Farrin

New Member

Download miễn phí Tổng hợp về an toàn hóa chất - Phần 4





Methamidophos là một photsphat và được WTO xếp vào loại độc tính cấp 1 có khả năng
gây nguy hại cho sức khỏecon người và cấm dùng trong nông nghiệp. Tuy vậy, qua
kiểm tra 9 mẫu rau củ, quả mua ở các chợ, Trung tâm Đào tạo và Phát triển sắc ký TP
HCM phát hiện 7 mẫu có Methamidophos. Đó là, rau muống, khoai tây Trung Quốc, đậu
cô ve, cải ngọt, dưa leo, rau ngót,cà rốt Trung Quốc.
Khảo sát mới nhất của Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam
cũng cho kết quả đáng lo ngại: Tại các vùng trồng táo, trồng nho, người ta có thói quen
phun nhiều lần trong mùa vụ cho đến sát thời điểm thu hoạch. Cách phun thuốc này đã để
lại một dư lượng monnocrotophos và cypermethhrin trong quả táo ở thị trường TP HCM
lớn hơn mức độ cho phép nhiều lần. Các chất trên có thể gây buồn nôn, nhức đầu, cơ bắp
yếu, tiết nước bọt, thở dốc và động kinh.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Các hóa chất có trong rau quả
Việt Nam
Nếu trái cây được bảo quản bằng các liệu pháp an toàn thông thường, thời gian của
chúng không nhiều. Đối với những quả vải, quả nhãn chỉ được 3-4 ngày, mận tươi
khoảng 10 ngày, cam tươi cũng chỉ kéo dài nhất được hơn 1 tháng, thế mà trên thị trường
hiện nay có những loại trái cây giữ được tươi tới 5-6 tháng không hỏng.
Để bảo đảm an toàn về sức khỏe cho người tiêu dùng, ở nước ngoài phải dùng tới công
cụ pháp lý với trên 1.000 tiêu chuẩn chất lượng cho thực phẩm. Tại Việt Nam, hiện nay
chúng ta mới chỉ ban hành được vài trăm tiêu chuẩn. Hậu quả? Theo thống kê từ năm
2000-2006 đã có 677 vụ ngộ độc thực phẩm do rau quả, hóa chất bảo vệ thực vật, riêng
về ngộ độc thủy hải sản có tới hơn 11.600 người mắc và hơn 280 người chết.
Chỉ qua một lần kiểm tra, Bộ Y tế đã phát hiện ra: Chỉ với những loại hóa chất bảo vệ
thực vật được phép sử dụng cũng đã có dư lượng quá mức cho phép - 70% số mẫu rau ăn
lá có dư lượng thuốc Pyrethroid, còn lại là Fipronil, Dithiocarbamate, một số loại lân hữu
cơ và carbendazim; còn đối với hóa chất nằm ngoài danh mục quản lý… không thể mô tả
nổi.
Từ công nghệ canh tác siêu tốc
Rau muống trồng bình thường đến ngày cắt chỉ cao chưa đến 30 cm. Còn rau thử nghiệm,
có sử dụng "viên độc" và "viên mo" đến ngày cắt cao từ hai tới ba lần so với rau đối
chứng vì dưới tác dụng kích thích của hoạt chất Gibberellic Acid (GA) rau có thể đạt tốc
độ tăng trưởng 10cm/ngày bất chấp thời tiết không thuận lợi. Đó là kết quả thử nghiệm
của Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP HCM.
Rau muống được sử dụng thuốc kích thích
Axít gibberellic (còn gọi là Gibberellin A3, GA, GA3) là một hoóc môn tìm thấy trong
thực vật, có chức năng đẩy mạnh sự phát triển và kéo dài các tế bào ra. Nó tác động tới sự
phân hủy của thực vật và hỗ trợ thực vật lớn nhanh nếu sử dụng với liều lượng nhỏ. Ở
Việt Nam, loại hoóc môn này tuy không nằm trong danh mục cho phép sử dụng, nhưng
được người sản xuất "sài" với hàm lượng vô tội vạ nhằm thu lời "siêu tốc" khiến cho sức
khỏe người tiêu dùng tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng của rau.
Một "thần dược" đa năng khác - chất 2,4D (thuốc diệt cỏ hay chất độc màu da cam) -
cũng được dùng khá phổ biến trong cả hai khâu tăng sản và bảo quản sau thu hoạch.
Trong canh tác, nó được dùng để làm chất kích thích cực mạnh khiến cho củ quả tăng
kích thước nhanh bất thường. Trong bảo quản nó được giới kinh doanh sử dụng để diệt
côn trùng, vi khuẩn... và làm chậm quá trình lão hóa giữ cho hoa quả tươi lâu, màu sắc
không đổi.
Methamidophos là một photsphat và được WTO xếp vào loại độc tính cấp 1 có khả năng
gây nguy hại cho sức khỏe con người và cấm dùng trong nông nghiệp. Tuy vậy, qua
kiểm tra 9 mẫu rau củ, quả mua ở các chợ, Trung tâm Đào tạo và Phát triển sắc ký TP
HCM phát hiện 7 mẫu có Methamidophos. Đó là, rau muống, khoai tây Trung Quốc, đậu
cô ve, cải ngọt, dưa leo, rau ngót, cà rốt Trung Quốc.
Khảo sát mới nhất của Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam
cũng cho kết quả đáng lo ngại: Tại các vùng trồng táo, trồng nho, người ta có thói quen
phun nhiều lần trong mùa vụ cho đến sát thời điểm thu hoạch. Cách phun thuốc này đã để
lại một dư lượng monnocrotophos và cypermethhrin trong quả táo ở thị trường TP HCM
lớn hơn mức độ cho phép nhiều lần. Các chất trên có thể gây buồn nôn, nhức đầu, cơ bắp
yếu, tiết nước bọt, thở dốc và động kinh.
Tại một cuộc hội thảo khoa học mới đây các nhà khoa học đã phải thừa nhận: Việc lạm
dụng phân hóa học - bón một lượng rất lớn các loại phân hóa học vào đất để nâng cao
năng suất cây trồng - trong thời gian qua là một sự can thiệp thô bạo nhất và quan trọng
nhất của con người vào chu trình tuần hoàn tự nhiên của các chất, bởi các loại phân vô cơ
trên là tác nhân gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các cây trồng không sử dụng hết
lượng phân đạm đã bón và lượng dư thừa này sẽ bị bốc hơi vào không khí hay bị rửa trôi
từ đất xuống hồ ao, sông lạch, làm nhiễm bẩn các hồ chứa nước, giết chết các loại cá ở
hồ, ao, sông lạch, đầu độc chim muông và các động vật máu nóng. Các hợp chất nitơ, đặc
biệt là nitrate, vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người khi nó tồn tại ở trong các
loại nông sản, lương thực và thực phẩm, cũng như ở trong nước uống với một liều lượng
vượt mức quy định của Tổ chức Y tế thế giới.
Không chỉ lạm dụng hóa chất trong chăm bón cây trồng, thói quen dùng nước cống, nước
thải tưới rau tại nhiều địa phương có diện tích đất trồng lớn cũng là vấn đề nhức nhối
chưa có cách giải quyết. Tại cuộc kiểm tra mới đây nhất do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại các vùng chuyên sản xuất rau ở ngoại thành Hà Nội đã cho
thấy sự vô tâm đến tàn nhẫn trong khâu đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất an toàn tối
thiểu... Tại đây, màu xanh mướt của các cánh đồng rau muống, mồng tơi, ngải cứu…
không làm nhẹ đi sự buốt óc bởi mùi hôi thối của phân tươi, nước tưới kinh người lấy từ
sông Tô Lịch. Tình trạng tại các vùng chuyên canh khác cũng tương tự như vậy khiến
cho đất và nước ở ngoại thành TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ…
bị ô nhiễm bởi hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón.
Đến ẩn họa quanh "trái cây tươi"
GS Chu Phạm Ngọc Sơn trong một hội thảo đã nêu ra một nghịch lý: Từ trước đến nay ai
cũng biết ăn nhiều trái cây làm giảm gây ung thư. Nhưng trong tình hình hiện nay, ăn
nhiều trái cây lại dễ mắc bệnh ung thư hơn bởi ở nước ta hiện nay ngoài người sản xuất,
người kinh doanh cũng không thua kém trong việc lạm dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ
thực vật để đạt mục đích lợi nhuận.
Nhiều loại hoa quả có dư lượng chất bảo quản vượt quá mức cho phép
Để hạn chế các yếu tố dẫn đến tổn thất nông sản sau khi thu hoạch cho đến khi đưa tới
tay người tiêu dùng việc sử dụng hóa chất diệt mầm, chất điều hòa sinh trưởng (để kìm
hãm sự phát triển của rau, quả) là rất cần thiết. Nhiều loại quả (chuối, cà chua, lê...) phải
thu hoạch lúc còn xanh để giữ được lâu và dễ vận chuyển, vì vậy điều khiển quả chín
đồng loạt, hình thức đẹp là điều rất dễ hiểu.
Hiện nay, công nghệ bảo quản sau thu hoạch rau quả trên thế giới đã đạt được những
thành tựu đáng kể do từng bước loại bỏ những hóa chất bảo quản có độc tính cao được
tổng hợp từ hóa chất nhân tạo và thay thế chúng bằng chất không độc được chiết xuất từ
các hợp chất tự nhiên. Tuy vậy, do giá thành chưa thuyết phục, nên nhà phân phối sẵn
sàng sử dụng bất cứ loại hóa chất nào để bảo quản trái cây miễn là giúp chúng tươi lâu,
không bị hư hỏng, thối rữa… trong một thời gian dài và có giá thành thấp. Từ nhu cầu đó,
một thị trường tự do về thuốc bảo quản trái cây bành trướng khắp nông thôn cho tới thành
thị khiến ch...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về vai trò, quá trình tổng hợp và phân giải các Axitamin trong cơ thể người và nguyên liệu thực phẩm Khoa học Tự nhiên 0
D Báo cáo tổng hợp về tình hình thực tế công tác kế toán, quy trình hạch toán các phần hành kế toán tại Công ty may 10 Luận văn Kinh tế 2
N Tổng hợp kiến thức về các kỳ thi tiếng anh có giá trị hiện nay Tài liệu Cơ bản 0
H Tổng quan về Zeolit và ứng dụng trong công nghệ tổng hợp hữu cơ hóa dầu Kiến trúc, xây dựng 2
B Tổng hợp về công tác kế toán ở Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị Luận văn Kinh tế 0
R Tổng quan về kỹ thuật tổng hợp tần số trực tiếp (DDS) Công nghệ thông tin 0
V Báo cáo tổng hợp về nhà máy chế tạ thiết bị và đóng tàu Lilama 69-3 Luận văn Kinh tế 0
W Nghiên cứu và hệ thống các kiến thức cơ bản về chương trình dự án quốc gia; tổng hợp kết quả, phân tích đánh giá hiệu quả của Chương trình 134 Luận văn Kinh tế 0
B Báo cáo thực tập tổng hợp về công ty cho thuê tài chinh ngân hàng ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
H Báo cáo thực tập tổng hợp về Công ty cổ phần dịch vụ nuôi trồng thủy sản Hạ Long Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top