 51
IV.1.1. Các thông số đầu vào 51
IV.1.2. Các thông số đầu ra 51
IV.2. Lựa chọn công nghệ xử lý 51
IV.3. Tính toán công trình đơn vị 54
IV.3.1. Bể tự hoại 54
IV.3.2. Song chắn rác 54
IV.3.3. Bể điều hoà 56
IV.3.4. Bể lắng đứng đợt 1 60
IV.3.5. Bể Aerotank 65
IV.3.6. Bể lắng đứng đợt 2 76
IV.3.7. Bể tiếp xúc 81
IV.3.8. Bể nén bùn 83
CHƯƠNG V: KHAI TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI 89
V.1. Vốn đầu tư cho từng hạn mục công trình 89
V.1.1. Phần xây dựng 89
V.1.2. Phần thiết bị 89
V.2. Chi phí quản lý và vận hành 90
V.3. Tổng chi phí quản lý hàng năm 91
V.4. Tổng chi phí đầu tư 91
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thụ ôxy.
Giai đọan 2: Bùn họat tính khôi phục khả năng ôxy hóa, đồng thời ôxy hóa các chất hữu cơ chậm ôxy hóa còn lại. Trong giai đoạn một tốc độ oxy hóa rất cao, có khi gấp 3 lần giai đoạn hai.
Giai đoạn ba: Sau một thời gian khá dài tốc độ ôxy hóa cầm chừng và có chiều hướng giảm, lại thấy tốc độ tiêu thụ ôxy tăng lên. Đây là giai đoạn nitrat hóa các muối amon.
III.5.2.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm sạch nước thải của Aerotank
Lượng ôxy hòa tan trong nước.
Để tạo điền kiện cho vi sinh vật hiếu khí bể Aerotank có khả năng oxy hóa các chất bẩn hữu cơ đạt hiệu quả thì cần cung cấp đủ lượng oxy hòa tan. Lượng oxy hòa tan được coi là đủ khi lượng nước thải ra trong bể lắng đợt II có nồng độ oxy hòa tan là 2 mg/l.
Để đáp ứng nhu cầu oxy hòa tan trong bể ta thường chọn một trong các giải pháp sau:
Dùng khuấy cơ học với dạng khuấy ngang hay khuấy đứng. Nhưng biện pháp này không hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu oxy hóa cần thiết cho vi sinh vật.
Thổi và sục khí bằng hệ thống khí nén với các hệ thống phân tán khí thành các dòng hay tia lớn nhỏ khác nhau.
Kết hợp khí nén với khuấy đảo
Thành phần dinh dưỡng đối với vi sinh vật
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong nước thải là cacbon gọi là chất nền được thể hiện bằng BOD. Ngoài BOD còn có nitơ và phosphat ở dạng NH4+ và muối phosphat. Đây là những chất dinh dưỡng tốt nhất đối với sinh vật.
Nếu lượng chất dinh dưỡng có trong nước thải không đủ sẽ ảnh hưởng đến mức độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật, thể hiện qua lượng bùn hoạt tính bị giảm.
Ngoài ra, nếu lượng nitơ trong nước thải không đủ trong thời gian dài làm cho bùn hoạt tính khó lắng, các hạt bông bùn sẽ bị nổi lên theo dòng nước ra làm cho nước khó trong và chứa một lượng lớn vi sinh vật, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.
Ngược lại, nếu lượng photpho thiếu dẫn đến vi sinh vật sẽ phát triển ở dạng sợi là nguyên nhân làm cho bùn hoạt tính bị phồng lên, khó lắng và bị cuốn ra khỏi hệ thống xử lý, làm giảm sinh trưởng của bùn hoạt tính và giảm cường độ qúa trình ôxy hóa.
Trong thực tế, nếu dùng hồi lưu lại bùn hoạt tính nhiều lần sẽ làm giảm hiệu quả làm sạch của nước vì lượng vi sinh vật phát triển không tốt do không còn đủ lượng dinh dưỡng. Vì vậy, để khắc phục điều này cần có tỉ lệ các chất dinh dưỡng cho qúa trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí như sau:
BOD : N : P = 100 : 5 : 1 , thường tỉ lệ này chỉ đúng trong 3 ngày đầu, trong thời gian này vi sinh vật trong bể Aerotank phát triển mạnh và bùn hoạt tính cũng được tạo thành nhiều nhất.
Khi trong nước thải không có đủ nitơ và photpho người ta bổ sung bằng cách cho thêm phân nitơ, photpho và kali vào trong nước thải.
Nếu trường hợp dư thừa lượng N và P, phải khử các thành phần này bằng biện pháp sinh học hay xử lý bằng ao hồ ổn định với việc nuôi trồng bèo, rau muống và các thực vật nổi khác.
Aûnh hưởng của nhiệt độ
Tốc độ phản ứng oxy hóa sinh hóa tăng khi nhiệt độ tăng. Nhưng trong thực tế nhiệt độ nước thải trong hệ thống xử lý được duy trì trong khoảng 20 – 300C. Nếu nhiệt độ tăng qúa ngưỡng trên có thể làm cho vi sinh vật bị chế. Ngược lại, nếu nhiệt độ qúa thấp thì tốc độ làm sạch sẽ bị giảm và qúa trình thích nghi của vi sinh vật trong môi trường mới bị chậm lại, hiệu quả xử lý nước thải không cao.
Tuy nhiên, khi nhiệt độ nước thải tăng thì độ hòa tan của oxy trong nước giảm. Do vậy,để duy trì nồng độ oxy hòa tan trong nước người ta tiến hành sục khí liên tục.
Aûnh hưởng do pH của nước thải
Giá trị pH cũng ảnh hưởng đến qúa trình tạo men trong tế bào và qúa trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào tế bào. Đối với đa số loại vi sinh vật khoảng gía trị pH tối ưu là từ 6,8 – 8,5.
Nồng độ các chất lơ lửng
Nồng độ các chất lơ lửng trong nước thải không qúa 150 mg/l thì xử lý bằng bể Aerotank sẽ cho hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn cao.
Ngược lại, nếu nồng độ các chất lơ lửng trong nước thải không vượt qúa100 mg/l thì loại hình xử lý thích hợp là bể lọc sinh học.
Tuy nhiên, đây chỉ là những quy ước thực nghiệm đối với những loại bể Aerotank thông thường, còn đối với các bể Aerotank khuấy đảo hoàn toàn thì nồng độ các chất lơ lửng có thể là cao hơn. Nhưng với hàm lượng chất lơ lửng cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý, vì vậy cần qua bể lắng đợt 1 trong qúa trình xử lý để loại bỏ bớt cặn lớn và một phần chất rắn lơ lửng.
III.5.2.2.1.4. Phân loại bể Aerotank
Có nhiều cách phân loại Aerotank:
Phân loại theo chế độ thủy động: Aerotank đẩy, Aerotank khuấy trộn, Aerotank hỗn hợp.
Phân loại theo chế độ làm việc của bùn hoạt tính: Aerotank có ngăn hay tái sinh bùn hoạt tính tách riêng và loại không có ngăn tái sinh bùn hoạt tính tách riêng.
Theo tải trọng BOD trên 1 gam bùn trong một ngày ta có: Aerotank tải trọng cao, Aerotank tải trọng trung bình, Aerotank tải trọng thấp.…
Dưới đây là một số bể Aerotank thay mặt thường dùng trong quá trình xử lý nước thải:
Bể Aerotank truyền thống
Bể lắng I
Bể Aerotank
Bể lắng II
Nước thải vào
Nước ra
Bùn thải
Bùn tuần hoàn
Hình 3: Sơ đồ công nghệ bể Aerotank truyền thốáng
Nước thải sau bể lắng đợt I được trộn đều với bùn hoạt tính tuần hoàn ở ngay đầu bể Aerotank. Dung tích bể được thiết kế với thời gian lưu nước để làm thoáng trong bể từ 6 – 8 giờ khi dùng hệ thống sục khí và khi dùng thiết bị khuấy đảo làm thoáng bề mặt thì t = 9 – 12 giờ. Tuổi của bùn thường từ 3 – 15 ngày. Nồng độ BOD đầu vào thường < 400 mg/l, hiệu quả xử lý BOD vào khoảng 80 – 95%.
Bể Aerotank tải trọng cao
Bể Aerotank tải trọng cao được áp dụng để xử lý nước thải đầu ra đạt chất lượng từ loại B - C .
Nước thải qua bể lắng đợt I và được trộn đều với 10 – 20% lượng bùn tuần hòan đi vào bể Aerotank để làm thoáng trong thời gian 1 – 3 giờ. Nồng độ bùn hoạt tính trong bể ≤ 1000 mg/l, lượng BOD đầu vào lớn hơn 500 mg/l. Lượng BOD được khử từ 60 – 65%.
Bể Aerotank được cấp khí giảm dần theo dòng chảy
Nước thải và bùn họat tính được đưa vào đầu bể. Thường ở đây có nồng độ chất hữu cơ nhiễm bẩn lớn nhất, sẽ xảy ra cường độ ôxy hóa cao, nhu cầu lượng ôxy lớn nhất. Do đó cần cấp không khí nhiều và giảm dần theo chiều dài bể. Thời gian sục khí nước thải với bùn hoạt tính là 6 – 8 giờ. Lượng bùn sau khi hoạt hóa được hồi lưu thường bằng 25 – 50% lưu lượng dòng vào.
Ưu điểm của bể:
- Giảm được lượng không khí cấp,
- Không có sự làm hiếu khí qúa mức ngăn cản sự sinh trưởng và hoạt động của vi khuẩn khử các hợp chất chứa nitơ, trong đó có giai đoạn khử nitrat thành N2 bay vào không khí.
Bể Aerotank ổn định và tiếp xúc
Nước thải từ bể lắng I được trộn đều với bùn hoạt tính đã được tái sinh đưa vào ngăn tiếp xúc của bể, ở ngăn tiếp xúc bùn hoạt tính hấp phụ phần lớn các chất keo lơ lửng, các chất hữu cơ ở dạng hòa tan có trong n...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top