Download miễn phí Tiểu luận Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp theo quy định hiện nay và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân





MỤC LỤC
 
 
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: Tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp Trang 1
I. Tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Trang 1
1. Cơ cấu, tổ chức của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Trang 1
2. Cơ cấu, tổ chức của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Trang 2
3. Các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Trang 3
II. Tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp huyện Trang 3
1. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp huyện Trang 4
2. Cơ cấu, tổ chức của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện Trang 5
3. Các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện Trang 5
III. Tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã Trang 6
Chương 2: Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp Trang 7
1. Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân Trang 7
2. Hoạt đông của Thường trực Hội đồng nhân dân Trang 11
3. Hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân Trang 16
4. Hoạt động của Ủy ban nhân dân cùng cấp Trang 17
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp Trang 18
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i đồng nhân dân năm 2005).
Ngoài các Ban chuyên môn vừa nêu ở trên ra, tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá, HĐND cấp huyện còn thành lập các Ban lâm thời (Ví du:Ban thẩm tra tư cách đại biểu nhân dân) và các Ban này sẽ tự giải tán khi xong nhiệm vụ.
3. Các Tổ đại biểu HĐND cấp huyện:
Các tổ đại biểu HĐND cấp huyện được thành lập ở các địa phương để phối hợp công tác giữa 2 kỳ họp HĐND. Thường trực HĐND cấp huyện sẽ giữ vai trò điều hoà, phối hợp hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND (Xem thêm phần hoạt động của đại biểu HĐND và Thường trực HĐND).
Ví dụ: HĐND huyện Đak Pơ được tổ chức thành 7 tổ theo đơn vị xã.
III. TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (GỌI CHUNG LÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ) Xem thêm phụ lục hình minh hoạ (phụ lục 3)
:
Theo quy định tại Điều 5 và Điều 52 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì HĐND cấp xã chỉ tổ chức Thường trực HĐND, không có các Ban chuyên môn như HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Thường trực HĐND cấp xã cũng chỉ có 02 thành viên là Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND, không có ủy viên thường trực, trong đó Chủ tịch HĐND cấp xã hoạt động kiêm nhiệm nên chỉ có 01 chức danh trong thường trực HĐND hoạt động chuyên trách mà thôi. Cũng như quy định đối với cấp tỉnh và cấp huyện, các chức danh này do HĐND cấp xã bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá trong số các đại biểu HĐND cấp mình theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND khoá trước.
Khi nghiên cứu những quy định về tổ chức và hoạt động của HĐND trước đây (trước khi có Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003), chúng ta thấy rằng trước năm 1989 thì HĐND cấp xã không có Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND nên giữa 2 kỳ họp HĐND, UBND sẽ làm thay nhiệm vụ của cơ quan Thường trực của HĐND.
Từ năm 1989 đến 2003 thì mặc dù HĐND cấp xã đã có Chủ tịch và Phó Chủ tịch nhưng đều hoạt động kiêm nhiệm và vẫn chưa được gọi là Thường trực HĐND cấp xã. Đến Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì chúng ta thấy có sự thay đổi, cụ thể theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì HĐND cấp xã có Thường trực HĐND. Việc ban hành những quy định này nhằm nâng cao vai trò của Thường trực HĐND cấp xã, giúp HĐND cấp xã hoạt động thường xuyên, hiệu quả hơn, cũng như duy trì mối quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị (chúng ta sẽ nghiên cứu phần quan hệ phối hợp công tác trong phần sau).
Chúng ta có thể tóm lược điểm mới về cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 so Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983.
Tiêu chí so sánh
Các luật trước Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989 (luật 1962, 1983)
Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989
Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994
Cơ cấu tổ chức của HĐND cấp xã theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
Về tổ chức
Không tổ chức ra Thường trực HĐND cấp xã
Không tổ chức ra Thường trực HĐND cấp xã
Không tổ chức Thường trực HĐND cấp xã
Có tổ chức Thường trực HĐND cấp xã
Về cơ cấu
Không có các chức danh:
- Chủ tịch HĐND
- Phó Chủ tịch HĐND
(kỳ họp do UBND cấp xã triệu tập)
Không có các chức danh:
- Chủ tịch HĐND
- Phó Chủ tịch HĐND
(kỳ họp do UBND cấp xã triệu tập)
- Cơ cấu gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch làm việc kiêm nhiệm
- Cơ cấu gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND
- Chủ tịch làm việc kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch làm việc chuyên trách
Quy định
Xem thêm Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1962, 1983
Tại Điều 3 và Điều 18 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989
Tại Điều 5 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994
Tại Điều 5, Điều 52 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
Các tổ đại biểu HĐND cấp xã được thành lập ở các địa phương để phối hợp công tác giữa 2 kỳ họp HĐND. Thường trực HĐND cấp xã sẽ giữ vai trò điều hoà, phối hợp hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND (xem thêm phần hoạt động của đại biểu HĐND và Thường trực HĐND). Thông thường thì các tổ đại biểu HĐND cấp xã được thành lập theo các thôn, làng, các khu phố …
CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua việc triển khai các hoạt động của các bộ phận cấu thành, đó là: hoạt động của Đại biểu HĐND, hoạt động của Thường trực HĐND, hoạt động của các Ban của HĐND (Đối với HĐND cấp tỉnh và huyện). Các bộ phận trên hoạt động thông qua các hình thức như Kỳ họp (hình thức chủ yếu và quan trọng nhất), tổ chức giám sát (giám sát chuyên đề, giám sát đột xuất), tiếp xúc cử tri (trước và sau mỗi kỳ họp), chất vấn; tiếp nhận đơn thư của công dân, chuyển cho cơ quan chức năng và theo dõi quá trình giải quyết đơn thư …
Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của HĐND từng cấp mà nội dung, phạm vi hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động của các bộ phận cấu thành cũng có sự khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung, HĐND các cấp đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua những cách hoạt động nhất định mà chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu để hiểu rõ hơn. Do vậy, khi trình bày về hoạt động của HĐND các cấp, chúng tui không trình bày theo từng cấp mà để cho người đọc dễ theo dõi, nghiên cứu chúng tui sẽ trình bày vấn đề này theo các cách hoạt động của HĐND.
Khi đề cập đến hoạt động của HĐND các cấp là chúng ta đang đề cấp đến hoạt động của đại biểu HĐND, hoạt động của Thường trực HĐND (hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực) và hoạt động của các Ban của HĐND. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét hoạt động của các bộ phận trên.
1. Hoạt động của Đại biểu HĐND:
Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì đại biểu HĐND là người thay mặt cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước (Điều 36 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003).
Đại biểu HĐND của địa phương nào thì do nhân dân địa phương đó trực tiếp bầu ra và chịu sự giám sát của nhân dân địa phương.
Hoạt động của đại biểu HĐND gồm những hoạt động trước kỳ họp, hoạt động trong kỳ họp và hoạt động sau kỳ họp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu nội dung này, chúng tui xin trình bày theo các nhóm hoạt động chính, cơ bản của người đại biểu HĐND như sau:
1.1 tham gia Kỳ họp, phiên họp của HĐND:
Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND. Tại kỳ họp toàn thể (đa số) các đại biểu HĐND sẽ bàn bạc, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Thông qua kỳ họp, ý chí, nguyện của nhân dân địa phương được chuyển thành quyết định của cơ quan quyền lực, có giá trị bắt buộc thực hiện chung (các nghị quyết). Ngoài ra, kỳ họp còn quyết định các biện pháp để đảm bảo việc thi hành pháp luật của các cơ qua...
 
Tags: sáng kiến kinh nghiệm nâng cáo chất luọng hoạt tổ đại biểu động đại biểu hội đồng nhân dân phường, toàn văn báo cáo sáng kiến kinh nghiệm chủ đề Hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND huyện, quy định về cách tính số các kỳ họp HĐND xã, tiểu luận về hội đồng nhân dân, khi bầu phó chủ tịch hội đồng nhân dân cấp huyện có cần phải xin chủ trương của hội đồng nhân dân tỉnh hay không, quy định về tổ chức họp ubnd cấp xã, thực trạng hoạt động HĐND xã hiện nay, Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã gọi là gì, đánh giá về tooe chức và hoạt động củahội đồng nhân dân, TIỂU LUẬN TỔ CHỨC VÀ hoạt dộng của hội đồng nhân dân, tổ chức và hoạt động của hội động nhân dân, SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Hội đồng nhân dân xã, kì họp hội đồng nhân dân các cấp ở việt nam hiện nay, luận văn về tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân xã, thực trạng hoạt động của hội đòng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh bình thuận, - Khái quát tình hình tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (Số lượng đại biểu, số Tổ đại biểu, số đơn vị Hội đồng nhân dân từng cấp)., thực trạng về cơ cấu tổ chức ubnd cấp xã, Trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của uỷ ban xã, hướng dẫn về hoạt động của thường trực hđnd cấp xã, vai trò của các ban của hội đồng nhân dân tiểu luận, tiểu luận về cơ cấu HĐND cấp xã, tiểu luận nghien cứu về cácc hoạt động của hđnd cấp xã, kiến nghị đề xuất về hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, Câu 1. Anh/chị hãy cho biết thực trạng tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay. Từ thực trạng đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp xã?
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng tổ chức hạch toán kết toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của muội than đến cơ tính và tổ chức của hỗn hợp PBT/PA6 Khoa học kỹ thuật 0
D Tổ Chức Và Quản Lý Tài Liệu Cá Nhân, Gia Đình, Dòng Họ Tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia 3 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D SKKN tổ chức học và chấm bài qua internet Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Chức năng tổ chức và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ của nhà nước việt nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top