Download miễn phí Đề tài Toàn cầu hóa tác động tới lao động và việc làm Việt Nam
I. KHÁI QUÁT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẤU HOÁ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG,VIỆC LÀM VIỆT NAM
1. Khái quát chung về tác động của toàn cầu hoá
1.1. Khái niệm về toàn cấu hoá
1.2. Nhận xét chung về tác động của toàn cầu hoá đến lao động ,việc làm thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
2.Tổng quan về tác động của toàn cầu hoá đối với một số vấn đề lớn trên thị trường lao động Việt Nam.
2.1. Tác động của toàn cầu hoá đối với vấn đề việc làm
2.2. Tác động của toàn cấu hoá đối với vấn đề nguồn nhân lực
2.3. Tác động của toàn cầu hoá đối với vấn đề quan hệ lao động.
II.THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ
1.Thực trạng về vấn đề việc làm đối với lao động Việt Nan trong bối cảnh toàn cầu hoá
1.1.FDI và vấn đề việc làm
1.2. Tham gia các định chế thương mại khu vực, toàn cầu và ảnh hưởng tới việc làm: Tham gia AFTA, APEC và các hiệp định thương mại khác
1.3. Biến động lao động và thất nghiệp dưới tác động của toàn cầu hoá
1.3.1Biến động lao động trong khu vực doanh nghiệp dưới tác động của toàn cầu hóa
1.3.2. Vấn đề thất nghiệp dưới tác động của toàn cầu hoá
2.Thực trạng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa
2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với quá trình chuyển giao công nghệ
2.2. Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
2.3. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động nước ta
2.4.Những bất cập trong việc phát triển nguồn nhân lực VN đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa
III.GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ
1.Giải pháp về việc làm và chống thất nghiệp
+) Ổn định nền kinh tế vĩ mô và đào tạo bầu không khí đầu tư lành
mạnh trong toàn xã hội
+)Lựa chọn công nghệ ngoại nhập thích hợp
+) Hoàn thiện các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài
+) Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đối phó với những khả
năng tác động mạnh mẽ của việc thực hiện các quá trình tự do hoá
thương mại.
2.Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
+)Đào tạo nhân lực cho phát triển các lĩnh vực công nghệ cao.
+)Đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải
cách lao động ở nông thôn
+)Đào tạo nhân lực cho xuất khẩu lao động
+)Hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực
3.Giải pháp về chính sách lao động và giải quyết các vấn đề xã hội của LĐ
+)Hoàn thiện chính sách lao động
+)Chính sách giải quyết các vấn đề xã hội của lao động
IV.KẾT LUẬN
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-02-de_tai_toan_cau_hoa_tac_dong_toi_lao_dong_va_viec.jQkEwrKa7j.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-70127/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
nh cạnh tranh chưa cao của lực lượng lao động Việt Nam tiếp tục là những thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá, đòi hỏi chúng ta phải có những cố gắng lớn hơn trong chiến lược giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của thời đại.2.3. Tác động của toàn cầu hoá đối với vấn đề quan hệ lao động
Dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế cơ chế quan hệ lao động mới được hình thành. Trong đó, cơ chế thoả ước lao động tập thể (cộng đồng hiệp ước) và hợp đồng lao động nguyên tắc cơ sở để người lao động và người sử dụng lao động cam kết thực hiện quan hệ lao động. Thoả ước lao động tập thể và hợp động lao động được sử dụng rộng rãi trong quan hệ lao động tại các nước kinh tế thị trường trên thế giới, là căn cứ để bảo vệ người lao động và người sử dụng lao động trước pháp luật có sự tham gia của thay mặt Công đoàn, Nghiệp đoàn.Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh quan hệ lao động thông qua Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật lao động. Cơ chế quan hệ lao động mới bao hàm việc trao quyền tự chủ hoàn toàn cho người sử dụng lao động trong tuyển dụng, sử dụng, trả lương (trảcông) và kết thúc hợp đồng đối với người lao động trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật lao động, bảo vệ các lợi ích của người lao động và của người sử dụng lao động. Dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế với sự phát triển của nhiều loại hình doanh nghiệp, quan hệ lao động có những đặc trưng riêng. Đó là quan hệ lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hoá, hợp tác xã kiểu mới, doanh nghiệp FDI. Nhà nước đã có một số quy định riêng đối với quan hệ lao động trong các doanh nghiệp loại này; đặc biệt là về tiền lương tối thiểu, cổ phần của các cổ đông, các quyền lợi vật chất khác của người lao động... Phù hợp với quan hệ lao động mới, quyền đình công của người lao động được luật pháp lao động quy định. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động mang tính phổ biến của các nước trên thế giới được hình thành (hệ thống hoà giải lao động, toà án lao động...). Chính sách mở cửa, tự do hoá có các nội dung chính là loại bỏ dần các hàng rào nhân tạo cản trở sự giao lưu quốc tế như hạn chế dần sự độc quyền của nhà nước trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu, cho phép nước ngoài đầu tư kinh doanh một cách ít hạn chế nhất, thực hiện cạnh tranh tự do, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, hạ thấp và bãi bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Hiện nay, ngày càng có nhiều chính phủ chuyển sang chính sách tự do hoá, mở cửa thị trường và loại bỏ những cơ chế điều hành cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách này đã tạo ra một môi trường thông thoáng hơn bao giờ hết cho sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Chính sách tự do hoá đã tạo điều kiện cho việc khai thác các công nghệ mới ở các thị trường có quy mô toàn cầu ở mọi nơi trên thếgiới. Nhiều nước đã mạnh dạn dựa nhiều hơn vào các thị trường quốc tếnhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của mình. Quá trình tự do hoá hiện đang tập trung vào lĩnh vực đầu tư và thương mại của WTO đang đóng một vai trò chủ đạo trong quá trình này.
II.THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ
1.Thực trạng về vấn đề việc làm đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá
Có những nhân tố của toàn cầu hoá góp phần làm gia tăng nguy cơ thất nghiệp trong điều kiện của Việt Nam, nhưng rất nhiều nhân tố hay trực tiếp hay gián tiếp tác động tích cực đến thị trường lao động nước ta, tạo thêm nhiều việc làm hơn.
1.1.FDI và vấn đề tạo việc làm
Trên phạm vi toàn cầu, mỗi năm của thập kỷ 70 trong thế kỷ trước có đến 40 triệu việc làm trực tiếp do FDI tạo ra, con số này trong các năm thập kỷ 80 là 65 triệu việc làm và thập kỷ 90 là 70-75 triệu việc làm.Đối với nước ta, dòng chảy của FDI (chủ yếu là từ các Công ty xuyên quốc gia) là bộ phận vốn đầu tư quan trọng trong tạo việc làm. Vốn FDI hàng năm giai đoạn 2001-2008 trong tổng vốn đầu tư cơ bản của toàn xã hội.
Bảng 1:Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế từ năm 2001 dến 2008
Đơn vị tính:%
Thành phần kinh tế
Năm
Tổng số
Kinh tế nhà nước
Kinh tế nước ngoài nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2001
100
59,8
22,6
17,6
2002
100
57,3
25,3
17,4
2003
100
52,9
31,1
16,0
2004
100
48,1
37,7
14,2
2005
100
47,1
38,0
14,9
2006
100
45,7
38,1
16,2
2007
100
37,2
38,5
24,3
2008
100
28,6
40,0
31,4
Nguồn: Lao động đang làm việc hàng năm phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế năm 2008- TCTK
Số việc làm do khu vực FDI tạo ra chiếm tỷ trọng không lớn nhưng là việc làm có mức đầu tư cao. Suất đầu tư bình quân / chỗ làm việc khu vực FDI là 663,4 triệu đồng, trong khi suất đầu tư/ chỗ làm việc bình quân của toàn bộ nền kinh tế khoảng 39,3 triệu đồng, công nghiệp quốc doanh 50 triệu đồng, tiểu thủ công nghiệp 10 triệu đồng, nông lâm ngư nghiệp 14 triệu đồng, dịch vụ 27 triệu đồng. Mức đầu tư/ chỗ làm cao của khu vực FDI đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ và quản lý, năng suất và hiệu quả của việc làm.
Bảng 2: Lao động chuyên môn kỹ thuật trong khu vực FDI
Đơn vị tính: Nghìn người
Loại lao động
2004
2005
2006
2007
2008
Công nhân kỹ thuật
159,3
174.64
194.7
199.8
222.5
Trung học chuyên nghiệp
17,55
19.24
21.45
22.9
25.27
Cao đẳng, đại học trở lên
39,69
43.51
48.51
50.21
54.75
Nguồn: Cơ cấu lao động đang làm việc hàng năm phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế
Số việc làm gián tiếp như: Cung cấp dịch vụ, gia công và đại lý tiêu thụ sản phẩm... do khu vực FDI tạo ra cao hơn nhiều so với số việc làm trực tiếp do khu vực này tạo ra. Nếu chỉ lấy tỷ lệ việc làm trực tiếp – việc làm gián tiếp thấp nhất như kết quả khảo sát là 1/1,97 thì tổng số việc làm gián tiếp theo phương pháp suy rộng do các dự án FDI tạo ra tính đến năm 2008 đã là 1674.1 nghìn việc làm. Ngoài ra, khu vực FDI còn tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn liên quan đến sản xuất nguyên vật liệu như: Trồng mía, trồng cây lấy gỗ, nuôi trồng thuỷ sản... Dưới động tác của FDI, các ngành công nghiệp xuất khẩu, ngành sử dụng nhiều lao động đã thu hút được nhiều lao động. Công nghệ thông tin: dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế, công nghệ thông tin có sự phát triển mạnh từ năm 1990 trở lại đây. Tính đến tháng 3/2009 công nghệ thông tin và điện tử đã thu hút được 926 triệu USD FDI. Số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin các năm 1991-1993 hầu như chưa đáng kể. Từ 1994 trở lại đây, quy mô lao động của lĩnh vực công nghệ thông tin tăng nhanh. Năm 2008 đã có trên 35 nghìn người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hàng năm thu hút thêm hàng nghìn lao động.
1.2. Tham gia các định chế thương mại khu vực, toàn cầu và ảnh hưởng tới
việc làm: Tham gia AFTA, APEC và các hiệp định thươ...