nhoclovely03_1

New Member

Download miễn phí Luận văn Tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay





 
 
MỤC LỤC
Trang
 
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1. Ý nghĩa của việc quản trị các yếu tố đầu vào đối với doanh nghiệp 5
1.1.1. Các quan điểm về yếu tố đầu vào của doanh nghiệp 5
1.1.2. Ý nghĩa của việc quản trị các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp 9
1.2. Nhiệm vụ của kế toán trong việc phục vụ quản trị ác yếu tố đầu vào của doanh nghiệp 10
1.3. Tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong doanh nghiệp 13
1.3.1. Sự xuất hiện của kế toán quản trị 13
1.3.2. Bản chất của kế toán quản trị 14
1.3.3. Các quan điểm về tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp 21
1.3.4. Nội dung tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào 23
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30
2.1. Quá trình phát triển và vai trò của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 30
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 34
2.3. Thực trạng tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay 38
2.3.1. Kế toán nguyên liệu vật liệu 39
2.3.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 52
2.3.3. Kế toán tài sản cố định 58
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 71
3.1. Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản đối với việc tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 71
3.1.1. Các nguyên tắc tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhà nước 71
3.1.2. Các yêu cầu cơ bản tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhà nước 72
3.2. Nội dung tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay 74
3.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp nhà nước để thực hiện công tác kế toán quản trị các yếu tố đầu vào 74
3.2.2. Thiết lập hệ thống chỉ tiêu quản trị các yếu tố đầu vào và lập dự toán các yếu tố đầu vào 76
3.2.3. Tổ chức thu nhận và kiểm tra thông tin về các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước 78
3.2.4. Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin về các yếu tố đầu vào 81
3.2.5. Tổ chức cung cấp thông tin về các yếu tố đầu vào 82
3.3. Một số biện pháp thực hiện kế toán quản trị nguyên liệu vật liệu 82
3.3.1. Áp dụng phương pháp ABC 83
3.3.2. Áp dụng mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (Ecnomic Order Quantity - EOQ) 85
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tố đầu vào. Để thuận tiện cho nhà quản trị trong quá trình sử dụng báo cáo, thông thường kết cấu mẫu biểu các báo cáo này thường có các cột "kế hoạch" hay "kỳ trước" để đối chiếu với kế hoạch, với kỳ trước tình hình thực hiện các chỉ tiêu đó. Ví dụ như:
+ Báo cáo tình hình tăng, giảm và sử dụng TSCĐ: Cung cấp các chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng, giảm và sử dụng TSCĐ của DN để đối chiếu với kế hoạch mua sắm, thanh lý, nhượng bán và kế hoạch sử dụng TSCĐ của đơn vị.
+ Báo cáo tình hình đảm bảo NLVL cho SX: Cung cấp các chỉ tiêu phản ánh số NLVL tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ và tồn cuối kỳ phục vụ SX để đối chiếu với kế hoạch đảm bảo NLVL về mặt số lượng.
+ Báo cáo tình hình lao động trực tiếp SX: Cung cấp chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động thường xuyên, số lượng lao động thuê ngoài, số lượng lao động đảm bảo cho SX để đối chiếu với kế hoạch.
Tóm lại, trong chương 1, luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức KTQT các yếu tố đầu vào trong DN. Luận văn đã nêu rõ khái niệm, vai trò, chức năng và mục đích của KTQT.
Những nội dung trình bày trong chương 1 sẽ là nền tảng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế về tổ chức KTQT các yếu tố đầu vào và đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức KTQT các yếu tố đầu vào trong các DNNN Việt Nam hiện nay.
Chương 2
Thực trạng tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay
2.1. Quá trình phát triển và vai trò của các Doanh Nghiệp Nhà Nước ở Việt Nam
Sau khi giành được độc lập (2/9/1945), nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ bắt tay vào xây dựng đất nước, nhưng đến tháng 12/1946 thực dân Pháp quay lại đánh chiếm nước ta một lần nữa. Cả nước phải trải qua 9 năm kháng chiến trường kỳ, cuối cùng giành thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954). Trong những năm chiến tranh, các công xưởng, nhà máy nhỏ ở các vùng căn cứ kháng chiến chủ yếu chỉ SX các vũ khí phục vụ cho cuộc kháng chiến. Sau khi chiến tranh kết thúc, Chính phủ cùng toàn dân bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước và lúc này các DNNN bắt đầu hình thành với tên gọi ban đầu là các Xí nghiệp, Nhà máy, Nông trường quốc doanh.
Từ khi hình thành đến nay, DNNN ở Việt Nam luôn được coi là xương sống của nền kinh tế quốc dân, có vai trò chủ đạo và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh hay suy yếu của nền kinh tế.
Quá trình phát triển của DNNN Việt Nam, có thể được tóm tắt qua các giai đoạn chủ yếu như sau:
* Giai đoạn 1955 - 1960
Chính phủ tiến hành khôi phục và cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế ở miền Bắc. Thực hiện việc công tư hợp doanh các DN tư bản tư nhân ở các vùng bị tạm chiếm trước đây; tiến hành tiếp quản các DN sản xuất lớn như: Nhà máy Xi măng Hải Phòng, Nhà máy Dệt Nam Định, các mỏ than ở Quảng Ninh...; chuyển các công xưởng, nhà máy ở từ các vùng kháng chiến trở về.
Trong giai đoạn này, DNNN hình thành và phát triển chủ yếu trong các ngành công nghiệp, tiếp đến là thương mại, giao thông vận tải và dịch vụ bưu chính viễn thông. DNNN gần như chi phối tuyệt đối về số lượng DN, lực lượng lao động cũng như giá trị tổng sản lượng trong các ngành công nghiệp chủ yếu.
* Giai đoạn 1960 - 1975
Giai đoạn này đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
ở miền Bắc bắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, hàng loạt các DNNN đã được hình thành và đi vào hoạt động như các xí nghiệp ở khu công nghiệp Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên... Các DNNN hoàn toàn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và nắm độc quyền trong các lĩnh vực điện lực, khai thác và chế biến nhiên liệu, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, khai thác chế biến gỗ, thủy tinh, sành sứ, dệt, da, may, nhuộm, thực phẩm, in và văn hóa phẩm.
Hoạt động của các DNNN trong giai đoạn này dưới sự chỉ đạo có kế hoạch của Nhà nước, DNNN chủ yếu tập trung vào quản lý các hoạt động SXKD trong phạm vi nội bộ DN còn "đầu vào" và "đầu ra" của DN hoàn toàn tuân theo sự quản lý của Nhà nước.
* Giai đoạn từ 1976 - 1986
Sau khi giành được thống nhất đất nước (30/4/1975), Nhà nước bắt tay vào tiếp quản, cải tạo xã hội chủ nghĩa các DN tư bản tư nhân ở miền Nam và tiếp tục xây dựng mới các DNNN trên phạm vi cả nước. Số lượng DNNN trong các ngành công nghiệp và công nghiệp địa phương vẫn chiếm vị trí hàng đầu. DNNN vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Trong giai đoạn này, tư tưởng chỉ đạo của các chính sách và giải pháp phát triển hệ thống DNNN chưa có sự thay đổi so với giai đoạn trước, Nhà nước vẫn tiếp tục quản lý các DNNN theo cơ chế tập trung bao cấp như trước đây chính vì vậy sự phát triển của DNNN đã không được như mong muốn. Ngoài lý do về cơ chế quản lý, còn có hàng loạt các lý do khách quan như: đất nước mới thoát ra khỏi hơn 30 năm chiến tranh, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế còn quá lạc hậu, không còn nhận được sự giúp đỡ của các nước anh em như trước...
* Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay
Trước những khó khăn trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung, của các DNNN nói riêng, Nhà nước có chủ trương củng cố về chất lượng khu vực kinh tế quốc doanh thông qua việc thực hiện nhiều cuộc cải cách lớn trong chính sách kinh tế vĩ mô, nhằm phát triển DNNN theo cơ chế thị trường.
Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ: "Phải đổi mới cơ chế quản lý, đảm bảo cho các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ, thực sự chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh tế".
Quyết định 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 14/11/1987 đã đề ra qui chế mới đối với việc quản lý DNNN theo hướng hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường đã bước đầu thay thế cho cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung trước đó. Tuy nhiên, những thay đổi đó bước đầu mới mang tính chất thử nghiệm, hiệu quả mang lại mới ở một mức độ nhất định, phải tới đầu những năm 1990, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII sự thay đổi về cơ chế quản lý nền kinh tế nói chung, thay đổi quản lý đối với các DNNN nói riêng mới thực sự mạnh mẽ.
Theo Nghị định số 388/HĐBT, năm 1992 - 1993 đã thực hiện việc chỉnh đốn, sắp xếp và đăng ký lại các DNNN, chấm dứt tình trạng tự phát, tùy tiện thành lập và giải thể DNNN, đảm bảo cho các DNNN hoạt động bình đẳng như các loại hình DN khác. Đồng thời, việc đăng ký lại toàn bộ DNNN đã tạo điều kiện cải tiến quản lý DNNN theo đòi hỏi cao hơn của thời kỳ đổi mới.
Năm 1994, Chính phủ ban hành Quyết định số 90/TTg và 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ 4-1994 đã hình thành các Tổng công ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại ủy ban nhân dân Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Lập kế hoạch tổ chức sự kiện sinh nhật lần thứ 28 tập đoàn FPT (13/09/1988 – 13/09/2016) Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương Luận văn Kinh tế 1
D Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Na Kế toán & Kiểm toán 0
C Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công ở Công ty May Đức Giang Luận văn Kinh tế 2
M Công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở xí nghiệp 26.1 - Công ty 26 Luận văn Kinh tế 0
G Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ cà phê xuất khẩu tại tổng công ty cà phê Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Tổ chức hạch toán kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty khoá Minh Khai Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top