kasperskyvn
New Member
Download miễn phí Đề tài Tổng kết 70 năm hoạt động của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1930-2000)
Mục lục
Mở đầu ------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần I: Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. ------
I. Bối cảnh lịch sử trước ngày ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam -----------------------
1. Thế gới. --------------------------------------------------------------------------------
2. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa và dẫn tới sự thay đổi về cơ cấu giai cấp.
3. Phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ; Cuộc khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc, nhiều Đảng phái xuất hiện. ---------------------------------------------------------------------------
II. Quá trình chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. ------------------
1. Con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyên ái Quốc. --------------------------------
2. Đồng chí Nguyễn ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. -------------------
3. Nguyễn ái Quốc trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. ------
III. Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. -----------------------------------------------
1. Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. -----
2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. --------------------------------------------
IV. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. -----------------------
Phần II : Tổng kết 70 năm hoạt động của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1930-2000). --------
I. Thành tựu của cách mạng Việt Nam trong 70 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. ---------------------------------------------------------------------------------------
1. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền - Cách mạng Tháng Tám (1945).----------------
2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954.-----------------------------------------------------------------
3. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược - Cách mạng XHCN ở miền bắc và đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975).---------------------------------------------------------------------------
4. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - 1996).-----------------------------------
II. Vai trò và nhiệm vụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam.-----------------------------------
1. Sự Lãnh Đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợicủa cách mạng Việt Nam. ---------------------------------------------------------
2. Vai trò nhiệm vụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong giai đoạn lịch sử mới. ---------
Phần: Kết luận. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-23-de_tai_tong_ket_70_nam_hoat_dong_cua_dang_cong_san.tARXNPKVo1.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-64832/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
c quốc gia nổi tiếng là văn minh, tự do, bình đẳng, bác ái để tìm hiểu kinh nghiệm họ đã làm như thế nào để được như vậy rồi trở về giúp đồng bào mình.Gần mười năm bôn ba khắp các châu lục (1911-1920), Người đến những nước thuộc địa và những nước đế quốc như Anh, Mỹ, Pháp... quan sát, nghiên cứu, suy nghĩ và người đã phát hiện một chân lý : chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ của giai cấp công nhân với nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa...
Năm 1918, đồng chí Nguyễn ái Quốc thay mặt tổ chức những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, gửi tới Hội nghị các nước đế quốc thắng trận ở thành phố Vécxây (Pháp) một bản "yêu sách 8 điểm" đòi chính phủ Pháp thừa nhận quyền độc lập, tự do, bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Nhưng, bản yêu sách đó không được chấp nhận. Người rút ra kết luận quan trọng : Các dân tộc bị áp bức bóc lột muốn được tự do, trước hết phải dựa vào lực lượng của chính mình, phải tự mình giải phóng lấy chính mình.
Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và chủ trương thành lập Đảng cộng sản Pháp. Qua sự kiện này Nguyễn ái Quốc đã trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Người được bầu vào đoàn chủ tịch Hội nông dân Quốc tế (l0-1923), và dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924). Giải thích về việc tán thành Quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Pháp của mình Người đã viết :
"Đệ tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. Còn Đệ nhị Quốc tế không hề nhắc đến vận mạng các thuộc địa. Vì vậy, tui đã bỏ phiếu tán thành Đệ tam Quốc tế. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đây là tất cả những điều tui muốn."
Bước ngoặt lớn trong tư tưởng Nguyễn ái Quốc là khi Người được đọc bản Sơ thảo đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Qua tác phẩm của Lênin, Người hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc trong nước với phong trào cách mạng vô sản thế giới ... Từ đây, Người kiên quyết đi theo con đường cách mạng của Lênin, con đường Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Đây là bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế của Người. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước ngoặt mở đường thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam. Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.
Từ khi trở thành người cộng sản, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã xúc tiến mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào giải phóng dân tộc và phong trào vô sản ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Người đã rất chú ý đến việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin của giai cấp công nhân ở Việt Nam :
+ Về tư tưởng : phải làm cho giai cấp công nhân Việt Nam, nhất là giai cấp công nhân, tiếp thu được một học thuyết cách mạng và khoa học có thể trở thành hệ tư tưởng cho sự nghiệp giải phóng của mình, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin ;
+ Về chính trị : phải xác định được đường lối đấu tranh cách mạng trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam. Đó là đường lối chiến lược Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ;
+ Về tổ chức : phải rèn luyện, xây dựng cho được một đội ngũ và một tổ chức của những người cách mạng tiên phong, thật sự trung thành với dân tộc và quần chúng lao động, có tri thức cách mạng sâu sắc và có bản lĩnh cách mạng kiên cường.
Nguyễn ái Quốc đã tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, tích cực vận động phong trào cách mạng thuộc địa, nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam qua các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và sau này là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) của Người. Hầu hết bài viết của Người đều tập trung lên án chủ nghĩa thực dân.
Tư tưởng, quan điểm cơ bản của Người về chiến lược và sách lược cách mạng thuộc địa đã bước đầu thể hiện trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
Bản án chế độ thực dân Pháp đã tố cáo trước nhân dân Pháp và thế giới những tội ác của bọn thực dân không chỉ ở Việt Nam mà ở khắp các thuộc địa. Bằng biểu tượng "con đỉa hai vòi", Nguyễn ái Quốc đã làm cho người đọc thấy rằng : chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức, bị bóc lột ở các nước chính quốc và các dân tộc thuộc địa. Bản án chế độ thực dân Pháp đã góp phần vào việc thiết lập sự liên minh giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa, phải thực hiện sự liên minh chật chẽ với nhau để chống kẻ thù chung, vì "chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng". Đồng thời, tác phẩm phê phán gai gắt thái độ cầu cạnh của một số người mang tư tưởng cải lương tư sản; đề cao tinh thần tự lập, tự cường, tự mình giải phóng cho mình và hướng cách mạng thuộc địa phát triển theo con đường cách mạng của Quốc tế cộng sản.
Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm lý luận đầu tiên của cách mạng nước ta, góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Nhờ tác phẩm đó và các bài viết của đồng chí Nguyễn ái Quốc, nhân dân ta, trước hết là những người trí thức tiểu tư sản yêu nước tiến bộ đã hướng về và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nguyễn ái Quốc trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Giữa tháng 12 năm 1924, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) để hoạt động, xây dựng phong trào và đào tạo cán bộ cách mạng cho một số nước ở Đông Nam á. Tại đây, đồng chí đã cùng với các nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia ... sáng lập ra Hôi liên hiệp các dân tộc bị áp bức á - Đông.
Tháng 6 năm 1925, đồng chí Nguyễn ái Quốc thành lập Việt Nam thanh niên cách mang đồng chí Hội một tổ chức có tính chất quá độ vừa tầm, gồm các thanh niên yêu nước lựa chọn từ Tâm Tâm xã, bộ phận trung kiên của Việt Nam quang phục hội một tổ chức yêu nước do Phan Bội Châu sáng lập, để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, giáo dục bồi dư