kjbum_hat

New Member
TÓM TẮT VĂN BẢN LÀNG KIM LÂN - TRUYỆN NGẮN LÀNG

Ông Hai là một nông dân thật thà, chất phát, quê ở làng Chợ Dầu. Ông rất yêu cái làng làng của mình và có một thói quen “khoe làng”. Ông “khoe” đủ thứ về làng của ông, từ cái sinh phần viên Tổng đốc đến nhà cửa, đường làng, chòi phát thanh, làng kháng chiến với hầm hào, ụ chiến đấu. Đi tản cư, nhớ làng, tối nào ông cũng qua nhà hàng xóm trò chuyện về làng Chợ Dầu của mình cho đỡ nhớ. Tin làng theo giặc khiến ông đau đớn, xót xa và tủi nhục vô cùng. Ông xấu hổ, e sợ đủ điều. Tình cảm của ông bị giằng xé, để rồi ông đi đến quyết định dứt khoát “Làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Thế nhưng khi trò chuyện với đứa con, ông Hai vẫn dạy con về nguồn gốc, quê hương mình là làng Chợ Dầu. Khi được tin cải chính, ông vui không thể tả, đi đâu ông cũng bô bô rằng Tây đã đốt nhà ông rồi. Ông sung sướng, vui mừng và lại đi “khoe” về làng Chợ Dầu của mình.



Theo Hoàng Nam Vũ*
 

truongdepzai00

New Member
Đề bài: Viết bài thuyết minh về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”.



Giới thiệu về tác giả:



- Nhà văn Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê gốc: thôn Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân trong gia đình nghèo.



- Nhà văn Kim Lân đã qua hoạt động văn hóa cứu quốc trong kháng chiến chống Pháp, hoạt động ở chiến khu Việt Bắc.



- Kim Lân hay viết về làng quê Việt Nam, ông hay viết về những cảnh tội nghiệp, cuộc sống khốn khố đến cùng cực của người nông dân dưới chế độ cũ và sự đổi đời của họ nhờ cách mạng.



- Tác phẩm đã xuất bản: Nên vợ nên chồng (truyện ngăn – 1955); Con chó xâu xí (truyện ngắn – 1962); Hiệp sĩ gỗ; Ông cả Ngũ…



Giới thiệu về tác phẩm:



Truyện ngắn Làng được nhà văn Kim Lân viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.



- Tóm tắt: trong kháng chiến, ông Hai – người làng chợ Dầu buộc phải rời làng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ và tự hào về làng mình, ông vui với những tin kháng chiến qua các bản thông tin. Ông lấy làm vui sướng và hãnh diện về tinh thần chiến đấu của dân làng. Ông Hai bất ngờ nghe tin làng ông theo giặc. Từ lúc ấy, ông mang tâm trạng nặng nề, thậm chí “cúi gằm mặt mà đi”. Suốt mấy ngày, ông luôn đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc vì ông rất yêu làng, yêu nước. Khi được tin cải chính, ông vui sướng như người chết đi được sống lại, ông vui vẻ, phấn chấn và càng tự hào hơn về làng mình.



- Nội dung ý nghĩa: qua tâm trạng đau xót tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện lòng yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.



- Nghệ thuật: xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống truyện đặc sắc; miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế; ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện cá tính của nhân vật; cách trần thuật linh hoạn, tự nhiên.







No Avatar


i.ilke.yên 20:24, 25th Dec 2013 #18955 
thanks bạn nka







 

keo_ngoc

New Member
Đề bài: Một thành công của nhà văn Kim Lân trong truyện ngăn “Làng” là thể hiện sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Dựa vào truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, em hãy làm rõ điều đó.



Gợi ý




a.
Mở bài



- Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai.



- Trích dẫn nhận xét.



b.
Thân bài



Giới thiệu chung về nhân vật ông Hai: - nhân vật chính của tác phẩm là một người rất yêu làng nhưng phải xa làng đi tản cư. Tình yêu làng của ông được đặt vào một tình huống đầy thử thách: tin làng chợ Dầu theo giặc, phản bội kháng chiến. Ông Hai đã trải qua tâm trạng dằn vặt, đau đớn, phải đấu tranh rất quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình.



Khi nghe tin làng theo giặc:



- Ông bàng hoàng sững sờ “cổ ông lão nghẹn đắng lại hẳn, da mặt tê rân rân”.



- Ông nghi ngờ, cố chưa tin nhưng khi cái tin ấy được khẳng định lại bằng chính miệng những người tản cư dưới xuôi lên thì ông không thể không tin. Từ lúc ấy, tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là một kẻ phản bội. Ông nghe tiếng chửi bọn Việt gian, “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”.



- Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã: “Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lại lủi thủi ra góc nhà nín thít”.



- Ông tủi thân, thương con, thương dân chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân Việt gian “nước mắt ông lão cứ giàn ra”.



- Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào tình huống thử thách căng thẳng khi nghe tin người ta không chứa người làng Dầu.



- Ông Hai cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: “Đi đâu bây giờ?”, “Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao?”.



Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến tỉnh điểm. Ông nghĩ : “hay là quay về làng?”, nhưng ông hiểu rõ, “Về làng tức là chịu làm nô lệ cho thằng Tây”, là phản bội cách mạng, phản bội cụ Hồ.



- Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông “Làng yêu thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nươc đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm làng quê.Nhưng dù xác định thế, ông vẫn không dứt bỏ được tình cảm với làng. Bởi vậy mà ông càng đau xót tủi hổ.



- Trong tâm trạng bị dồn nén, bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng và kháng chiến.



Diễn biến tâm trạng của ông Hai được tác giả miêu tả một cách tinh tế và sinh động.



- Tác giả miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc về người

nông dân và thế giới tinh thần của họ.



- Ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật ông Hai giàu tính khẩu ngữ vừa có nét chung của người nông dân vùa mang đậm tính cá nhân của nhân vật.



c.
Kết bài : khẳng định tài năng miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật của nhà văn qua truyện ngắn.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top