phu0ngthj3ugj4

New Member

Download Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh luyện thi đại học miễn phí





MỤC LỤC
 
GRAMMAR REVIEW 1
1. DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC VÀ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC (COUNT NOUN/ NON - COUNT NOUN) 1
QUÁN TỪ KHÔNG XÁC ĐỊNH "A" VÀ "AN" 2
QUÁN TỪ XÁC ĐỊNH "THE" 3
CÁCH SỬ DỤNG ANOTHER VÀ OTHER. 7
CÁCH SỬ DỤNG LITTLE, A LITTLE, FEW, A FEW 8
SỞ HỮU CÁCH 9
VERB 10
1) PRESENT 10
1) SIMPLE PRESENT 10
2) PRESENT PROGRESSIVE (BE + V-ING) 10
3) PRESENT PERFECT : HAVE + PII 11
4) PRESENT PERFECT PROGRESSIVE : HAVE BEEN V-ING 11
2. PAST 12
1) SIMPLE PAST: V-ED 12
2) PAST PROGRESSEIVE: WAS/WERE + V-ING 12
3) PAST PERFECT: HAD + PII 13
4) PAST PERFECT PROGRESSIVE: HAD + BEEN + V-ING 13
3. FUTURE 13
1) SIMPLE FUTURE: WILL/SHALL/CAN/MAY + VERB IN SIMPLE FORM 13
2) NEAR FUTURE 14
3) FUTURE PROGRESSIVE: WILL/SHALL+VERBING 14
4) FUTURE PERFECT: WHILL/ SHALL + HAVE + PII 15
SỰ HÒA HỢP GIỮA CHỦ NGỮ VÀ ĐỘNG TỪ 16
1. CÁC TRƯỜNG HỢP CHỦ NGỮ ĐỨNG TÁCH KHỎI ĐỘNG TỪ 16
2. CÁC DANH TỪ LUÔN ĐÒI HỎI CÁC ĐỘNG TỪ VÀ ĐẠI TỪ ĐI THEO CHÚNG Ở NGÔI THỨ 3 SỐ ÍT 16
3. CÁCH SỬ DỤNG NONE VÀ NO 17
4. CÁCH SỬ DỤNG CẤU TRÚC EITHER.OR (HOẶC.HOẶC) VÀ NEITHER.NOR (KHÔNG.MÀ CŨNG KHÔNG) 17
5. V-ING LÀM CHỦ NGỮ 18
6. CÁC DANH TỪ TẬP THỂ 18
7. CÁCH SỬ DỤNG A NUMBER OF, THE NUMBER OF: 19
8. CÁC DANH TỪ LUÔN DÙNG Ở SỐ NHIỀU 20
9. THÀNH NGỮ THERE IS, THERE ARE 20
ĐẠI TỪ 22
1. ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG (CHỦ NGỮ) 22
2. ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TÂN NGỮ 23
3. TÍNH TỪ SỞ HỮU 23
4. ĐẠI TỪ SỞ HỮU 23
5. ĐẠI TỪ PHẢN THÂN 24
TÂN NGỮ 25
1. ĐỘNG TỪ NGUYÊN THỂ LÀ TÂN NGỮ 25
2. VERB -ING DÙNG LÀM TÂN NGỮ 25
3. BỐN ĐỘNG TỪ ĐẶC BIỆT 26
4. CÁC ĐỘNG TỪ ĐỨNG SAU GIỚI TỪ 26
5. VẤN ĐỀ CÁC ĐẠI TỪ ĐỨNG TRƯỚC ĐỘNG TỪ NGUYÊN THỂ HOẶC V-ING DÙNG LÀM TÂN NGỮ. 27
CÁCH SỬ DỤNG CÁC ĐỘNG TỪ BÁN KHIẾM KHUYẾT 29
1. NEED 29
1) DÙNG NHƯ MỘT ĐỘNG TỪ THƯỜNG: ĐƯỢC SỬ DỤNG RA SAO CÒN TÙY VÀO CHỦ NGỮ CỦA NÓ 29
2) NEED ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ MỘT ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT 29
2. DARE 30
1) KHI DÙNG VỚI NGHĨA LÀ "DÁM" 30
2) DARE DÙNG NHƯ MỘT NGOẠI ĐỘNG TỪ 30
CÁCH SỬ DỤNG TO BE TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP 31
CÁCH SỬ DỤNG TO GET TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT 33
1. TO GET + P2 33
2. GET + V-ING = START + V-ING: BẮT ĐẦU LÀM GÌ 33
3. GET SB/SMT +V-ING: LÀM AI/ CÁI GÌ BẮT ĐẦU. 33
4. GET + TO + VERB 33
5. GET + TO + VERB (CHỈ VẤN ĐỀ HÀNH ĐỘNG) = COME + TO + VERB (CHỈ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC) = GRADUALLY = DẦN DẦN 33
CÂU HỎI 34
1. CÂU HỎI YES/ NO 34
2. CÂU HỎI THÔNG BÁO 34
A) WHO/ WHAT LÀM CHỦ NGỮ 34
B) WHOM/ WHAT LÀM TÂN NGỮ 34
C) CÂU HỎI NHẮM VÀO CÁC BỔ NGỮ: WHEN, WHERE, HOW VÀ WHY 35
3. CÂU HỎI GIÁN TIẾP 35
4. CÂU HỎI CÓ ĐUÔI 35
LỐI NÓI PHỤ HỌA KHẲNG ĐỊNH VÀ PHỦ ĐỊNH 36
1. KHẲNG ĐỊNH 36
2. PHỦ ĐỊNH 36
CÂU PHỦ ĐỊNH 38
MỆNH LỆNH THỨC 40
ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT 41
CÂU ĐIỀU KIỆN 42
1. ĐIỀU KIỆN CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC Ở HIỆN TẠI 42
2. ĐIỀU KIỆN KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC Ở HIỆN TẠI 42
3. ĐIỀU KIỆN KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC Ở QUÁ KHỨ 42
CÁCH SỬ DỤNG CÁC ĐỘNG TỪ WILL, WOULD, COULD, SHOULD SAU IF 43
MỘT SỐ CÁCH DÙNG THÊM CỦA IF 44
1. IF. THEN: NẾU. THÌ 44
2. IF DÙNG TRONG DẠNG CÂU KHÔNG PHẢI CÂU ĐIỀU KIỆN: ĐỘNG TỪ Ở CÁC MỆNH ĐỀ DIỄN BIẾN BÌNH THƯỜNG THEO THỜI GIAN CỦA CHÍNH NÓ. 44
3. IF. SHOULD = IF. HAPPEN TO. = IF. SHOULD HAPPEN TO. DIỄN ĐẠT SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN (XEM THÊM PHẦN SỬ DỤNG SHOULD TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ) 44
4. IF. WAS/WERE TO. 44
5. IF IT + TO BE + NOT + FOR: NẾU KHÔNG VÌ, NẾU KHÔNG NHỜ VÀO. 44
6. NOT ĐÔI KHI ĐƯỢC THÊM VÀO NHỮNG ĐỘNG TỪ SAU IF ĐỂ BÀY TỎ SỰ NGHI NGỜ, KHÔNG CHẮC CHẮN. 45
7. IT WOULD. IF + SUBJECT + WOULD. (SẼ LÀ. NẾU – KHÔNG ĐƯỢC DÙNG TRONG VĂN VIẾT) 45
8. IF. D HAVE. HAVE: DÙNG TRONG VĂN NÓI, KHÔNG DÙNG TRONG VĂN VIẾT, DIỄN ĐẠT ĐIỀU KIỆN KHÔNG THỂ XẢY RA Ở QUÁ KHỨ 45
9. IF + PREPOSITION + NOUN/VERB. (SUBJECT + BE BỊ LƯỢC BỎ) 45
10. IF DÙNG KHÁ PHỔ BIẾN VỚI MỘT SỐ TỪ NHƯ ANY/ANYTHING/EVER/NOT DIỄN ĐẠT PHỦ ĐỊNH 45
11. IF + ADJECTIVE = ALTHOUGH (CHO DÙ LÀ;) 46
CÁCH SỬ DỤNG TO HOPE, TO WISH. 47
1. ĐIỀU KIỆN KHÔNG CÓ THẬT Ở TƯƠNG LAI 47
2. ĐIỀU KIỆN KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC Ở HIỆN TẠI 47
3. ĐIỀU KIỆN KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC Ở QUÁ KHỨ 47
CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ AS IF, AS THOUGH (GẦN NHƯ LÀ, NHƯ THỂ LÀ;) 49
USED TO, TO BE/GET USED TO 50
CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ WOULD RATHER 51
1. LOẠI CÂU CÓ MỘT CHỦ NGỮ 51
2. LOẠI CÂU CÓ HAI CHỦ NGỮ 51
A) LOẠI CÂU GIẢ ĐỊNH Ở HIỆN TẠI 51
B) LOẠI CÂU KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC Ở HIỆN TẠI 52
C) LOẠI CÂU KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC Ở QUÁ KHỨ 52
CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ WOULD LIKE 53
CÁCH SỬ DỤNG CÁC ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT ĐỂ DIỄN ĐẠT CÁC TRẠNG THÁI Ở HIỆN TẠI 54
1. COULD, MAY, MIGHT + VERB IN SIMPLE FORM = CÓ LẼ, CÓ THỂ. 54
2. SHOULD + VERB IN SIMPLE FORM 54
3. MUST + VERB IN SIMPLE FORM 54
CÁCH SỬ DỤNG CÁC ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT ĐỂ DIỄN ĐẠT CÁC TRẠNG THÁI Ở QUÁ KHỨ 56
1. COULD, MAY, MIGHT + HAVE + P2 = CÓ LẼ ĐÃ 56
2. COULD HAVE + P2 = LẼ RA ĐÃ CÓ THỂ (TRÊN THỰC TẾ LÀ KHÔNG) 56
3. MIGHT HAVE BEEN + V-ING = CÓ LẼ LÚC ẤY ĐANG 56
4. SHOULD HAVE + P2 = LẼ RA PHẢI, LẼ RA NÊN 56
5. MUST HAVE + P2 = HẲN LÀ ĐÃ 56
6. MUST HAVE BEEN V-ING = HẲN LÚC ẤY ĐANG 56
CÁC VẤN ĐỀ SỬ DỤNG SHOULD TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ 57
TÍNH TỪ VÀ PHÓ TỪ 59
ĐỘNG TỪ NỐI 61
CÁC DẠNG SO SÁNH CỦA TÍNH TỪ VÀ PHÓ TỪ 63
1. SO SÁNH BẰNG 63
2. SO SÁNH HƠN KÉM 63
3. SO SÁNH HỢP LÝ 65
4. SO SÁNH ĐẶC BIỆT 65
5. SO SÁNH ĐA BỘI 66
6. SO SÁNH KÉP 66
7. CẤU TRÚC NO SOONER. THAN = VỪA MỚI . THÌ ĐÃ. 67
8. SO SÁNH GIỮA 2 NGƯỜI HOẶC 2 VẬT 67
9. SO SÁNH BẬC NHẤT 67
DANH TỪ DÙNG LÀM TÍNH TỪ 69
ENOUGH 70
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ DÙNG MUCH & MANY 71
PHÂN BIỆT THÊM VỀ CÁCH DÙNG ALOT/ LOTS OF/ PLENTY/ A GREAT DEAL/ SO VỚI MANY/ MUCH. 73
MỘT SỐ CÁCH DÙNG CỤ THỂ CỦA MORE & MOST 74
CÁCH DÙNG LONG & (FOR) A LONG TIME 75
TỪ NỐI 76
1. BECAUSE, BECAUSE OF 76
BECAUSE OF = ON ACCOUNT OF = DUE TO 76
2. TỪ NỐI CHỈ MỤC ĐÍCH VÀ KẾT QUẢ 76
3. TỪ NỐI CHỈ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ. 76
4. MỘT SỐ CÁC TỪ NỐI MANG TÍNH ĐIỀU KIỆN KHÁC. 77
CÂU BỊ ĐỘNG 79
ĐỘNG TỪ GÂY NGUYÊN NHÂN 82
1. TO HAVE SB DO STH = TO GET SB TO DO STH = SAI AI, KHIẾN AI, BẢO AI LÀM GÌ 82
2. TO HAVE/TO GET STH DONE = ĐƯA CÁI GÌ ĐI LÀM 82
3. TO MAKE SB DO STH = TO FORCE SB TO DO STH 82
4. TO MAKE SB + P2 = LÀM CHO AI BỊ LÀM SAO 82
5. TO CAUSE STH + P2 = LÀM CHO CÁI GÌ BỊ LÀM SAO 82
6. TO LET SB DO STH = TO PERMIT/ALLOW SB TO DO STH = ĐỂ AI, CHO PHÉP AI LÀM GÌ 83
7. TO Giúp SB TO DO STH/DO STH = GIÚP AI LÀM GÌ 83
8. 3 ĐỘNG TỪ ĐẶC BIỆT 83
CÂU PHỨC HỢP VÀ ĐẠI TỪ QUAN HỆ THAY THẾ 84
1. THAT VÀ WHICH LÀM CHỦ NGỮ CỦA CÂU PHỤ 84
2. THAT VÀ WHICH LÀM TÂN NGỮ CỦA CÂU PHỤ 84
3. WHO LÀM CHỦ NGỮ CỦA CÂU PHỤ 84
4. WHOM LÀM TÂN NGỮ CỦA CÂU PHỤ 84
5. MỆNH ĐỀ PHỤ BẮT BUỘC VÀ KHÔNG BẮT BUỘC. 85
1) MỆNH ĐỀ PHỤ BẮT BUỘC. 85
2) MỆNH ĐỀ PHỤ KHÔNG BẮT BUỘC 85
6. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG DẤU PHẨY ĐỐI VỚI MỆNH ĐỀ PHỤ 85
7. CÁCH SỬ DỤNG ALL, BOTH, SOME, SEVERAL, MOST, FEW + OF + WHOM/ WHICH 86
8. WHOSE = CỦA NGƯỜI MÀ, CỦA CON MÀ. 86
9. CÁCH LOẠI BỎ MỆNH ĐỀ PHỤ 86
CÁCH SỬ DỤNG P1 TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP 88
10. DÙNG VỚI MỘT SỐ CÁC CẤU TRÚC ĐỘNG TỪ. 88
11. P1 ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ RÚT NGẮN NHỮNG CÂU DÀI 89
CÁCH SỬ DỤNG NGUYÊN MẪU HOÀN THÀNH (TO HAVE + P2) 90
NHỮNG CÁCH SỬ DỤNG KHÁC CỦA THAT 91
1. THAT DÙNG VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT LIÊN TỪ (RẰNG) 91
2. MỆNH ĐỀ THAT 91
CÂU GIẢ ĐỊNH 93
1. DÙNG VỚI WOULD RATHER THAT 93
2. DÙNG VỚI ĐỘNG TỪ. 93
3. DÙNG VỚI TÍNH TỪ. 93
4. CÂU GIẢ ĐỊNH DÙNG VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC 94
5. CÂU GIẢ ĐỊNH DÙNG VỚI IT + TO BE + TIME 95
LỐI NÓI BAO HÀM 96
1. NOT ONLY . BUT ALSO 96
2. AS WELL AS: CŨNG NHƯ 96
3. BOTH . AND 97
CÁCH SỬ DỤNG TO KNOW, TO KNOW HOW. 98
MỆNH ĐỀ NHƯỢNG BỘ 99
1. DESPITE/INSPITE OF = BẤT CHẤP 99
2. ALTHOUGH/EVEN THOUGH/THOUGH = MẶC DẦU 99
3. HOWEVER + ADJ + S + LINKVERB = DÙ CÓ . ĐI CHĂNG NỮA THÌ . 99
4. ALTHOUGH/ ALBEIT (MORE FORMAL) + ADJECTIVE/ ADVERB/ AVERBIAL MODIFIER 99
NHỮNG ĐỘNG TỪ DỄ GÂY NHẦM LẪN 100
MỘT SỐ CÁC ĐỘNG TỪ ĐẶC BIỆT KHÁC 102
SỰ PHÙ HỢP VỀ THỜI ĐỘNG TỪ 103
CÁCH SỬ DỤNG TO SAY, TO TELL 104
ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG ONE VÀ YOU 105
TỪ ĐI TRƯỚC ĐỂ GIỚI THIỆU 106
CÁCH SỬ DỤNG CÁC PHÂN TỪ Ở ĐẦU MỆNH ĐỀ PHỤ 107
PHÂN TỪ DÙNG LÀM TÍNH TỪ 109
1. PHÂN TỪ 1(V-ING) ĐƯỢC DÙNG LÀM TÍNH TỪ KHI NÓ ĐÁP ỨNG ĐẦY ĐỦ CÁC ĐIỀU KIỆN SAU: 109
2. PHÂN TỪ 2 (V-ED) ĐƯỢC DÙNG LÀM TÍNH TỪ KHI NÓ ĐÁP ỨNG ĐẦY ĐỦ CÁC ĐIỀU KIỆN SAU: 109
CÂU THỪA 110
CẤU TRÚC CÂU SONG SONG 111
THÔNG TIN TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP 112
1. CÂU TRỰC TIẾP VÀ CÂU GIÁN TIẾP 112
ĐỘNG TỪ VỚI HAI TÂN NGỮ TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP 114
SỰ ĐẢO NGƯỢC PHÓ TỪ 115
1. MỘT SỐ CÁC DẠNG PHÓ TỪ ĐẶC BIỆT ĐỨNG Ở ĐẦU CÂU 115
CÁCH LOẠI BỎ NHỮNG CÂU TRẢ LỜI KHÔNG ĐÚNG TRONG BÀI NGỮ PHÁP 118
1. KIỂM TRA CÁC LỖI NGỮ PHÁP CƠ BẢN BAO GỒM 118
2. LOẠI BỎ NHỮNG CÂU TRẢ LỜI MANG TÍNH RƯỜM RÀ: 118
3. PHẢI CHẮC CHẮN RẰNG TẤT CẢ CÁC TỪ TRONG CÂU ĐƯỢC CHỌN ĐỀU PHẢI PHÚC VỤ CHO NGHĨA CỦA BÀI, ĐẶC BIỆT LÀ CÁC NGỮ ĐỘNG TỪ. 119
4. PHẢI LOẠI BỎ NHỮNG CÂU TRẢ LỜI BAO HÀM TIẾNG LÓNG, KHÔNG ĐƯỢC PHÉP DÙNG TRONG VĂN VIẾT QUI CHUẨN 119
NHỮNG TỪ DỄ GÂY NHẦM LẪN 120
PHỤ LỤC: MỘT SỐ NHỮNG TỪ DỄ GÂY NHẦM LẪN KHÁC: 122
GIỚI TỪ 125
NGỮ ĐỘNG TỪ 128
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN BÀI ĐỌC 130
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ng ngạc nhiên).
Dùng với if/ in case để chỉ một điều khó có thể xảy ra/ người ta đưa ra ý kiến chỉ đề phòng ngừa.
Ex: If you should change your mind = Should you change your mind, please let me know.
Ex: In case he should have forgotten to go to the airport, nobody will be there to meet her.(Ngộ nhỡ/ nếu chẳng may ông ấy quên mất ra sân bay, thì sẽ không có ai ở đó đón cô ta mất)
Dùng sao so that/ in order that để chỉ mục đích (Thay cho would/ could)
Ex: He put the cases in the car so that he should be able to make an early start.
Ex: She repeated the instructions slowly in order that he should understand.
Dùng trong lời yêu cầu lịch sự
Ex: I should like to make a phone call, if possible (tui xin phép gọi điện thoại nếu tui có thể)
Dùng với imagine/ say/ think... để đưa ra lời đề nghị: Thiết tưởng, cho là
Ex: I should imagine it will take about 3 hours (tui thiết tưởng công việc sẽ tốn mất 3 giờ đồng hồ đấy).
Ex: I should say she's over 40 (tui đánh giá là bà ta đã ngoài 40)
Dùng trong câu hỏi để diễn tả sự nghi ngờ, thiếu quan tâm
Ex: How should I know (Làm sao tui biết được kia chứ)
Ex: Why should he thinks that (sao nó lại nghĩ như vậy chứ)
Dùng với các đại từ nghi vấn như what/ where/ who để diễn tả sự ngạc nhiên, thường dùng với "But".
Ex: I was thinking of going to see John when who should appear but John himself (tui đang tính là đến thăm John thì người xuất hiện lại chính là anh ấy)
Ex: What should I find but an enormous spider (Cái mà tui nhìn thấy lại chính là một con nhện khổng lồ)
Tính từ và phó từ
Một tính từ luôn bổ nghĩa cho một danh từ và chỉ một danh từ, nó luôn đứng trước danh từ được bổ nghĩa.
Trong tiếng Anh, có duy nhất một tính từ đứng sau danh từ:
galore = nhiều, phong phú, dồi dào
Ex: There were errors galore in the final test.
Tính từ cũng đứng sau các đại từ phiếm chỉ (something, anything, anybody...)
Ex: It’s something strange.
Ex: He is sb quite unknown.
Một phó từ luôn bổ nghĩa cho một động từ, một tính từ hay một phó từ khác.
Ex: Rita drank too much.
Ex: I don't play tenis very well.
Adj + ly = Adv. Nhưng phải cẩn thận, vì một số tính từ cũng có tận cùng là đuôi ly (lovely, friendly). Phó từ của các tính từ này được cấu tạo bằng cách như sau:
in a + Adj + way/ manner
Ex: He behaved me in a friendly way.
Một số các phó từ có cấu tạo đặc biệt: so, very, almost, soon, often, fast, rather, well, there, too. Các phó từ này trả lời cho câu hỏi how.
Ngoài ra còn một số các cụm từ cũng được coi là phó từ, nó bao gồm một giới từ mở đầu với các danh từ đi sau để chỉ: địa điểm (at home), thời gian (at 5 pm), phương tiện (by train), tình huống, hành động (in a very difficult situation). Tất cả các cụm này đều được xem là phó từ.
Vị trí của phó từ trong câu tương đối thoải mái và phức tạp, qui luật:
Nếu chưa biết đặt phó từ ở đâu thì vị trí thường xuyên của nó ở cuối câu, đặc biệt các phó từ đuôi ly.
Các phó từ và cụm phó từ làm bổ ngữ đứng cuối câu theo thứ tự như sau: chỉ cách hành động-chỉ địa điểm-chỉ thời gian-chỉ phương tiện hành động-chỉ tình huống hành động.
Không bao giờ một phó từ hay một cụm phó từ được xen vào giữa động từ và tân ngữ.
Nếu trong câu không có phó từ nào khác ngoài phó từ chỉ thời gian thì có thể đưa nó lên đầu câu.
Ex: In 1980, He graduated and found a job.
Các phó từ chỉ tần số như: always, sometimes, often... luôn đứng trước động từ hành động nhưng đứng sau động từ to be.
Ex: The president always comes in time.
Ex: The president is always in time.
Động từ nối
Đó là những động từ ở bảng sau, mang những tính chất sau
be
appear
feel
become
seem
look
remain
sound
smell
stay
Không diễn đạt hành động mà diễn đạt trạng thái hay bản chất sự việc.
Đằng sau chúng phải là tính từ không thể là phó từ.
Không được chia ở thể tiếp diễn dù dưới bất cứ thời nào.
Lưu ý: Trong bảng có các cặp động từ:
to seem to happen
= = dường như
to appear to chance
Chúng có thể thay thế lẫn cho nhau, nhưng không thể thay thế ngang hay thay thế chéo.
Các động từ này được dùng theo mẫu câu sau:
Dùng với chủ ngữ giả it
Ex: It seems that they have passed the exam./ It happens (chances that they have passed the test)
Dùng với chủ ngữ thật
Ex: They seem to have passed the exam./ They happened/ chanced to have passed the exam.
Nghĩa "Tình cờ", "Ngẫu nhiên", "May mà".
Ex: She happened to be out/ It happened that she was out when he called (Ngẫu nhiên cô ta không có nhà khi anh ta gọi điện)
Ex: She chanced to be in/ It happened that she was in when he called. (May mà cô ta có nhà khi anh ta gọi điện đến).
Ba động từ: to be, to become, to remain trong một số trường hợp có một danh từ hay ngữ danh từ theo sau, khi đó chúng mất đi chức năng của một động từ nối.
Ex: Children often become bored (adj) at meeting
Christine became class president (noun phrase) after a long, hard campaign.
Bốn động từ: to feel, to look, to smell, to taste trong một số trường hợp có thể là ngoại động từ, đòi hỏi một tân ngữ đi sau nó, lúc này nó mất đi chức năng của một động từ nối, có thể có phó từ đi kèm. Chúng thay đổi về mặt ngữ nghĩa:
to feel: sờ nắn để khám.
to look at: nhìn
to smell: ngửi
to taste: nếm
Chúng được phép chia ở thì tiếp diễn.
Ex: The lady is smelling the flowers gingerly.
Các dạng so sánh của tính từ và phó từ
So sánh bằng
Cấu trúc sử dụng là as .... as
Nếu là phủ định, as thứ nhất có thể thay bằng so (chỉ để dễ đọc – informal English)
Sau as phải là một đại từ nhân xưng chủ ngữ, không được là một tân ngữ (Lỗi cơ bản)
Ex: He is not as tall as his father.
Ex: He is not so tall as his father.
Danh từ cũng có thể được dùng để so sánh trong trường hợp này, nhưng nên nhớ trước khi so sanh phải đảm bảo rằng danh từ đó phải có các tính từ tương đương.
adjectives
nouns
heavy, light
weight
wide, narrow
width
deep, shallow
depth
long, short
length
big, small
size
Ex: My house is as high as his.
My house is the same height as his.
The same...as >< different from...
Chú ý, trong tiếng Anh (A-E), different than... cũng có thể được dùng nếu sau chúng là một mệnh đề hoàn chỉnh. Tuy nhiên trường hợp này không phổ biến và không đưa vào các bài thi ngữ pháp:
Ex: His appearance is different from what I have expected.
...than I have expected.(A-E)
So sánh hơn kém
Trong loại so sánh này người ta chia làm hai dạng: tính từ và phó từ ngắn (đọc lên chỉ có một vần). Tính từ và phó từ dài (2 vần trở lên).
Đối với tính từ và phó từ ngắn chỉ cần cộng đuôi er.
Đối với tính từ ngắn chỉ có một nguyên âm kẹp giữa hai phụ âm tận cùng, phải gấp đôi phụ âm cuối để tránh thay đổi cách đọc.
Đối với tính từ tận cùng là y, dù có 2 vần vẫn bị coi là tính từ ngắn và phải đổi thành Y-IER (happyđhappier; dryđdrier; prettyđprettier).
Trường hợp đặc biệt: strongđstronger; friendlyđfriendlier than/ more friendly than.
Đối với tính từ và phó từ dài phải dùng more/less.
Sau THAN phải là đại từ nhân xưng chủ ngữ, không được là tân ngữ. Công thức:
Khi so sánh một người/ một vật với tất cả những người hay vật khác phải thêm else sau anything/anybody...
He is smarter than anybody else in the class.
Để nhấn mạnh so sánh, có thể thêm much/far trước so sánh, công thức:
S + V + far/much + Adj/Adv_er + than + noun/pronoun
S + V + far/much + more + Adj/Adv + than + noun/pronoun
Harry’s watch is far more expensive than mine
...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top